Du học sinh Việt có thể chỉ được ở lại Mỹ 2 năm
Mới đây, chính quyền Mỹ có đề xuất quy định giới hạn thời hạn visa của du học sinh xuống còn 2 năm cho 59 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS), 59 quốc gia được đưa vào đề xuất của chương trình visa hạn chế chỉ kéo dài 2 năm gồm những nước như Iran, Syria, Nigeria, Nepal hay Việt Nam…
Ngoài ra, các du học sinh không đến từ 59 nước trên mà theo học tại trường không được công nhận chính thức, tức không tham gia vào hệ thống xác nhận E-Verify của chính quyền liên bang, cũng sẽ chỉ có thể xin visa 2 năm tới Mỹ. Sau thời hạn 2 năm, du học sinh phải nộp đơn xin gia hạn.
“Việc sửa đổi các quy định liên quan là rất quan trọng trong việc cải thiện cơ chế giám sát tăng cường an ninh”, Ông Kenneth Cuccinelli – quyền Thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ nói trong một báo cáo.
Chính quyền Mỹ có đề xuất quy định giới hạn thời hạn visa của du học sinh xuống còn 2 năm cho 59 quốc gia, trong đó có Việt Nam (Ảnh minh hoạ).
“Nỗ lực này sẽ tạo ra một khoảng thời gian nhập học cố định cho một số sinh viên nước ngoài nhất định, phù hợp với hầu hết các phân loại thị thực tạm thời khác, trong khi vẫn cho phép những sinh viên quốc tế này có cơ hội gia hạn hợp pháp thời gian lưu trú hoặc đăng ký lại khi thích hợp”, ông nhấn mạnh thêm.
Sau thời hạn 2 năm, du học sinh phải nộp đơn xin gia hạn. Thông thường, các chương trình học đại học hay tiến sĩ ở Mỹ thường mất hơn 2 năm để hoàn thành.
Theo quy tắc được đề xuất, những sinh viên cần gia hạn có thể đăng ký nếu họ đáp ứng các tiêu chí do Chính phủ Mỹ đặt ra. Tuy nhiên, các báo cáo truyền thông Hoa Kỳ nói rằng, không rõ liệu tất cả những người nộp đơn có được gia hạn như vậy hay không.
Nếu đề xuất được thông qua, chắc hẳn Mỹ sẽ mất đi một lượng không nhỏ du học sinh quốc tế vốn là nguồn cung tài chính lớn. Trung bình, mỗi năm Mỹ thu hút 32 triệu USD (742,4 tỷ đồng) và hơn 300.000 việc làm nhờ lực lượng du học sinh, theo tổ chức tư vấn New American Economy.
Video đang HOT
Song đề xuất này chưa chắc khả thi bởi chính quyền Tổng thống Trump có thể bị thay thể vào tháng 1/2021 sau cuộc bầu cử. Nếu Tổng thống Trump tái đắc cử, ông sẽ có thêm 4 năm để đưa đề xuất này vào hiện thực.
Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Trump đưa ra các chính sách hạn chế việc lưu trú của sinh viên nước ngoài. Vào tháng 7, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) thông báo rằng sinh viên quốc tế sẽ không được phép ở lại nước này nếu họ chỉ tham gia các lớp học trực tuyến.
Ngày 15/7, chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ bãi bọ chỉ thị buộc hàng chục nghìn sinh viên nước ngoài phải về nước nếu họ chỉ tham gia các lớp học trực tuyến (online) để phòng dịch Covid-19 – chỉ thị vốn đã vấp phải phán đối rộng rãi của dư luận, bị tố gây khó khăn cho các trường đại học và cộng đồng kinh doanh vốn dựa nhiều vào nguồn nhân lực nước ngoài.
Chỉ thị đã gây ra giận dữ cho các trường đại học và cộng đồng sinh viên du học ở Mỹ. Họ rục rịch tiến hành các động thái kiện chính quyền Trump ra toà. Trước áp lực này, Nhà Trắng đã quyết định đình chỉ chỉ thị.
Trong thời gian đại dịch, Tổng thống Trump đã ký quyết định tạm hoãn toàn bộ việc nhập cảnh của lao động quốc tế đến Mỹ cho đến cuối năm 2020.
Chính quyền Trump đương thời cũng đã hành động quyết liệt để chống gian lận thị thực học sinh bằng cách thông qua các phương pháp không chính thống, và gia tăng các hình phạt liên quan đến thị thực sinh viên.
Hiện nay có khoảng hơn 1 triệu sinh viên nước ngoài đang học tập ở các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ. Nhiều trường của Mỹ dựa chủ yếu vào nguồn thu học phí của sinh viên nước ngoài để có lợi nhuận.
ĐH Quốc tế dành chỉ tiêu cho du học sinh bị 'kẹt' bởi COVID-19
Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã công bố giải pháp linh hoạt dành cho học sinh có dự định ra nước ngoài du học đang "kẹt" lại Việt Nam do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Sinh viên học chương trình liên kết quốc tế tại Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: NGUYỄN NGỌC
Tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp, cộng thêm các chính sách hạn chế đi lại hoặc hạn chế nhập cảnh từ nhiều quốc gia đã tác động lớn đến kế hoạch của du học sinh.
Nếu không đi du học thì sẽ học ở đâu để có một môi trường học tập an toàn, chất lượng và đảm bảo như trường học chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam?
Du học tại chỗ
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT đề nghị xem xét tiếp nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế không tiếp tục học tập ở nước ngoài do dịch COVID-19, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố đón nhận du học sinh ở các nước về đây tiếp tục việc học.
TS Trần Tiến Khoa - hiệu trưởng nhà trường - cho hay để đáp ứng nhu cầu khá lớn hiện nay của người học, năm nay trường dành thêm nhiều chỉ tiêu cho các chương trình liên kết quốc tế. Trường sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong giảng dạy và nghiên cứu.
Hiện nay, ở bậc đại học trường đang đào tạo hệ chính quy và chương trình liên kết. Trường tập trung đào tạo các ngành học thuộc lĩnh vực mũi nhọn như như kinh tế, quản lý, kỹ thuật công nghệ.
Người học có nhiều thuận lợi để lựa chọn học chương trình đào tạo hệ chính quy (do Trường ĐH Quốc tế cấp bằng) hoặc chương trình đào tạo liên kết với đại học nước ngoài (do các trường nước ngoài cấp bằng).
Trường còn đào tạo các ngành chương trình chuyển đổi tín chỉ: hoàn thành 2 năm đầu tại Trường ĐH Quốc tế, đạt các yêu cầu về điểm trung bình tích lũy và điểm tiếng Anh của trường đối tác của Mỹ, Úc, Newzeland...
Đặc biệt, trường còn có chương trình liên kết cấp bằng của Trường ĐH West of England (UK) (4 0, học toàn thời gian tại Việt Nam) với các ngành: quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, ngôn ngữ Anh, công nghệ sinh học định hướng khoa học y sinh.
Các chương trình liên kết của trường vừa đa dạng ngành học như quản trị kinh doanh, công nghệ sinh học, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin... vừa đa dạng mô hình như 2 2, 1.5 1.5...
"Sinh viên có thể học thời gian đầu tại Việt Nam và thời gian còn lại tại trường đại học nước ngoài và lấy bằng đại học của trường đại học nước ngoài; hoặc học hoàn toàn ở Việt Nam và lấy bằng đại học của trường đại học nước ngoài theo mô hình 4 0" - ông Khoa chia sẻ.
Nhiều lựa chọn chuẩn quốc tế
TS Trần Thị Thu Hường - trưởng phòng hợp tác đào tạo nước ngoài Trường ĐH Quốc tế - cho biết thêm nhà trường luôn đón đầu các xu hướng mới nhất của giáo dục thế giới với việc tiên phong xây dựng các chương trình liên kết chất lượng trong nhiều năm qua.
Mô hình hoạt động của trường được xây dựng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế về đội ngũ giảng viên, giáo trình, chương trình học có định hướng và liên thông với các trường đại học có thứ hạng cao ở các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương
"Trước tình hình cả thế giới khó khăn vì dịch bệnh, chúng tôi đã triển khai các chương trình liên kết mô hình 4 0 trong năm học mới 2020-2021, để giúp các em có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với khả năng và nguyện vọng của bản thân", bà Hường nói.
Nhà trường còn dành nhiều học bổng như học bổng tuyển sinh đầu vào, học bổng khuyến khích học tập trong giai đoạn học tại trường. Học bổng của các trường đối tác và học bổng học thuật luôn rộng cửa dành cho các bạn sinh viên sẽ giúp các bạn trang trải 50% học phí giai đoạn 2.
Điểm sàn 18
TS Thu Hường cho biết thêm: "Năm 2020, với mức điểm sàn 18 (tổng điểm 3 môn tổ hợp từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020), thí sinh có thể tự tin đăng ký vào các chương trình liên kết đào tạo nước ngoài danh tiếng của trường chúng tôi.
Ngày mai 19-9, thí sinh bắt đầu thực hiện điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học trong kỳ tuyển sinh 2020. Nếu kế hoạch du học của các bạn bị huỷ có thể tìm kiếm cơ hội học tập môi trường quốc tế ngay tại Trường ĐH Quốc tế bằng cách đăng ký xét tuyển vào trường.
Lý do du học Anh được nhiều người lựa chọn Du học Anh được nhiều phụ huynh, học sinh lựa chọn vì chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới, mang lại nhiều trải nghiệm văn hoá cho người học. Trước kỳ nhập học mùa thu tới, nhiều phụ huynh, học sinh vẫn lo lắng, cân nhắc do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Những thay đổi trong chính sách du học,...