Du học sinh về nước phải “ngủ ngày, cày đêm” để học online
Ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, không ít du học sinh phải quay trở lại về nước và tham gia học online. Theo các du học sinh, việc học trực tuyến khá thiệt thòi và vất vả, nhất là việc trái ngược về múi giờ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ.
Nguyễn Trọng Định – sinh viên năm 3, Đại học Dayton (Mỹ) cho rằng trái múi giờ là khó khăn lớn nhất với du học sinh khi học online. Ảnh: NVCC
Chật vật học online
Để liên hệ được với các bạn du học sinh vào thời điểm ban ngày quả là một khó khăn bởi hầu như, ai cũng tranh thủ nghỉ ngơi sau khi phải thức đêm học bài. “Ngủ ngày, cày đêm” là câu nói vui vẻ các bạn vẫn hay dùng để nói về việc học tập của mình.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên khắp thế giới, du học sinh Việt Nam đang học tập tại nhiều nước đã phải về nước và chuyển sang học online 100%. Vừa mới trở về Việt Nam được 2 tháng, Nguyễn Trọng Định – sinh viên năm 3, Đại học Dayton (bang Ohio, Mỹ) cho biết khá vất vả để có thể bắt nhịp lại với sự thay đổi của múi giờ.
“Hiện tại, các lớp học của em đều học dưới hình thức trực tuyến. Việc học online khó khăn bởi trái múi giờ, các lớp diễn ra quá trễ nhưng bù lại, mình có nhiều thời gian vào ban ngày để hoàn thành bài tập”, Định cho hay.
Theo Định, mặc dù giảng viên giảng dạy tốt, nhưng cũng rất khó tập trung vì buồn ngủ và bị phân tâm bởi môi trường xung quanh.
Còn Nguyễn Thị Hạnh Nguyên – sinh viên năm 2, Đại học Union College (New York, Mỹ) trở về Việt Nam từ cuối tháng 3.2020 nhưng đến thời điểm này, việc trái múi giờ vẫn ảnh hưởng rất lớn.
Video đang HOT
Nữ sinh kể, các lớp học theo tiến độ qua online format, bài học được đăng trên trang Nexus, lên lớp bằng Zoom. Việc học khá bất lợi khi Việt Nam cách New York 11 giờ nên lên lớp không theo đồng hồ sinh học, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe. Tuy nhiên, việc học online cũng có thuận lợi hơn khi có thể linh hoạt trong việc lên lớp.
“Giảng viên rất nỗ lực trong việc giúp học viên thích nghi với hoàn cảnh và theo dõi tình hình cá nhân. Thực tế, trong các lớp học online vẫn có tình trạng vừa ăn, ngủ vừa học do lớp học trái múi giờ nên rất mệt” – Nguyên cho hay.
Cần sự nỗ lực rất lớn của người học
Đã 1 năm về Việt Nam nhưng Bùi Nhật Minh – sinh viên năm 4, Đại học Stenden, (Hà Lan) vẫn chưa thể quay trở lại trường để tiếp tục học tập bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vì là sinh viên năm cuối nên Minh không phải tham gia các lớp học online mà chỉ thực hiện bài luận tốt nghiệp. Minh phải trao đổi với thầy hướng dẫn qua internet.
“Mặc dù, thầy hướng dẫn nhiệt tình nhưng việc trao đổi qua internet phần nào còn hạn chế hơn so với làm việc trực tiếp. Đôi khi, gửi bài qua gmail, thầy hướng dẫn sẽ trả lời chậm hơn. Ngoài ra, Việt Nam trái múi giờ với các nước cũng gây bất tiện cho thầy và trò. Chính vì thế, muốn hoàn thành tốt việc học, bản thân mỗi du học sinh sẽ phải rất lớn”, Nhật Minh chia sẻ.
Cùng quan điểm, Nguyễn Thanh Bảo Phúc – sinh viên năm 2, Đại học Michigan State (Mỹ) về Việt Nam được 1 năm, sau đó học online tới bây giờ: “Việc học qua internet ban đầu hơi lạ lẫm nhưng em cũng làm quen dần, tuy nhiên kéo dài 1 thời gian thì động lực học giảm đi nhiều. Em chọn được những lớp không quá khuya, tất cả đều kết thúc trước 2h sáng. Các thầy cô cũng thu lại bài giảng nên sẽ xem lại để hiểu rõ hơn. Bản thân học viên phải nỗ lực rất lớn để có kết quả tốt nhất”, Phúc chia sẻ.
“Em chỉ còn 2 năm nữa nên muốn học trực tiếp sớm nhất có thể. Tuy nhiên, em cũng nhận thức được sức khoẻ và an toàn của bản thân vẫn quan trọng hơn. Em sẵn lòng học online thêm 1 kỳ nữa nếu tình hình dịch chưa khá hơn”, Phúc nói.
Ba việc cần làm khi du học Mỹ thời Covid-19
Du học sinh Mỹ cần kiểm tra email, vào website của trường hàng ngày để nắm yêu cầu về hình thức học, quy định y tế và tham dự các khóa học online.
Khi Covid-19 chưa được kiếm soát, du học sinh có thể băn khoăn việc nhập học vào mùa thu 2021 hay bảo lưu kết quả. Nếu vẫn muốn tiếp tục trở thành sinh viên của đại học Mỹ, nhiều chuyên gia khuyên du học sinh nên chú ý một số việc.
Theo dõi email và website của trường
Sinh viên quốc tế sắp nhập học cần thường xuyên theo dõi email và thông tin được đăng trên website của trường cũng như nền tảng xã hội khác.
Kate Child, trợ lý trưởng khoa phụ trách hỗ trợ sinh viên, Đại học Bennington, cho biết khi Covid-19 còn phức tạp, email sẽ là phương tiện liên lạc chủ yếu thay vì gặp gỡ, đến trường nghe tư vấn như trước đây. "Hãy tạo thói quen kiểm tra hòm thư điện tử hàng ngày, tương tác với các nền tảng mạng xã hội của trường", Kate nói.
Ngoài ra, website của trường là nơi lý tưởng để du học sinh tìm kiếm câu hỏi thường gặp, khám phá kho lưu trữ thông tin liên lạc, chính sách cho sinh viên quốc tế và thủ tục nhập học. Nhiều trường còn có trang web tuyển sinh hoặc văn phòng tư vấn dành riêng cho du học sinh.
Chẳng hạn, Đại học bang Arizona có trang hướng dẫn các bước tiếp theo sau khi trúng tuyển, Đại học Rochester cũng có văn phòng quốc tế, cung cấp thông tin về các thủ tục nhập học cho sinh viên quốc tế. Bạn không nên bỏ qua những nguồn hướng dẫn giá trị này.
Christian Stuart, Giám đốc điều hành Trung tâm Dịch vụ Sinh viên quốc tế, Đại học Andrews, cho biết thông quan website và mạng xã hội, trường có thể còn thông báo các yêu cầu xét nghiệm Covid-19, cập nhật thông tin về vaccine cho du học sinh.
Ảnh: Shutterstock
Tham dự các buổi hội thảo, gặp gỡ online
Với nhiều đại học Mỹ vẫn ưu tiên hoạt động online, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn tuyển sinh để xin giải đáp thắc mắc, đồng thời tham dự các buổi cung cấp thông tin, gặp mặt qua Zoom và công cụ trực tuyến khác. "Đây là cơ hội để sinh viên quốc tế làm quen với nhau, được trò chuyện với giảng viên trường", Kate khẳng định.
Đại học California ở Irvine là một trong những trường triển khai nhiều chương trình online hữu ích cho du học sinh. Chẳng hạn "Get to know campus" (Làm quen với khuôn viên) cung cấp bài thuyết trình và video hướng dẫn về nhiều chủ đề, trong đó có các bước tiếp theo của quy trình nhập học, hỗ trợ tài chính, cơ hội học tập và đời sống sinh viên. Website của trường cũng có chức năng "Meet your fellow anteaters" (Gặp gỡ bạn bè), nơi tạo ra trò chơi ảo, giúp kết nối sinh viên.
Các chuyên gia đánh giá, đây là cách hữu ích để làm quen và kết bạn, đồng thời giúp bạn hiểu thêm về ngôi trường mình sắp theo học.
Giữ liên lạc với văn phòng sinh viên quốc tế
Sinh viên sắp nhập học cần giữ liên lạc thường xuyên với văn phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế của trường, nơi có thể cập nhật thông tin về visa, các loại vaccine Covid-19 cũng như một số thông báo bất ngờ khác. Đây cũng là nơi giúp bạn biết liệu mình có phải tham gia lớp học online không hoặc các quy định của ký túc xá.
Nhân viên của văn phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế đều có địa chỉ liên lạc gồm email (đôi khi cả số điện thoại), được công khai trên website trường. Bạn nên liên lạc với họ và đề nghị một buổi tư vấn qua Zoom nếu cảm thấy email không thể truyền tải hết mong muốn. Ngoài ra, bạn có thể cập nhật thông tin về visa dành cho sinh viên không định cư theo hướng dẫn Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ.
Allen Koh, Giám đốc điều hành của Cardinal Education, một công ty tư vấn giáo dục có trụ sở tại California, kêu gọi sinh viên quốc tế chuẩn bị cho những trường hợp bất ngờ. "Các bạn nên chuẩn bị tâm lý về việc có nhiều đợt kiểm dịch, đặc biệt là với những sinh viên từ các nước không có đường bay thẳng đến Mỹ. Các bạn phải quá cảnh tại một quốc gia thứ ba và cần theo dõi chính sách y tế của Mỹ với nơi này", Koh nói.
Các chuyên gia cho biết, nếu sở hữu bất kỳ giấy tờ xác nhận không liên quan đến lịch sử dịch tễ các ca bệnh hoặc có "hộ chiếu vaccine", du học sinh nên làm sao kê và mang theo bên mình để việc nhập cảnh tại Mỹ được thuận lợi.
'Khổ' như du học sinh thời COVID-19 Lê Vũ Anh Thư, đang học năm thứ nhất bằng Cử nhân về quản trị du lịch khách sạn trường Đại học La Trobe ở Melbourne, Úc chia sẻ, năm 2020 khá là khó khăn với du học sinh cho cả những bạn đã, đang và sẽ đi du học. "Học online trong tình trạng lệch múi giờ rất vất vả. Deadline nào...