Du học để làm giảng viên
Cơ hội nhận học bổng đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài đang rộng mở đối với các giảng viên, kể cả những người có nguyện vọng làm giảng viên của các trường ĐH, CĐ
Đối tượng dự tuyển đi đào tạo ở nước ngoài không chỉ là giảng viên của các trường ĐH, CĐ mà còn mở rộng đến cả những người có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên tại các trường. Đó là quy định vừa được Bộ GD-ĐT ban hành về đào tạo tiến sĩ cho đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ đến năm 2020.
Cơ hội cho sinh viên giỏi
Những đối tượng này bao gồm: sinh viên mới tốt nghiệp ĐH hoặc thạc sĩ nghiên cứu viên đang làm việc tại các viện nghiên cứu khoa học những người có năng lực và chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường, không quá 45 tuổi.
Lớp bồi dưỡng tiếng Anh cho học viên trước khi du học bằng ngân sách Ảnh: TT SEAMEO
Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT cho hay đối với những người có nguyện vọng trở thành giảng viên thì cần có bằng tốt nghiệp ĐH đạt loại giỏi trở lên, đồng thời có bằng tốt nghiệp thạc sĩ với kết quả học tập đạt 8,0 trở lên (theo thang điểm 10). Trường hợp được đào tạo ở nước ngoài thì đánh giá loại tốt nghiệp, kết quả học tập theo quy định về đánh giá và thang điểm của cơ sở đào tạo nước sở tại hoặc xét tương đương theo đánh giá xếp loại của Việt Nam. Những trường hợp này cần được một trường ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp.
Video đang HOT
Để bảo đảm chất lượng đào tạo, Bộ GD-ĐT yêu cầu các ứng viên phải có một trong các chứng chỉ, văn bằng: chứng chỉ trình độ ngoại ngữ cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo khung tham khảo châu Âu chung về ngoại ngữ do một cơ sở quốc tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 2 năm tính đến khi dự tuyển, phù hợp với yêu cầu của cơ sở đào tạo nước ngoài có bằng tốt nghiệp ĐH hoặc thạc sĩ ở nước ngoài nay trở lại nước đó học tập hoặc ngôn ngữ đã sử dụng trong học tập ở nước ngoài phù hợp với ngôn ngữ sẽ sử dụng để thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ.
Xét chọn hằng năm
Cục Đào tạo với nước ngoài sẽ chủ trì lập danh sách trích ngang ứng viên theo đối tượng và điều kiện xét tuyển dự kiến danh sách ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển, đồng thời phối hợp và thống nhất với Vụ giáo dục ĐH duyệt danh sách ứng viên trúng tuyển. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ quyết định danh sách ứng viên trúng tuyển nghiên cứu sinh đi học ở nước ngoài. Kết quả trúng tuyển có hiệu lực trong vòng 12 tháng đối với đối tượng đủ điều kiện ngoại ngữ và có hiệu lực trong vòng 18 tháng đối với đối tượng chưa đủ điều kiện ngoại ngữ.
Khi ứng viên có giấy tiếp nhận của cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài và đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ C1 hoặc bậc 5/6 trở lên (theo khung tham khảo châu Âu chung về ngoại ngữ), cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài sẽ có trách nhiệm ra quyết định cử giảng viên đi đào tạo cũng như tiến hành các thủ tục cho giảng viên đi học ở nước ngoài.
YẾN ANH
Theo người lao động
Thủ khoa có bước lên thảm đỏ?
Trong số gần 1.000 thủ khoa, chỉ có 107 người về làm việc tại các cơ quan nhà nước. Vì sao?
Trải thảm đỏ đón nhân tài - cụm từ này lặp đi lặp lại 10 năm qua tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, trong số gần 1.000 thủ khoa được ghi danh vào sổ vàng đặt trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chỉ có 107 người về làm việc tại các cơ quan nhà nước của thành phố. Vì sao?
Các thủ khoa năm 2011 được tuyên dương. Ảnh: Hồng Vĩnh
Tại ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN), TS Trịnh Thị Thúy Giang, Trưởng phòng Chính trị và công tác sinh viên cho biết: Có khá nhiều thủ khoa, sau khi tốt nghiệp được nhà trường mời ở lại làm giảng viên và gửi đi đào tạo ở nước ngoài.
Tuy nhiên, ký hợp đồng, nhận học bổng, học xong thạc sĩ (Ths), tiến sĩ (TS), người ở lại nước sở tại làm việc, người về nước nhưng lại bỏ ra ngoài làm việc để kiếm tiền số người ở lại nhiệt tâm với công tác giảng dạy là hiếm.
TS Trịnh Thị Thúy Giang chỉ ra: mặc dù, trường ĐHKH Tự nhiên có chính sách thu hút khá tốt đối với nhân tài (chỉ cần là thủ khoa, ký hợp đồng ở lại là có học bổng đi học nước ngoài năm đầu hỗ trợ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng tiền thuê nhà ở /1 tháng ưu tiên làm đề tài nghiên cứu khoa học để vừa có thể nghiên cứu, vừa có kinh phí chủ trì các đề tài...) nhưng mỗi năm chỉ tuyển được khoảng 15 TS. "Thu nhập mỗi tháng của một giảng viên trẻ chỉ từ 3-4-5 triệu đồng, trong khi làm cho công ty nước ngoài, người tài có thể kiếm mấy ngàn USD/tháng.
Nhà trường có muốn thu hút nhân tài cũng không thể trả nổi số lương khủng như các công ty" - TS Giang chia sẻ.
Thủ khoa khoa Kinh tế học, Phạm Ngọc Quỳnh, trường ĐH Kinh tế Quốc dân ở lại trường kể rằng: Mỗi năm trường này có khoảng 20 thủ khoa các khoa nhưng đa phần họ chọn cách ra ngoài làm việc tại ngân hàng hoặc các công ty kiểm toán quốc tế. Lý do ở lại, theo Quỳnh vì yêu công việc giảng dạy.
Chia sẻ về thực trạng này, bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội thừa nhận: Trong số 1.000 thủ khoa được vinh danh của Hà Nội. Điểm vướng ở chỗ chỉ có một số có chuyên ngành phù hợp hoặc đơn vị tuyển dụng có biên chế Trong khi, tâm trạng thủ khoa muốn được thử sức ở các cơ quan ngoài để phát huy tốt hơn chưa kể thu nhập cơ quan nhà nước không hấp dẫn.
Theo bà Thùy, để tạo được sự đột phá trong việc "trải thảm đỏ" đón nhân tài, cần phải có sự nỗ lực từ cả 2 phía người sử dụng lao động và thủ khoa.
Sự ưu đãi của thành phố chỉ đạt được phần chế độ tuyển thẳng khi vào làm việc còn lương bổng cao hơn thì khó có thể ngay.
Dù thế nào cũng cần những thủ khoa có niềm say mê thực sự và tâm huyết với công việc. Lúc đó tấm thảm đỏ sẵn sàng trải rộng.
Theo tiền phong