Du học sinh Việt kể chuyện viết báo cho trường học ở Mỹ
Sang Mỹ hơn một tháng, Khả Hân bắt tay cộng tác với tờ báo của trường và sắp có bài thứ ba được đăng.
Nguyễn Phạm Khả Hân đang là sinh viên năm nhất, Đại học DePauw, bang Indiana. Hân hiện chưa đăng ký chuyên ngành vì đầu kỳ một, trường cho phép sinh viên chọn 10-15 môn muốn học từ danh sách cho sẵn, sau đó mới xếp lớp. Từng làm trong ban truyền thông của nhiều câu lạc bộ, dự án khi còn học ở THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam, Hân dự định chọn ngành truyền thông.
Nữ sinh tự tìm hiểu tờ báo The DePauw của trường và tham gia để chắc chắn hơn về quyết định của mình. The DePauw ra hai tuần một số, là nơi để sinh viên có cơ hội tiếp xúc với cách vận hành của truyền thông báo chí và trau dồi chuyên môn ngay từ năm nhất đại học.
Báo do sinh viên trong trường điều hành và có giảng viên làm cố vấn. DePauw có cả báo giấy và phiên bản online. Bản in được “phát hành” ở các địa điểm đông người qua lại quanh khuôn viên trường.
Khả Hân vừa nhập học được hơn một tháng nhưng đã tham gia cộng tác và có bài đăng trên tờ báo của trường. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hân đang là daily writer của báo, có nhiệm vụ viết bài về các sự kiện, tin tức tiêu biểu trong trường. Daily writer chưa được tính là nhân viên chính thức nên hạn nộp bài không quá căng thẳng.
Chủ nhật mỗi tuần, báo sẽ có buổi họp bàn và duyệt ý tưởng. Tại đây, mọi người sẽ đóng góp đề tài và được hướng dẫn cụ thể cách triển khai. Hân bắt đầu viết bài từ cuối tháng 8, phản ánh việc các lớp học tạm thời bị hủy hoặc chuyển sang dạy online vì một số ca Covid-19 xuất hiện tại trường. Ở bài đầu tiên, Hân phải email cho thầy hiệu phó về Quản lý Đào tạo và đội trưởng đội phản ứng với Covid-19 để liên hệ phỏng vấn.
Video đang HOT
Từng làm quen với các công việc truyền thông ở Việt Nam nhưng Hân chủ yếu đăng bài, quản lý mạng xã hội, chưa đi phỏng vấn hay viết bài đăng báo. Lần đầu tiên được thử sức công việc yêu thích, em hơi lo lắng nhưng háo hức. Khó khăn nhất của Hân là lên danh sách câu hỏi và làm sao để buổi phỏng vấn diễn ra trơn tru. Được các anh chị trong tòa soạn hướng dẫn, Hân biết cách đặt câu hỏi mở và chú ý lắng nghe nhân vật trả lời để hỏi tiếp.
Buổi phỏng vấn diễn ra qua zoom suôn sẻ. “Bài đầu tiên của em chủ yếu bị sửa cách diễn đạt và chính tả, dấu câu. Em vui vì chị biên tập khen chọn lọc thông tin khá tốt”, Hân kể, cho biết lấy bút danh là Hazel Nguyen.
Bài viết về buổi nhạc kịch trực tiếp tại trường của Hân đăng trên bản giấy The DePauw, với bút danh Hazel Nguyen. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sau thành công của bài đầu, nữ sinh nhận bài tiếp theo về buổi nhạc kịch của trường âm nhạc thuộc Đại học DePauw. Lần này, ngoài việc lên danh sách câu hỏi, em phải nghiên cứu nội dung buổi nhạc kịch để hiểu hơn câu trả lời của đạo diễn, diễn viên chính.
Đây là buổi nhạc kịch trực tiếp đầu tiên của trường Hân sau một năm rưỡi phải hoãn vì dịch bệnh, thế nên, em đi sâu khai thác khía cạnh đó. Hân yêu nghệ thuật và việc được nói chuyện với hai người rất giỏi trong lĩnh vực này khiến em hứng thú.
“Qua hai bài viết, em rút ra rằng cách đạt câu hỏi tốt là yếu tố rất quan trọng để có thông tin chất lượng. Sau đó cần biết chọn lọc thông tin để đưa vào bài. Em cũng có thêm kinh nghiệm phỏng vấn và giao tiếp, đặc biệt cần có thái độ niềm nở để người trả lời nhiệt tình giúp mình hoàn thành bài”, Hân nói và khoe đang triển khai bài thứ ba.
Mỗi bài được đăng, Hân nhận nhuận bút 15 USD (khoảng 340.000 đồng). Hân cho hay trường có nhiều du học sinh Việt Nam theo học và có khoảng ba bạn đang cộng tác cho tòa soạn. Hiện em không phải học online vì phần lớn giáo sư và sinh viên trong trường đều đã tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19.
Nữ sinh cho biết việc tham gia các hoạt động, câu lạc bộ có tính chất giống với chuyên ngành định học giúp em vừa học, vừa làm và vừa chơi. Nếu chỉ chú tâm vào việc học, em có thể sẽ bỏ lỡ các cơ hội kết nối bạn bè, điều quan trọng cho tương lai sau này.
Trước khi du học, Hân được tuyển thẳng vào bốn trường (Học viện Ngoại giao, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Luật Hà Nội và Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn) đồng thời trúng tuyển 12 trường ở Mỹ, trong đó nhiều trường cấp học bổng và hỗ trợ tài chính tương đương 100% học phí.
Hân chọn DePauw, dù chỉ được 80% học bổng, vì xếp hạng chung và xếp hạng ngành của trường khá cao ở Mỹ. Ngoài ra, trường cũng cấp nhiều học bổng cho sinh viên quốc tế.
Bài viết đầu tiên của Hân – về các lớp học trực tiếp tạm thời hoãn hoặc chuyển sang trực tuyến sau khi có các ca mắc Covid-19 ở trường – trên bản online của tờ The DePauw . Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nữ sinh Thanh Hóa chinh phục học bổng của Chính phủ Hungary
Lê Thị Thanh Mai, cựu học sinh chuyên văn Trường THPT Chuyên Lam Sơn, là du học sinh tại Trường Đại học Szeged theo diện học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary vào năm 2020.
Hiện nay, em đang là sinh viên năm thứ hai tại ngôi trường được đánh giá là cơ sở giáo dục bậc đại học top 1 tại Hungary theo bảng xếp hạng Đại học Thế giới Quacquarelli Symonds (QS) năm 2021 với những thành tích học tập đáng nể.
Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc để em thực hiện ước mơ của mình. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Cô học trò nhỏ có nội lực lớn
Ở môi trường mới với nhiều điều bỡ ngỡ, nhưng bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, Thanh Mai đã tự lập, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống. Chị Nguyễn Thị Hoa (mẹ của Thanh Mai) chia sẻ: "Khi cháu đi du học, gia đình cũng có chút lo lắng. Tuy nhiên, cháu là người luôn chỉn chu và có kế hoạch rõ ràng trong thực hiện các công việc đề ra nên tôi cũng an tâm phần nào. Năm thứ nhất đại học, cháu đạt được số điểm 4,5/5 điểm. Cháu còn tham gia các tổ chức phi chính phủ và gần đây nhất là tham gia chương trình từ thiện về giáo dục tại Ba Lan. Gia đình tôi rất mừng, đây là kết quả bước đầu để cháu luôn nỗ lực, phấn đấu trong thời gian tiếp theo".
Thanh Mai trong chuyến trải nghiệm từ thiện tại Cộng hòa Séc. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Thanh Mai chia sẻ, từ những năm học cấp 2, em đã ấp ủ ước mơ du học để được tiếp xúc và trải nghiệm với các nền tri thức, văn hóa khác nhau trên thế giới. Vì thế em đã lập kế hoạch với từng mốc thời gian cụ thể và quyết tâm đạt được ước mơ của mình. Trong các năm học lớp 10 và 11, em dành hầu hết thời gian để ôn thi đội tuyển quốc gia môn Ngữ văn. Với sự cố gắng đó, em đã đạt giải Nhì trong kỳ thi Quốc gia môn Ngữ văn năm lớp 11 và giải Ba năm lớp 12.
Trong thời gian học THPT, Thanh Mai cũng là một nữ sinh năng động, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài trường. Trong đó phải kể đến Dự án khuyến học "Đom đóm" mà em là người sáng lập. Đây là chương trình thiện nguyện khuyến học cho các em học sinh ở huyện Mường Lát, thu hút được 500 người tham dự với 4 nghệ sĩ và gây quỹ được khoảng 60 triệu đồng. Thanh Mai còn là thành viên tích cực tham gia một số hoạt động ngoại khóa như: Gõ Kiến Project, TEDxYouth Thanh Hóa, Câu lạc bộ tiếng Anh... Những hoạt động này giúp em trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đồng thời phát triển được khả năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, gắn kết mọi người cùng xây dựng dự án có ý nghĩa cho cộng đồng.
Cử nhân bằng giỏi truyền kinh nghiệm học tập, làm thêm cho tân sinh viên Năm nhất đại học là một khởi đầu mới nhiều bỡ ngỡ, thậm chí hoài nghi. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích dành cho các bạn tân sinh viên. Để thời đại học trôi qua một cách có ý nghĩa, sinh viên nên đưa ra lộ trình học tập và làm việc cho mình ngay từ năm nhất. Từng là sinh...