Dư địa cho chính sách tiền tệ là tương đối hạn chế
Các lãi suất điều hành quan trọng như lãi suất OMO, tín phiếu cùng đều cao hơn rất nhiều lãi suất giao dịch trên liên ngân hàng. Bởi vậy, dư địa của chính sách tiền tệ là tương đối hạn chế, các kỳ vọng hỗ trợ tăng trưởng sẽ đặt nhiều hơn vào chính sách tài khóa.
Đây là nhận định được SSI Research đưa ra trong báo cáo cập nhật thị trường tiền tệ tuần vừa mới phát hành.
Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm
Thông tin từ SSI Research cho biết, tuần qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) không thực hiện giao dịch trên thị trường mở và cũng tạm ngừng các giao dịch mua ngoại tệ, thanh khoản các ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn rất dồi dào, lãi suất trên liên ngân hàng giảm nhẹ, chốt tuần ở mức 0,16%/năm (-3 điểm cơ bản (bps)) với kỳ hạn qua đêm và 0,21%/năm (-2bps) với kỳ hạn 1 tuần.
Như dự báo của SSI Research trước đó, lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm thêm ở nhiều ngân hàng trong đó 4 NHTM nhà nước giảm từ 10 – 30bps; các NHTM cổ phần khác giảm từ 10 – 60bps ở tất cả các kỳ hạn. Tính từ đầu năm đến nay, lãi suất tiền gửi đã giảm tổng cộng từ 1,0 – 2,5%/năm ở hầu hết các NHTM.
Các chuyên gia của SSI Research cho biết thêm, tuyên bố duy trì chính sách lãi suất bằng 0 ít nhất tới năm 2023 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ làm dấy lên các kỳ vọng NHNN Việt Nam sẽ tiếp tục giảm lãi suất điều hành. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng hiện phổ biến ở mức 2,85% – 3,85%/năm, đã thấp hơn khá nhiều mức trần 4,25%/năm của NHNN.
“Các lãi suất điều hành quan trọng như lãi suất OMO, tín phiếu cùng đều cao hơn rất nhiều lãi suất giao dịch trên liên ngân hàng. Bởi vậy, dư địa của chính sách tiền tệ là tương đối hạn chế, các kỳ vọng hỗ trợ tăng trưởng sẽ đặt nhiều hơn vào chính sách tài khóa” – SSI Research nhận định.
Video đang HOT
Từ đầu năm, lãi suất tiền gửi đã giảm tổng cộng từ 1,0 – 2,5%/năm. Ảnh: Duy Dũng.
Tỷ giá đi ngang và ổn định
Đến nay, tổng số ca nhiễm Covid- 19 đã vượt quá 30 triệu và có gần 950 nghìn người tử vong, các nền kinh tế đã chuyển từ chống dịch sang tìm cách chung sống với dịch bệnh. Trong bức tranh ảm đạm do cơn bão Covid-19, Trung Quốc đang là điểm sáng phục hồi kinh tế. Các dữ liệu kinh tế tháng 8 cho thấy PMI sản xuất của nước này liên tục tăng trong 4 tháng gần đây, doanh thu bán lẻ 0,5% so với cùng kỳ năm 2019 sau 7 tháng giảm trước đó. Nhờ vậy, đồng Nhân dân tệ (CNY) tăng giá 0,95% so với USD trong tuần vừa qua, bất chấp mẫu thuẫn Mỹ – Trung gia tăng xoay quanh vụ TikTok.
Cũng theo SSI Research, một đồng tiền khác cũng lên giá khá mạnh so với USD trong tuần qua đó là JPY ( 1,5%) sau khi nước Nhật có Thủ tướng mới. Chỉ số DXY giảm từ 93,3 điểm về 92,9 điểm, hầu hết các đồng tiền có 1 tuần tăng giá so với USD.
Tỷ giá USD/VND niêm yết của các NHTM tiếp tục đi ngang ở mức 23.060/23.270 đồng (mua vào/bán ra) và giảm nhẹ -10 đồng/USD trên thị trường tự do, về mức 23.170/23.200 đồng. Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh giảm 18 đồng/USD, về mức 23.193 đồng/USD.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại tháng 8 thặng dư tới 5 tỷ USD, giúp cho xuất siêu lũy kế 8 tháng cao kỷ lục, đạt 13,5 tỷ USD – gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2019. Số liệu từ NHNN cũng cho thấy cán cân tổng thể thặng dư 5,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020. “Nguồn cung ngoại tệ trong nước hiện đang rất thuận lợi, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn ổn định ở mức hiện tại” – SSI Research cho hay./.
Fed nói gì về định hướng chính sách tiền tệ trong buổi họp quan trọng gần nhất?
Buổi họp chính sách 2 ngày vừa qua là buổi họp chính sách tiền tệ được lên lịch trước cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11/2020.
Ảnh: AP
Buổi họp bàn về định hướng chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã kết thúc, quan chức thuộc Fed chính thức duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở mức gần 0%, khẳng định sẽ trì hoãn việc thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi nước Mỹ đạt được trạng thái việc làm tối đa và duy trì được tỷ lệ lạm phát 2%.
Theo Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Mỹ dự kiến sẽ duy trì quan điểm chính sách nới lỏng cho đến khi các mục tiêu chính sách trên được hoàn tất.
Vào tháng trước, Fed công bố khung chính sách dài hạn, theo đó Fed cho phép lạm phát vượt lên trên ngưỡng 2%, đây là đặc điểm nổi bật nhất trong định hình chính sách tương lai của Fed.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp, ông Powell nói: "Thông điệp chính sách rất mạnh mẽ này cho thấy niềm tin và quyết tâm của chúng tôi. Chẳng có một khung chính sách nào cố định cả".
Đường cong lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục thay đổi mạnh sau khi thông điệp chính sách của Fed được phát đi trong ngày thứ Tư. Lợi suất trái phiếu thời hạn 10 và 30 năm bất ngờ tăng lên mức cao 0,7% và 1,46%. Chênh lệch giữa trái phiếu thời hạn 2 và 10 năm cũng nới rộng ra hơn một chút. Trong khi đó, đồng USD lấy lại phần nào đà sụt giảm.
Chuyên gia kinh tế trưởng tại Grant Thorton ở Chicago, bà Diane Swonk, khẳng định: "Điểm quan trọng nhất trong thông điệp của Fed chính là Fed sẽ vẫn giữ chính sách điều chỉnh trong khoảng thời gian đủ dài để có thể đưa người lao động trở lại làm việc. Ông Powell như vậy đã mềm mỏng hơn trong các tuyên bố chính sách của mình".
Buổi họp chính sách 2 ngày vừa qua là buổi họp chính sách tiền tệ được lên lịch trước cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11/2020. Có 10 thành viên cao cấp nhất thuộc Fed đã bỏ phiếu về định hướng chính sách, trong đó tỷ lệ phiếu thuận/phiếu chống là 8-2. Chủ tịch Fed tại Minneapolis, ông Neel Kashkari, đã thể hiện quan điểm không đồng thuận với việc không tăng lãi suất cho đến khi lạm phát lõi đạt mức 2%.
Trong những tuần gần đây, ông Powell và một số quan chức khác thuộc Fed đã nhấn mạnh rằng quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ đặc biệt phụ thuộc vào khả năng Mỹ kiểm soát đại dịch Covid-19 đến đâu, và rằng sẽ cần thêm chương trình hỗ trợ tài khóa để đảm bảo việc làm và thu nhập.
Vào ngày thứ Tư, Fed đã cam kết sử dụng toàn bộ các công cụ chính sách cần thiết để hỗ trợ cho quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ. Ngân hàng Trung ương Mỹ khẳng định sẽ vẫn tiếp tục mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản ít nhất ở tốc độ hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động ổn định của thị trường.
Một tuyên bố độc lập vào ngày thứ Tư đã cho thấy Fed cam kết mua khoảng 80 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và 40 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng tài sản mỗi tháng.
Giới chức Fed khẳng định lãi suất cơ bản đồng USD Mỹ sẽ vẫn duy trì ở mức siêu thấp ít nhất cho đến năm 2023. Trong cập nhật dự báo chính sách mới đây, quan chức Fed cho rằng kinh tế năm nay sẽ suy giảm chậm hơn, nhưng cũng sẽ phục hồi chậm hơn trong những năm tới.
Không chỉ hạ lãi suất đồng USD vào tháng 3/2020, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã bơm hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống tài chính thông qua hoạt động mua trái phiếu, đồng thời tung ra nhiều kênh cho vay khẩn cấp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Sự phục hồi kinh tế thế giới đang mờ dần Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới từ cuộc khủng hoảng Covid-19 đang mờ dần, thiết lập một sự khó lường trong những tháng còn lại của năm 2020. Các mối quan tâm trong giai đoạn cuối năm còn khá nhiều. Khi bước vào mùa Đông ở miền Bắc nước Mỹ có thể kích hoạt một đợt virus lan rộng khi...