Du học sinh Việt tuyệt vọng chờ đợi trở lại Trung Quốc
Định về Việt Nam nghỉ Tết vài tuần rồi trở lại, Duyên chỉ mang máy tính và vài bộ quần áo nhưng không ngờ bị kẹt ở nhà gần hai năm nay.
Nguyễn Mỹ Duyên, 25 tuổi, ở Quảng Ninh, đang học thạc sĩ ngành Quản lý Du lịch, Đại học Nông Lâm Phúc Kiến, thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến. Hồi tháng 1/2020, Duyên tính về nghỉ Tết vài tuần rồi quay lại nhưng không ngờ kẹt ở Việt Nam và phải học online cho đến nay.
Duyên được thầy cô động viên chắc chỉ lỡ dở mất một kỳ, đến tháng 9/2020 sẽ có thể trở lại. Nhưng đã qua thêm một tháng 9 nữa, cô vẫn đang ở nhà. “Chờ đợi cũng không sao nhưng tôi không biết phải chờ đến lúc nào. Tôi rất hoang mang”, Duyên nói.
Nguyễn Thị Hải, ở xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội, vừa bắt đầu những tuần học đầu tiên của năm thứ hai ngành Thương mại Quốc tế, Đại học Khoa học và Công nghệ Chiết Giang. Sau khi giành học bổng bán phần chính phủ Trung Quốc năm ngoái, Hải chưa từng đến trường và phải học online từ đó đến giờ.
Một tuần Hải học ba buổi, vào các ngày thứ hai, ba, sáu. 7h hàng ngày, em vào lớp nghe giảng, có hôm đến hơn 12h. Lớp Hải sĩ số gần 40 nhưng chỉ có 5 sinh viên đang phải học online. Nhiều hôm mạng trục trặc, lúc vào lại được, Hải không biết thầy đang nói đến đâu. Không có sách hay giáo trình bản mềm, một số thầy cô không gửi bài giảng trình chiếu, Hải buộc phải nhờ bạn quay video và gửi sang cho mình.
“Video nghe không rõ và nếu nghe được cũng khó hiểu. Em phải liên tục nhắn tin hỏi lại thầy cô nhưng hỏi nhiều quá cũng ngại nên không hiểu thì đành thôi”, Hải chia sẻ.
Hải đã học online sang năm thứ hai, vẫn chưa được đặt chân đến trường ở Trung Quốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp .
Đến đợt thi, Hải và các bạn học online được gửi bài tập vào nhóm riêng, làm xong, Hải chuyển cho thầy cô. Ngành kinh tế có quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành, lại học chay online nên đến năm thứ hai, Hải vẫn chưa thu nhận được nhiều kiến thức. Hải lo khó bắt kịp với bạn bè khi thời gian đại học chỉ bốn năm mà hai năm đã trôi qua ở Việt Nam. Nhưng cô cũng không nỡ bỏ ngang vì không muốn mất thời gian bắt đầu lại ở một đại học khác.
Những sinh viên du học Trung Quốc như Duyên và Hải không thể đến trường kể từ khi đại dịch bùng phát. Trung Quốc đóng cửa biên giới với phần lớn người nước ngoài từ tháng 3/2020.
Tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc khởi động lại visa cho sinh viên Hàn Quốc, vốn chiếm đông nhất (10%) trong số các du học sinh ở nước này. Phần lớn trong nửa triệu sinh viên quốc tế đến từ các nước đang phát triển vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào về việc trở lại. Hồi tháng 2, hàng nghìn sinh viên Y Ấn Độ đã tổ chức một chiến dịch bày tỏ sự tức giận trên mạng xã hội, với hashtag #TakeUsBackToChina (Đưa chúng tôi trở lại Trung Quốc).
Anh Trần Ngọc Duy, thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục Hán ngữ, Đại học Yên Đài ở tỉnh Sơn Đông chia sẻ, việc du học Trung Quốc trong hai năm dịch bệnh gặp nhiều bế tắc, đứt đoạn. Duy là admin của một nhóm du học Trung Quốc với 54.000 thành viên và anh cũng đang phải học online.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục Trung Quốc và các trường đại học mới đây dự kiến không phát trợ cấp trong thời gian học online, khiến sinh viên nước ngoài hụt hẫng và lo lắng. Một số trường khó tổ chức được các lớp trực tuyến vì không đảm bảo hiệu quả. Nhiều sinh viên buộc phải bảo lưu vì không có kinh phí để duy trì sinh hoạt trong thời gian học tập.
Duyên trong một chuyến leo núi ở thành phố Quế Lâm, thuộc tỉnh Quảng Tây, khi còn ở Trung Quốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Vì học online nên đến giờ một số môn Duyên chưa học được, ảnh hưởng đến việc xét học bổng năm nhất. Mỗi kỳ, trường sẽ xét lại học bổng và để duy trì, Duyên chỉ được phép có hai môn dưới 80 điểm.
Tháng 9 bắt đầu kỳ học đầu tiên của năm thứ hai, Duyên nhận được email của nhà trường, gợi ý cho du học sinh bảo lưu, đợi dịch ổn định rồi trở lại. Không chần chừ, cô đăng ký ngay.
Ngành du lịch của Duyên vốn phải đi thực tế nhiều nhưng cô lại đang bó gối ở nhà. Tại Trung Quốc, Duyên học tài liệu bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Nhưng về Việt Nam, cô không thể tìm được những đầu sách mà giảng viên gợi ý. Sau khi bảo lưu, Duyên đang làm thêm cho một website của Đài Loan, dạy tiếng Việt online cho người nước ngoài để có thu nhập.
Duyên (áo khoác hồng hàng đứng, thứ hai từ phải qua) cùng các du học sinh Việt Nam tại lễ hội văn hóa ở Đại học Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, tháng 11/2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Anh Ngọc Duy cho hay trường hợp như Duyên không hiếm. Kết quả từ khảo sát nhanh với khoảng 60 người trong nhóm của anh cho thấy năm người xin bảo lưu, ba người bỏ học, còn lại đang học trực tuyến. Phần lớn họ có trải nghiệm “không hiệu quả” và “cực chán” do đường truyền kém, thiếu tương tác hoặc không được thực hành. Có sinh viên không chờ được đành bỏ học bổng để tìm trường khác ở Việt Nam. Trường hợp của Phạm Phương Thảo ở Thái Nguyên là một ví dụ.
Thảo giành học bổng chính phủ Trung Quốc năm nay, ngành Marketing, Đại học Dầu khí Trung Quốc ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Nhưng em thấy tình hình dịch bệnh không khả quan, hơn nữa lại không thể trải nghiệm môi trường học tập và vùng đất, con người ở đất nước khác – một yếu tố quan trọng của quá trình du học.
Thảo mất một tuần phân vân giữa việc học tạm một trường ở quê trong lúc học online bên Trung Quốc hay từ bỏ học bổng để xuống Hà Nội. “Với khoảng thời gian chờ đợi sang Trung Quốc thì em hoàn toàn có thể học gần xong ở Việt Nam rồi. Việc học online không phù hợp với em nên em bỏ”, Thảo giải thích.
Hiện Thảo là sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung của Đại học Thăng Long. Nhờ điểm HSK 6 cao, em được học vượt cấp lên năm thứ hai.
Trung Quốc hiện đứng thứ ba thế giới về số lượng sinh viên quốc tế, sau Mỹ và Anh. Theo thống kê tháng 12/2020 của mạng xã hội Tencent, Việt Nam có 13.549 du học sinh tại Trung Quốc, sau Hàn Quốc, Mỹ, Nhật và Thái Lan.
Trong một tuyên bố ngày 9/7, chính phủ Trung Quốc cho biết luôn coi trọng sinh viên quốc tế. Trên cơ sở đảm bảo an toàn trong thời gian Covid-19 hoành hành, nước này sẽ cân nhắc một cách đồng bộ về việc thu xếp cho phép sinh viên nước ngoài trở lại học tập.
Du học sinh tốt nghiệp thạc sĩ và nhập học tiến sĩ online
Gần hai năm trở về Việt Nam, Bá Toại vẫn chưa thể quay lại trường ở Trung Quốc vì dịch bệnh, đành phải bảo vệ thạc sĩ qua mạng và nhập học tiến sĩ online.
Đoàn Bá Toại tốt nghiệp cử nhân Kinh tế Quốc tế và Mậu dịch tại Học viện Vũ Di năm 2017, sau đó học thạc sĩ và hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Nông lâm Phúc Kiến. Toại đang là trợ lý viện trưởng Viện Quốc tế và trợ giảng khoa Kinh tế của Đại học Nông Lâm Phúc Kiến; từng là phó chủ tịch hội nghiên cứu sinh của trường và phó chủ tịch hội lưu học sinh, Học viện Vũ Di.
Thời sinh viên, Toại nhận nhiều giải thưởng về học thuật, nghiên cứu và tốt nghiệp đại học loại xuất sắc. Với kinh nghiệm 9 năm sống, học tập và làm việc tại Trung Quốc, nghiên cứu sinh 27 tuổi quê Hải Dương đang trở thành cầu nối cho sinh viên Việt Nam đến với các trường ở đây. Hai năm qua, Toại vẫn chưa thể trở lại Trung Quốc vì dịch bệnh, trải qua lễ tốt nghiệp online và hiện học tiến sĩ trực tuyến.
Toại chia sẻ:
Ngày 25/1/2020 (mùng 1 Tết), tôi về đến Việt Nam, là người xông đất cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn, năm đó. Lúc đó tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc chưa nghiêm trọng, tất cả du học sinh đều nghĩ Covid-19 chỉ như một bệnh cúm thông thường, qua vài tuần, cùng lắm một tháng, sẽ ổn. Nhưng không, bệnh dịch ngày càng căng thẳng và đến giữa tháng 2, các trường bên Trung Quốc chính thức thông báo cho toàn bộ học sinh chuyển sang học online.
Toại tới thăm Đại học Vũ Hán năm 2019, trước khi dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tôi vô cùng lo lắng vì đây là kỳ học quan trọng: kỳ lấy bằng tốt nghiệp thạc sĩ. Luận văn của tôi chưa ổn, tôi cũng chưa đủ tự tin để có thể giải quyết nó mà không có sự hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên. Lúc đó, tôi chỉ biết cố gắng hết mức, giải quyết từng việc một. Giáo sư của tôi cũng rất nhiệt tình, nhà trường và các thầy cô trong khoa cũng giúp đỡ nên tôi đã hoàn thành khoá luận.
Tôi bảo vệ thạc sĩ online tháng 6/2020 và đạt điểm ưu. Sau đó, tôi được học lên tiến sĩ hệ ngành Quản lý Kinh tế. Tháng 9 cùng năm, tôi chính thức nhập học tiến sĩ online.
Với du học sinh, việc học online thực sự khó khăn. Nhiều bạn đăng ký hệ một năm tiếng, muốn sang trải nghiệm trước nhưng vì dịch bệnh phải ở nhà. Những bạn học đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ giành học bổng toàn phần như CIS (học bổng Khổng tử) hay CSC (học bổng Chính phủ Trung Quốc) còn khó khăn hơn khi đến giờ vẫn chưa có chính sách cụ thể. Họ vẫn phải lên lớp đúng giờ, chi phí sinh hoạt tại Việt Nam phải tự chi trả. Việc học trực tuyến các môn chuyên ngành không đơn giản do họ không thể giao lưu hay trao đổi sau giờ học để có thể hiểu sâu hơn.
Những du học sinh đang làm nghiên cứu như tôi lại càng không dễ dàng vì ngoài việc học, chúng tôi phải có những bài báo khoa học - điều kiện bắt buộc để có thể tốt nghiệp.
Học trực tuyến, các du học sinh hệ nghiên cứu khó có thể trau dồi kinh nghiệm thực tiễn cũng như giảng dạy trong môi trường giáo dục. Trường cũng tạo điều kiện cho tôi dạy một số lớp cho sinh viên nhưng như vậy chưa đủ để tôi tiến bộ.
Toại học online tại nhà ở Hải Dương tháng 11/2020, sau khi trở về từ Trung Quốc và chưa thể sang lại vì dịch bệnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ở bậc tiến sĩ, chúng tôi phải tự chủ nghiên cứu, tự lập làm việc song vẫn cần sự chỉ đạo trực tiếp từ giáo sư, thay vì nhắn qua Wechat hay QQ. Các giáo sư đều rất bận, không thể lúc nào cũng ngồi chờ tin nhắn của bạn.
Câu chuyện nghiên cứu online cũng là vấn đề khiến tôi đau đầu. Tôi ở Hải Dương và quê tôi luôn có tên trong bản đồ chống dịch ở các đợt, đỉnh điểm là tháng 8/2020 hay đầu năm vừa rồi. Mỗi lần tôi định đi điều tra thực tế tại các khu vực có rừng ngập mặn, tìm hiểu thu nhập của nông hộ, hệ sinh thái tại các tỉnh, dịch bệnh lại bùng trở lại.
Hai năm qua, rất nhiều du học sinh phải nghỉ học để đi làm, kiếm tiền trang trải cuộc sống, giúp đỡ gia đình. Những bạn đang cố gắng duy trì việc học rơi vào lo lắng môn học này sẽ thế nào, môn học kia đăng ký tín chỉ ra sao, sách giáo khoa, các loại giáo trình không đầy đủ, thời gian học cũng không ổn định, khiến tinh thần học tập sa sút. Sức khoẻ của họ cũng bị ảnh hưởng do một ngày ngồi trước máy tính 6-8 tiếng "nhìn vào hư không" vì càng học càng không hiểu.
Tháng 9 hàng năm là tháng nhập học. Trong các hội, nhóm du học trên Facebook, Zalo hay Wechat, các bạn bàn luận sôi nổi, hỏi han nhau nhập học ngày nào, hay chia sẻ các đồ dùng cần chuẩn bị và lưu ý trước khi lên đường sang Trung Quốc.
Hội du học sinh Việt Nam tại các tỉnh, thành phố ở Trung Quốc cũng ráo riết cập nhật tình hình số lượng du học sinh của từng trường, thành lập đội tình nguyện viên để giúp đỡ tân sinh viên, sắp xếp người đưa người đón để các bạn khỏi bỡ ngỡ và tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra trên đường nhập học. Việc này giờ đã trở thành văn hoá tương thân tương ái của người Việt xa xứ.
Nhưng hai năm nay, những câu chuyện trên chỉ còn là hoài niệm. Tôi nhớ cảm giác được cùng bạn bè hát vang Quốc ca khi tổ chức đại hội hay trong những cuộc liên hoan, cùng gói nem, làm chả, hay cầm lá cờ Việt Nam trên tay, mặc áo dài diễu hành tại một sự kiện nào đó trên đất bạn.
Đầu mỗi tháng, tôi thường đăng dòng chia sẻ "tháng sau nhập học", với mong muốn sớm được quay lại trường, tiếp tục nghiên cứu, tổ chức sự kiện cho du học sinh Việt Nam, tham gia các hoạt động học thuật cũng như ngoại khóa ở Trung Quốc.
Nữ du học sinh Việt tại Mỹ: Sống cùng đại dịch và nạn kỳ thị người gốc Á để nuôi dưỡng đam mê Dịch Covid-19 đã khiến nhiều du học sinh Việt không thể trở về quê hương. Ở lại đồng nghĩa với khó khăn nhưng Vũ Hồng Dung (Julie Vũ) - một cô gái trẻ đang làm việc và học tập tại New York luôn giữ tâm thế đối diện thử thách để theo đuổi đam mê... Một thân một mình nơi xứ người giữa...




Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hồ Quang Hiếu tiết lộ cuộc sống sau khi lấy vợ, có con
Tv show
22:47:26 22/02/2025
Ngọc Thanh Tâm ra sao sau 'Chị đẹp đạp gió 2024'?
Sao việt
22:45:04 22/02/2025
Mỹ nam 'Nấc thang lên thiên đường' Kwon Sang Woo phong độ ở tuổi 49
Hậu trường phim
22:37:09 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Quách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kín
Sao châu á
22:16:12 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025
Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?
Nhạc việt
21:43:25 22/02/2025
Tình thế nguy hiểm của nhóm nữ không có "lỗ hổng visual"
Nhạc quốc tế
21:40:16 22/02/2025