Du học: Áp lực không chừa sinh viên giỏi
Cách đây gần 2 năm, truyền thông Úc đưa tin về một nam sinh Trung Quốc gieo mình từ căn hộ tầng 21 xuống đất – vụ tự tử chỉ sau 3 tháng cậu sang du học ở đất nước này.
Một hội thảo tư vấn du học. Ảnh minh hoạ
Điều bất ngờ là trước khi trở thành sinh viên ĐH Melbourne, nam sinh 24 tuổi vốn là một sinh viên xuất sắc với khả năng tiếng Anh tốt. Thế nhưng, trong lớp học cậu vẫn không thể hiểu hết những gì thầy cô, bạn bè trao đổi.
Câu nói cuối cùng trước khi cậu kết liễu cuộc đời mình là “Tại sao cuộc sống lại khó khăn đến thế!”.
Mới đây, cộng đồng du học cũng chuyền tay nhau những dòng chia sẻ của một nữ sinh đang du học Mỹ bị trầm cảm và bị trường đuổi về nước. Phạm vi bài viết này không bàn về việc đúng sai trong hành xử của nhà trường, mà chỉ muốn đưa ra ví dụ về một thực tế: Áp lực của du học sinh là câu chuyện phổ biến.
IELTS cao, nghe vẫn không hiểu
Chị Phương Thủy – du học sinh đang theo học ngành Truyền thông ở Mỹ – chia sẻ, chị cũng có một người bạn từng trải qua trầm cảm nặng nề, và có ý định tự tử. “Nguyên nhân bệnh của bạn bao gồm cả việc cô đơn ở môi trường văn hóa khác, và cả việc thất vọng với chương trình học không như bạn hình dung”.
Chị Thủy cũng từng nghe nhiều về chuyện du học sinh phải đi làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống. Hầu hết là đi làm chui, có người bị phát hiện, bị cắt visa và buộc phải về nước, khiến việc học tập bị lỡ dở.
“Ngay cả chính mình, khi đi học cũng đã khá lớn tuổi, có học bổng toàn phần, lại kết hôn với một người Mỹ, thế mà có những lúc mình cũng cảm thấy việc hòa nhập với cuộc sống ở đây không dễ dàng. Mình có vốn tiếng Anh tốt, nhưng ở mặt trình bày nghiên cứu vẫn không thể tránh được cảm giác thua kém khi so với những người bạn Mỹ trong lớp. Kể ra vậy để thấy du học sinh có rất nhiều áp lực, từ mặt tài chính, tình cảm, văn hóa đến học tập” – chị Thuỷ cho biết.
Có 14 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực du học, chị Đỗ Hương cũng đồng ý rằng, kể cả những du học sinh đã chuẩn bị tốt về tinh thần, kiến thức, tiếng Anh cũng có thể gặp áp lực.
“Măc dù ở Việt Nam, các bạn có điểm IELTS, TOEFL rất cao nhưng trên thực tế khi nghe người bản xứ nói không phải lúc nào bạn cũng hiểu được hết. Thứ 2 là những khác biệt về văn hoá. Thứ 3 là các bạn thấy ’stress’ khi phải xa gia đình, không có người hỗ trợ những lúc khó khăn, không biết chia sẻ cùng ai”.
Chị Hương nói, khác với nhiều người vẫn nghĩ du học chỉ có màu hồng, được sống trong phồn hoa, tráng lệ, nhưng thực tế du học là phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Chỉ nói đơn giản chuyện mua sắm: ở Việt Nam, bước ra cửa là có ngay, sang nước ngoài đôi khi muốn mua cái gì phải đi rất xa…
Video đang HOT
Chị Phương Thuỷ cho rằng, thực tế này không phải do học sinh Việt Nam thiếu kỹ năng hay kiến thức, mà đó là vấn đề chung của nhiều du học sinh tại đây, đặc biệt là những du học sinh đến từ các nền văn hóa khác biệt với văn hóa Mỹ.
“Cái trở ngại ban đầu, nếu không quyết để vượt qua sẽ dễ trở thành một vấn đề kéo dài, khiến cho nhiều sinh viên thấy mình bị cô lập và bất mãn. Sự khác biệt trong hệ thống giáo dục cũng có thể là trở ngại lớn, đặc biệt là với những bạn học phổ thông ở trường công tại Việt Nam. Các bạn sẽ cần một giai đoạn để điều chỉnh cách học tập của mình và chủ động hơn trong giao tiếp tại lớp học”.
“Và đó là chưa kể những vấn đề khác vẫn tồn tại ở nước Mỹ như phân biệt chủng tộc, tôn giáo. Thường thì nhà trường sẽ tìm cách ngăn chặn việc này, nhưng ai đã từng trải qua cảm giác bị phân biệt sẽ ít nhiều cảm thấy tổn thương”.
Một hội thảo tư vấn du học. Ảnh minh hoạ
Phụ huynh hãy xem con có đủ bản lĩnh hay không
Theo chị Phương Thuỷ, với các phụ huynh, “đừng so sánh con mình với con người ta, và cũng đừng so sánh con mình với sinh viên Mỹ. Họ lớn lên trong môi trường quen thuộc, được pháp luật bảo hộ, họ có thể làm nhiều thứ mà du học sinh không được làm”. “Đã xác định cho con du học thì cần dạy con quản lý thời gian, tài chính và các kĩ năng ứng xử xã hội từ khi còn bé, cho con tự chủ và độc lập càng sớm càng tốt. Khi con đã đi học, thì cũng nên thấu hiểu những gì con sẽ phải đối mặt, nên biết rằng đến cả người lớn qua định cư còn có lúc muốn từ bỏ và quay về”.
“Đừng nghĩ rằng vì bố mẹ đầu tư tiền bạc cho con, con sẽ phải bằng mọi cách đứng đầu khoa. Nếu con than phiền về cuộc sống, hãy lắng nghe và động viên và cho con quyền tự quyết chứ đừng vội phán xét hay trách mắng con. Gia đình nên làm điểm tựa cuối cùng của con cái, chứ không nên chỉ là nguồn áp lực khiến con càng thấy lạc lối”.
Còn theo chị Đỗ Hương, những phụ huynh muốn cho con đi du học, ngoài các yếu tố khả năng học tập của con và tài chính gia đình, cũng cần phải xem xét mong muốn đi du học của con ở mức độ nào, tính cách, kỹ năng của con có đủ để sống tự lập được hay không.
“Có những trường hợp bố mẹ muốn ‘đẩy’ con đi. Bố mẹ thấy ở Việt Nam học chán quá, kém quá, cho đi vì nghĩ là môi trường bên đó tốt. Nhiều trường hợp con không muốn đi nhưng bố mẹ cứ muốn cho đi, có thể vì uy tín gia đình, vì muốn đi du học cho oai… nhưng nếu chính các bạn chưa sẵn sàng thì việc đi du học không có ý nghĩa và không có hiệu quả”.
Việc có nên cho con đi du học hay không phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của con, con có phải là người mạnh dạn, dám xông pha, tự lập được hay không – chị Hương nói.
“Học sinh và phụ huynh phải cùng nhau chuẩn bị những kỹ năng đó, vì đi du học giống như con dao 2 lưỡi”.
Sinh viên hãy chuẩn bị mọi kỹ năng
Với các bạn sinh viên, chị Thuỷ khuyên: cần phải chuẩn bị mọi kỹ năng sống, từ cách quản lý tiền bạc, thời gian, chăm sóc đề phòng bất trắc cho bản thân, hiểu biết về pháp luật, cởi mở trong học hỏi, tìm hiểu văn hóa nước mà mình sắp đến học. Nhưng kỹ năng này học càng sớm càng tốt, đừng để tới khi đi học mới lo”.
Trong khi đó, chị Đỗ Hương chia sẻ: “Ngoại ngữ rất quan trọng, nếu ngôn ngữ của bạn không tốt thì bạn sẽ ngại giao tiếp. Ngoài ra, hãy tìm một vài người bạn để chia sẻ. Dĩ nhiên để tìm được một người bạn thân ở một đất nước xa lạ là điều không dễ nhưng ít nhất phải tìm được nguồn vui, có người chia sẻ” – chị Đỗ Hương đưa lời khuyên.
Nguyễn Thảo
Theo vietnamnet
Cách giảm gánh nặng môn tiếng Anh cho học sinh thi vào lớp 10
Theo hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, trước khi đến lớp, các em cần chuẩn bị tốt bài ở nhà, đọc kỹ sách giáo khoa và làm bài tập.
Năm nay, thay vì chỉ thi 2 môn Toán và Ngữ văn như những năm trước, học sinh Thủ đô sẽ dự thi 4 môn gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và một môn khác. Việc tăng gấp đôi môn thi và không có sự chuẩn bị từ trước khiến nhiều học sinh cuối cấp THCS lo lắng. Áp lực càng tăng lên khi chỉ có 60-62% số học sinh tốt nghiệp THCS sẽ được tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập của Hà Nội. Số còn lại sẽ theo học tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên và học nghề.
Trong khi hai môn Văn, Toán không thay đổi so mọi năm thì Ngoại ngữ đang là trở ngại lớn với nhiều học sinh cuối cấp hai.
Nam Anh, một học sinh lớp 9, cho biết, do tập trung học Toán, Văn để thi vào lớp 10 nên tiếng Anh bị mất gốc, cậu cảm thấy rất áp lực vì chỉ còn thời gian ngắn nữa nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Tâm lý bị động cộng với lỗ hổng kiến thức là điều mà không chỉ Nam Anh gặp phải trong kỳ thi sắp tới.
Ở Hà Nội, nhiều phụ huynh đầu tư cho con đi học tiếng Anh ở trung tâm từ nhỏ. Ưu điểm của các bạn này là thiên về phản xạ, giao tiếp, tuy nhiên không phải chương trình học nào cũng đồng bộ với trên lớp. Mặt khác, nhiều học sinh đi du học chỉ tập trung trau dồi vốn tiếng Anh nên không chú tâm học các môn khác. Việc phải thi 4 môn đòi hỏi các em học đều, khối lượng kiến thức lớn.
Trước kỳ thi quan trọng, nỗi lo đó không chỉ dừng lại ở các sĩ tử mà các bậc phụ huynh cũng "đứng ngồi không yên". Chị Nguyễn Diệu Linh, Hà Nội, có con sắp vào lớp 10, chia sẻ: "Để chuẩn bị cho kỳ thi này, vợ chồng tôi và con đã lên kế hoạch từ những ngày đầu cấp".
Chị Hằng, Thanh Xuân, Hà Nội khá bối rối khi đứa thứ hai của chị sắp bước vào kỳ thi lớp 10: "Nghĩ về những ngày sắp tới, tôi thực sự thấy thương con mình". Cùng nỗi lo của bà mẹ có con chuyển cấp, thay vì ngồi một chỗ để lo, chị Quyên, Cầu Giấy, Hà Nội, tất tưởi đi tìm trung tâm luyện thi tiếng Anh cho con. Lần đầu tiên môn Ngoại ngữ được đưa vào kỳ thi lớp 10, chị và con đều lo lắng.
Gỡ nút tiếng Anh trước các kỳ thi
Thầy Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho rằng, ngoại ngữ là môn học để hội nhập. Do vậy, việc đưa môn học này để làm yêu cầu bắt buộc cho kỳ thi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp là hợp lý.
Đề thi minh họa tiếng Anh đòi hỏi học sinh đáp ứng 3 mức độ nhận thức: nhận biết - thông hiểu - vận dụng ở mức độ thấp. Số lượng câu hỏi yêu cầu học sinh phải đạt mức độ vận dụng cao chỉ chiếm 15%, chủ yếu dành cho các bạn mong muốn đạt được điểm 9, 10.
Các em cần dành một vài tuần ôn tập lại kiến thức từ lớp 6, 7, 8 và tập trung nhiều cho chương trình lớp 9. Trước khi đến lớp, các em cần chuẩn bị tốt bài ở nhà, đọc kỹ sách giáo khoa và làm bài tập. Trên lớp, các em cần chú ý nghe hướng dẫn, tích cực luyện tập và phối hợp học cùng bạn bè.
Đồng thời, việc đầu tư tiếng Anh cũng sẽ có hiệu quả lâu dài trước các kỳ thi đầu vào cấp 3, tốt nghiệp cấp 3. Nếu có chứng chỉ IELTS, các em sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT tiếng Anh, đây chính là một giải pháp hữu ích mà các phụ huynh và thí sinh nên lựa chọn.
Kỳ thi IELTS đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Học sinh nên thi chứng chỉ IELTS vào khoảng thời gian lớp 11 để không bị vướng bận hay áp lực bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT hay đại học. Để chuẩn bị cho bài thi, các em thường phải mất từ 3 đến 4 năm chuẩn bị. Vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để chuẩn bị khái niệm và nền tảng IELTS là những năm học THCS.
Với nhiều năm kinh nghiệm đào tạo IELTS, Ames English lên lộ trình, định hướng IELTS sớm cho học sinh.
Ngoài tự học, các em cần tìm một trung tâm tiếng Anh đồng bộ được việc học tập ở nhà trường và trên lớp để đảm bảo vượt qua các kỳ thi, đồng thời "dắt túi" chứng chỉ IELTS để được miễn thi.
"Là đối tác 8 năm của Nhà xuất bản Giáo dục trong việc số hóa sách giáo khoa tiếng Anh nên Ames English tích hợp chương trình học trên lớp và trung tâm, từ đó, giúp học sinh đi luyện thi chứng chỉ ở trung tâm nhưng điểm trên lớp vẫn cao. Điều này giải quyết trở ngại mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn là chương trình học trên trường và trung tâm khác hẳn nhau", đại diện Trung tâm Ames English chia sẻ.
Ngoài ra, Ames phát triển ứng dụng đồng bộ với chương trình học và chấm điểm được cả ở trường, ở trung tâm tiếng Anh và ở nhà. Hệ thống chấm điểm này tạo thành dữ liệu lớn có thể tra cứu và theo dõi mức độ tiến bộ của từng học sinh. Nhờ đó, cha mẹ nắm được đầy đủ thông tin về các bài tập, bài kiểm tra của con và hiểu rõ điểm mạnh, điểm cần khắc phục và sự tiến bộ của con hàng ngày.
Trung tâm có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo IELTS. Vì vậy, học tại trung tâm, học sinh vừa có thể ôn thi vào 10, vừa là tiền đề chinh phục chứng chỉ quốc tế, đủ điều kiện đi du học, tuyển thẳng vào một số trường đại học, miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông...
Thế Đan
Theo VNE
Hối hận vì không tính kỹ khi cho con du học Cho con đi du học ở những nước có nền giáo dục phát triển là xu hướng của nhiều phụ huynh hiện nay. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã bị 'gãy gánh' giữa đường... Trong đó có việc cơ bản là tính toán và duy trì tài chính cho suốt quá trình du học vì bất trắc có thể xảy ra bất cứ...