Du học sinh Việt và ước mơ ‘hòa hợp dân tộc’
Từ khắp phương trời, những người con đất Việt đang sống và học tập xa quê đau đáu trong lòng nhiều suy nghĩ, gửi gắm lẫn kỳ vọng trước ngày kỷ niệm cột mốc lịch sử dân tộc 30-4.
Các đại biểu từ năm châu quay trở về đóng góp ý kiến phát triển quê hương tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu – Ảnh: NAM TRẦN
Tự hào nhưng vẫn trăn trở
Sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cách đây 46 năm chính thức khép lại những trang sử đau thương và chia cắt, mở ra một chặng đường tái thiết, xây dựng và đổi mới đất nước.
Tôi còn nhớ lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay”, qua đó thấy được vị trí và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế hiện tại.
NCS Phạm Sỹ Hiếu – Ảnh: H.PHẠM
Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó trong tôi những đau đáu về tinh thần “hòa hợp dân tộc”. Đảng và Nhà nước, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài những năm qua tích cực đề ra phương hướng, chính sách về tinh thần hòa hợp dân tộc, giúp cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có thể thấy được sự thay đổi và cởi mở. Nhưng đâu đó vẫn còn những nhóm, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài tuyên truyền, kích động những điều không đúng. Vì vậy đối với tôi, ngày 30-4 cũng có một ý nghĩa hết sức quan trọng và nhân văn ngoài thống nhất giang sơn về một dải, Bắc Nam một nhà… là công tác “hòa hợp dân tộc”.
Tôi may mắn được tham gia lễ diễu binh mừng 40 năm giải phóng đất nước (30-4) vào năm 2015 tại Hà Nội và tôi cũng thấy đất nước chúng ta thay da đổi thịt rõ nét sau 40 năm, đó là ý chí, nghị lực và tinh thần vượt khó của cả dân tộc. Chỉ mong điều này cũng sẽ được nhiều người nhìn ra và công nhận để con cháu đời sau có một niềm vui, tự hào trọn vẹn.
NCS Phạm Sỹ Hiếu (chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Bỉ)
Muốn góp phần đưa startup Việt vươn ra biển lớn
Rời quê nhà từ năm 17 tuổi, tôi luôn nhủ bản thân cố gắng phấn đấu để có thể đạt thành tích tốt và trở thành niềm tự hào của người Việt Nam.
Do nhận được giải thưởng Tài chính của báo South Florida Business Wealth (Mỹ), gần đây tôi có cơ hội lên trang bìa và kể lại câu chuyện đời mình trên một tờ báo nơi xứ người (năm 2020 My cũng từng xuất hiện trên trang Medium, Mỹ).
Tôi luôn chia sẻ với mọi người một trong những yếu tố giúp mình đạt được thành công và vị trí của ngày hôm nay trên “chiến trường” quốc tế là nền văn hoá, tính cách, và dòng máu Việt trong mình.
Video đang HOT
Và những cột mốc như 30-4 với những đứa con xa quê như tôi luôn là khoảnh khắc tự hào, cho phép bản thân được sống chậm lại để nhớ về nơi đã sinh ra mình, nơi góp phần tạo ra con người mình ngày hôm nay.
Võ Vũ Thùy My cùng các cộng sự tại Mỹ – Ảnh: M.VÕ
16 năm sống ở Mỹ, tôi luôn mong muốn sớm đến ngày đóng góp ngược lại cho quê hương. Tôi đang vận dụng những kiến thức gặt hái được từ Mỹ và Israel để góp phần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp hiệu quả ở Việt Nam, chung tay nâng đỡ những công ty công nghệ trẻ ở Việt Nam vươn ra biển lớn.
Võ Vũ Thùy My (lãnh đạo cấp cao quỹ Fuel Venture Capital, Mỹ)
Mong muốn đem giáo dục miễn phí đến người nghèo
Là một người con Sài Gòn nói riêng, người con đất Việt nói chung, tôi luôn tự hào về sự kiện 30-4 năm nào, một chiến thắng huy hoàng của lịch sử, một minh chứng cho ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc.
ThS Huỳnh Tấn Cảnh – Ảnh: NVCC
Niềm tự hào đó theo chân tôi đến vùng đất xa xôi như Úc châu, trở thành nguồn động lực lớn trong những tháng ngày theo học chương trình thạc sĩ với học bổng toàn phần. Và không thể chỉ là kẻ hái “quả ngọt”, nhóm du học sinh chúng tôi thường ngồi bên nhau để bàn về những kế hoạch, dự định tốt đẹp cho tương lai, cho bản thân lẫn đất nước.
Cá nhân tôi chọn theo đuổi việc góp phần hoàn thiện tri thức của người trẻ trong nước, cụ thể là xây dựng một trung tâm Anh ngữ ở vùng sâu vùng xa. Tôi mong giúp những người học tiếng Anh giảm những áp lực về thời gian và tài chính, từ đó có cơ hội vươn lên và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chúng tôi cũng quyết tâm xây dựng một ứng dụng Riolish để đào tạo người học tiếng Anh một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất, và nói thật lòng tôi đang tìm cách để ứng dụng này đến với các bạn học sinh vùng sâu, vùng xa được sử dụng hoàn toàn miễn phí.
ThS Huỳnh Tấn Cảnh (cựu sinh viên Đại học Kỹ thuật Swinburne, Úc, hiện là CEO của Vinh Danh Education)
Mong muốn kết nối trí thức Việt
Tạm bỏ lại sau lưng những đau thương và mất mát do chiến tranh gây ra trên mảnh đất hình chữ S, những người con đất Việt từ khắp nơi trên thế giới trong nhiều năm qua đã đóng góp, dựng xây đất nước theo nhiều cách khác nhau.
Thế giới chúng ta hiện bước vào một trận chiến không kém phần thảm khốc so với các cuộc chiến trước đây, chính là đại dịch COVID-19 với những nỗi sợ vô hình nhưng tang thương là thật.
Và trong dòng chảy u ám đó, hình ảnh Việt Nam như một điểm sáng với những thông tin tích cực. Đó là nhờ những chuyên gia gốc Việt và công dân Việt khắp nơi và từ nhiều lĩnh vực đang lặng thầm, kiên cường góp sức vào trận chiến sinh tử này. Sự cống hiến trên góp phần tạo nên hình ảnh về một dân tộc bản lĩnh, bền chí dù ở bất kì nơi đâu trên thế giới.
ThS Nguyễn Thị Ngân Hà (phải) – Ảnh: Vizathon
Là một cá nhân nhỏ nhoi, tôi không biết làm gì khác ngoài việc nỗ lực góp phần tạo ra những hoạt động gắn kết giới trí thức, người Việt trẻ khắp nơi. Tôi lập ra Viet Connect với mong muốn giới thiệu đến với cộng đồng Việt năm châu những hình ảnh cá nhân nổi bật không chỉ trong cuộc chiến chống COVID-19 mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
Dự án là nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, những hoạt động ý nghĩa từ nhiều lĩnh vực do người Việt năm châu thực hiện và cũng là nơi người Việt có thể kết nối và hỗ trợ cộng đồng bằng nhiều cách khi mà khả năng kết nối trực tiếp trong giai đoạn dịch còn khá khó khăn.
Chúng tôi tin mỗi người Việt dù ở trong hay ngoài nước vẫn mong đợi một tinh thần thật sự thống nhất, kết nối và hỗ trợ nhưng trên bình diện quốc tế vào thế kỉ 21 này.
ThS Nguyễn Thị Ngân Hà (chuyên viên phân tích dữ liệu Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Mỹ)
Kinh nghiệm thực tập của du học sinh Việt tại Mỹ
Bạch Quốc Lâm, sinh viên Đại học Northeastern (Boston, Mỹ), đi thực tập toàn thời gian ở hai công ty trong một năm và tích lũy được nhiều bài học.
Trong khuôn khổ đêm trải nghiệm đại học dành cho phụ huynh và học sinh lớp 12 trường Phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội, tối 16/4, Bạch Quốc Lâm, 23 tuổi, sinh viên năm cuối Đại học Northeastern, nhấn mạnh việc đi thực tập là "cực kỳ cần thiết" đối với bất kỳ sinh viên nào, chứ không riêng du học sinh bởi nó đem lại nhiều trải nghiệm mới không có trong trường học.
Là du học sinh theo học ngành Tài chính và Marketing, hết năm hai đại học, Lâm bắt đầu chương trình thực tập toàn thời gian một năm. Đây là phần bắt buộc trong chương trình học của Lâm và cũng là lý do em chọn học trường này.
Trường cung cấp rất nhiều tài liệu hỗ trợ việc đi thực tập, có cả website để sinh viên có thể nộp hồ sơ, do đó Lâm không khó để tìm việc. Tuy nhiên, vì tài nguyên quá đa dạng, em phải lựa chọn kỹ càng để tìm được công ty phù hợp.
Nam sinh chia sẻ chọn nơi thực tập dựa trên hai yếu tố, trong đó ưu tiên công ty có mô tả công việc phù hợp với kỹ năng đã được trang bị, sau đó tính đến danh tiếng của họ để so sánh và đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.
Sau khi đã chọn được công ty để nộp hồ sơ, nhà tuyển sụng sẽ gọi điện hỏi han, tìm hiểu nhanh xem liệu mình có đủ khả năng không. Nếu có, họ sẽ gọi đến phỏng vấn. Theo Lâm, với những ngành như Khoa học máy tính, phần phỏng vấn có thể lên tới 5-6 vòng, kéo dài nửa ngày với nhiều chủ đề. Việc phỏng vấn qua điện thoại cũng phức tạp hơn.
Lâm học Tài chính và Marketing, việc phỏng vấn đơn giản hơn khá nhiều với một lần qua điện thoại và một lần nói chuyện trực tiếp với sếp.
Từng được nhận vào thực tập ở hai công ty nhưng Lâm vẫn cho rằng mình có chút sai lầm khi trước đây độc lập trong việc nộp hồ sơ. "Mình thường tập trung vào làm hồ sơ rồi phỏng vấn, rồi trượt thì thôi. Điều này thực sự không tốt. Mình khuyên các bạn nên nói chuyện thật nhiều với các anh chị đi trước, tạo mối quan hệ (networking) nhiều hơn để học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu xem công việc sắp tới mình làm sẽ cần những gì, đi phỏng vấn phải chuẩn bị những gì. Đôi khi, nhờ mối quan hệ, bạn có thể được nhận vào công ty nhanh hơn", Lâm nói.
Nam sinh cũng nhấn mạnh việc nộp hồ sơ thực tập rất cạnh tranh do sinh viên nào cũng biết rõ tầm quan trọng của việc này. Vì vậy, khi chọn công ty, mỗi bạn phải thật tập trung vào bản thân và bỏ qua mọi thông tin về danh tiếng công ty thực tập của các bạn xung quanh để tránh mất tinh thần.
Bạch Quốc Lâm hiện làm việc cho một công ty thời trang ở Việt Nam và học online để hoàn thành năm cuối đại học. Ảnh: Dương Tâm.
Trong quá trình thực tập , Lâm cho rằng mỗi sinh viên cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, chẳng hạn tạo mối quan hệ trong công ty, học văn hóa văn phòng, trau dồi một số kỹ năng hay làm thân với cấp trên để giả sử muốn làm việc ở Mỹ thì sẽ có ai đó để dựa vào.
Với Lâm, việc làm thân với cấp trên và tạo mối quan hệ trong công ty rất cần thiết, cho dù sau này không làm việc ở đó. Để làm điều này, quan trọng nhất là phải tôn trọng họ bằng cách luôn đúng deadline (hạn chót để làm việc nào đó), làm việc bằng hết tâm huyết của mình. Bạn cần thân thiện, ngoài công việc có thể nói chuyện phiếm, chơi game, chơi thể thao cùng các anh chị trong công ty.
Cũng trong quá trình thực tập, Lâm cho rằng sinh viên phải chú ý đến việc sắp xếp thời gian học tập. Nếu thực tập toàn thời gian, bạn chỉ nên đăng ký 0-1 lớp học, còn làm bán thời gian thì có thể đăng ký nhiều hơn một chút nhưng tuyệt đối không ôm đồm một lúc hai việc vì sẽ không hiệu quả.
"Hãy tưởng tượng bạn đã làm việc mệt mỏi cả ngày mà tối đến còn phải học và làm núi bài tập. Chắc chắn, bạn sẽ không còn năng lượng và tinh thần để làm tốt công việc ngày hôm sau", Lâm nhận định.
Lâm từng thực tập cho hai công ty, mỗi công ty 6 tháng với hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Nơi đầu tiên Lâm làm là công ty bảo hiểm, làm từ 8h sáng đến 5h chiều, rất ít tương tác với đồng nghiệp. Công ty thứ hai về công nghệ, văn phòng mở, thường xuyên họp để cập nhật công việc, giao lưu với đồng nghiệp dễ dàng, thời gian linh hoạt. Điều đó giúp Lâm so sánh được hai môi trường, biết mình thích gì và định hướng tốt hơn cho tương lai.
Tuy nhiên, với những bạn thực tập và cảm thấy phù hợp ngay ở công ty đầu tiên, việc tìm công ty thứ hai nhằm đa dạng hóa là không cần thiết. Nam sinh khuyên các bạn sống hết mình khi nhận công việc thực tập để chuẩn bị kỹ hơn khi bước vào môi trường làm việc sau khi ra trường.
Không có chương trình thực tập kéo dài và bắt buộc như Lâm, Nguyễn Thiên Trang, 23 tuổi, cựu sinh viên Đại học Lafayette, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực tập. Học ở một trường nhóm Liberal Art, không bắt phải chọn ngành từ đầu, Trang cho rằng việc thực tập sẽ giúp sinh viên khám phá được nhiều hơn, từ đó lựa chọn được ngành phù hợp.
Trang cho biết ở trường em, việc thực tập phụ thuộc vào mong muốn và khả năng của mỗi sinh viên. Để cân bằng với việc học, đa số lựa chọn thực tập dịp hè. Em đã có ba tháng hè năm thứ ba đi thực tập cho một công ty nước ngoài ở Việt Nam trong dịp về thăm nhà. Dù công ty ở Việt Nam, quá trình nộp hồ sơ của Trang diễn ra ở Mỹ với các vòng nộp hồ sơ, phỏng vấn qua điện thoại, làm bài test rồi phỏng vấn lần hai qua Skype, tương tự như công ty ở Mỹ.
Không có sẵn website dành riêng cho việc thực tập như trường của Lâm, Trang cho biết sinh viên có thể tìm kiếm công việc qua LinkedIn hay website các công ty. Em cũng khuyên các bạn nên mở rộng mối quan hệ, nói chuyện nhiều với những người đi trước để nhận được lời khuyên, gợi ý trong việc tìm kiếm công ty hay bất kỳ vấn đề gì trong cuộc sống du học.
"Thực tập sẽ đem đến rất nhiều thứ mà ở trường không dạy bởi mỗi công ty có văn hóa riêng, có những đầu việc chi tiết, dự án khác nhau. Đi thực tập là bước chuẩn bị quan trọng cho tương lai và các bạn không nên bỏ qua", Trang nói.
Cô gái hai lần trượt đại học thành chuyên viên chính phủ New Zealand Hai năm liên tiếp trượt đại học, bị gần 200 công ty từ chối, đã có lúc Nguyễn Thiện Từ Vinh chán nản tự hỏi "có phải mình luôn thất bại". 19h tối, chị Từ Vinh, 30 tuổi, rời Bộ Thương mại, Sáng tạo và Việc làm New Zealand, kết thúc một ngày làm việc. Sau hơn 10 năm học tập và làm...