Dù đang sống ở Nhật đắt đỏ, nhưng cô vợ trẻ người Việt bật mí chi phí đi chợ chỉ hơn 100k/bữa cho cả 2 vợ chồng, mâm cơm đổi món liên tục
Dù sống và làm việc tại Nhật, nhưng cô vợ trẻ vẫn cố gắng vào bếp chuẩn bị những bữa cơm đậm hương vị quê phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bất ngờ hơn, chi phí đi chợ mua thức ăn cho hai vợ chồng chỉ 100k/bữa, điều mà nhiều chị em ở quê hương cũng chưa chắc làm được.
Với mỗi người vợ nào cũng vậy, việc tự tay xuống bếp nấu ăn cho chồng chính là niềm hạnh phúc lớn nhất. Không những thế, những cặp vợ chồng xa quê hương lập nghiệp thì bữa cơm ngon cũng là cách để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Với chị Nguyễn Oanh (26 tuổi, hiện đang sống và làm việc ở Fukui, Nhật Bản) cũng như thế. Ngoài thời gian đi làm, chị Oanh cũng cố gắng sắp xếp thời gian đi chợ, mua thực phẩm tươi sống, chất lượng để nấu những bữa cơm cho hai vợ chồng.
Mâm cơm của chị Nguyễn Oanh tuy đơn giản nhưng vẫn đầy đủ 3 món rau, canh, mặn. Có bữa còn có cả hoa quả tráng miệng. Để ông xã không cảm thấy nhàm chán, chị Oanh cũng thường đổi món liên tục. Nhiều chị em sau khi chiêm ngưỡng mâm cơm của hai vợ chồng cũng phải công nhận rằng, chị Oanh thực sự đảm đang và biết cách vun vén cho gia đình.
Liên hệ với chị Nguyễn Oanh, cô vợ đảm tại Nhật tự tay nấu những mâm cơm trên mới biết, chị Oanh là người khá đam mê với nấu ăn. Dù bận bịu đi làm nhưng chị Oanh vẫn cố gắng tự vào bếp để chuẩn bị cơm nước cho cả hai vợ chồng. “ Thường buổi tối mình sẽ nấu ăn tối và chuẩn bị đồ cho sáng và ăn trưa hôm sau luôn. Trưa thì chồng mình sẽ mang cơm hộp đi làm. Mình thì đi làm khi thì ăn tại chỗ làm khi thì về nhà nấu bún, miến hoặc có gì ăn đó.
Vì ở Nhật, giá cả khá đắt đỏ nên mình phải tự trồng rau sạch trong vườn để cải thiện bữa ăn. Chủ yếu là mua thịt, cá tươi sống và hoa quả. Trung bình mình sẽ mất khoảng 100.000 đồng/bữa cho cả 2 vợ chồng. Vì chồng mình không quen các món Nhật nên mình vẫn đều đặn nấu món ăn Việt cho chồng thưởng thức“.
Chị Nguyễn Oanh (26 tuổi) hiện đang sinh sống và làm việc tại Fukui, Nhật Bản.
Vườn rau của gia đình được vợ chồng chị Oanh chăm sóc, vun vén.
Theo chị Nguyễn Oanh chia sẻ, mỗi lần mua thực phẩm chị đều mua số lượng lớn để tủ ăn dần. Gần nhà chị Oanh có một cửa hàng thực phẩm Việt, chị sẽ thường đặt hàng 2 tuần/lần. Mỗi lần mua sẽ cố gắng đặt nhiều cùng một lúc để đỡ chi phí vận chuyển. Từ các loại thịt, cá, đến gia vị như xả, riềng, ớt, các loại rau ăn kèm mà gia đình không trồng được. Mỗi đợt chi phí rơi vào khoảng 2 triệu đồng.
Hàng tuần chị Oanh cũng sẽ bổ sung thịt, cá mua tại siêu thị gần nhà nếu cảm thấy thiếu. Thêm một số loại hoa quả tươi, rau củ như cà rốt, ớt chuông. Mọi chi phí được chị Oanh tính toán rất cẩn thận và chi tiết.
Video đang HOT
Bữa cơm gia đình của vợ chồng chị Nguyễn Oanh.
Theo chị Nguyễn Oanh, tuy nguồn nguyên liệu cho món ăn Việt ở nước ngoài thường khá hạn chế, nhưng nếu khéo léo, bạn vẫn có thể có những bữa cơm quê hương phong phú và đầy đủ dinh dưỡng. “ Thực phẩm bên Nhật so với ở Việt Nam cũng không đắt đỏ hơn, thậm chí một số thực phẩm giá còn rẻ hơn nữa, nên mỗi bữa cơm nhà mình thường rơi vào 500 yên Nhật, tính tiền Việt khoảng 100 nghìn cho mỗi bữa ăn. Đó là cả số thức ăn để hôm sau 2 vợ chồng mang đến công ty ăn trưa.
Ví dụ như mình mua hai nước mắn Nam Ngư 500ml sẽ có giá 80k, xả Việt sẽ có giá 150k/0,5kg, thịt lợn là 200k/kg. Gà sẽ rẻ hơn, như gà dai khoảng 100k/con, gà non sẽ là 200k/kg. Thịt bò rẻ nhất sẽ có giá 250k/kg trở lên hoặc tùy loại bò Nhật hay nhập khẩu mà giá thành sẽ cao hơn“, chị Oanh chia sẻ.
Vì làm tại siêu thị nên việc lựa chọn thực phẩm sao cho kinh tế và tiết kiệm nhất cũng dễ dàng hơn với chị Oanh. Đặc biệt, công việc chỉ cần làm tới 14h chiều nên về sớm chị Oanh có thể tranh thủ nghỉ ngơi, nghĩ tới thực đơn cho bữa tối hoặc ra vườn chăm sóc rau củ.
“ Ở bên này chỉ có hai vợ chồng nên ăn uống cũng không quá cầu kì. Thường thì chồng mình thích ăn món gì thì mình nấu thôi, vì mình làm việc trong siêu thị nên cũng không gặp nhiều khó khăn trong việc đi chợ và lựa chọn thực phẩm. Mỗi bữa, nhà mình ăn cơm cũng như các gia đình Việt khác đủ 3 món canh, xào, mặn“, chị Nguyễn Oanh cho biết.
Cùng ngắm thêm hình ảnh vườn rau xanh tốt của chị Nguyễn Oanh tại Fukui, Nhật Bản:
3 bài toán chi tiêu khi đi chợ lúc thịt lợn tăng giá
Nếu trước đây, gia đình nhà chị Bắc, 35 tuổi ở Tây Mỗ (Hà Nội) không ngày nào là không ăn thịt lợn thì hiện nay do giá thịt lợn tăng quá mạnh nên bà nội trợ này buộc phải tính đến bài toán kinh tế để không phải bỏ tiền ăn thêm mà vẫn có thịt cá ăn hàng ngày.
Gia đình chị Bắc có tất cả 5 thành viên gồm bố chồng, 2 vợ chồng chị và 2 con đang học cấp 2. Trước đây, khi thịt lợn chưa tăng giá, mỗi ngày đi chợ chị vẫn cố tằn tiện khoảng 200 ngàn đồng/ngày 2 bữa. Tính ra mỗi bữa ăn chính của gia đình, chị thường chi tiêu hết khoảng 100 ngàn đồng/bữa.
"Riêng bữa sáng thì mình không tính vì ai thích ăn gì thì ăn. Các cháu đến trường thì mình cho mỗi con 10 ngàn đồng để mua xôi, bánh mỳ. Còn sữa thì mỗi con 1 hộp mang đi. 3 người lớn còn lại, mình tận dụng đồ ăn thừa ngày hôm trước để rang cơm, nấu mì tôm trứng, nấu cơm sáng ăn cho tiết kiệm. Nói chung 1 ngày mình chỉ chi tiêu trong khoảng 200 ngàn tiền thức ăn thôi", chị Bắc nói.
Tuy nhiên, suốt từ vài tháng nay, do giá thịt lợn tại các chợ dân sinh tiếp tục tăng mạnh, thậm chí nhiều lần, giá thịt lợn nạc vai chạm mốc 200-220.000 đồng/kg. Chính bởi thế, có thời điểm chị Bắc buộc phải tăng tiền ăn lên 300 ngàn đồng/ngày.
Cứ mỗi lần đi chợ mua thịt, chị Bắc lại thấy xót ruột khi phải cắn răng "móc ví".
"Trước cả gia đình 5 người chỉ mua khoảng 70-100 ngàn thịt lợn là đã có thể chế biến 1 bữa nướng hay kho tàu ăn đề huề. Giờ 5 người nhà mình phải mua 120-150 ngàn tiền thịt thì mới có thể ăn thoải mái", chị Bắc kêu ca.
Cứ mỗi lần đi chợ mua thịt, chị Bắc lại thấy xót ruột khi phải cắn răng "móc ví". Sau đợt dịch Covid, do thu nhập của 2 vợ chồng chị bị giảm đi, chị Bắc không thể tăng tiền ăn như trước được.
Chị lại phải cố gắng đưa mức tiền ăn về 200 ngàn đồng/ngày. Nhưng áp dụng triệt để mấy cách chi tiêu sau khi đi chợ để bữa cơm vẫn đầy đủ thịt cá, dưỡng chất cho gia đình:
Thay thịt lợn tươi bằng thịt đông lạnh
Theo chị Bắc, hiện nay, giá thịt lợn tại chợ dân sinh thời gian này tăng chóng mặt, có những ngày giá thịt lợn loại thịt nạc vai đã chạm mốc 200.000 đồng/kg.
Giá thịt mông cũng từ 170 - 180.000 đồng/kg. Thịt ba chỉ từ 160-180 ngàn đồng tùy theo dải thịt dài ngắn. Nếu mua dải thịt ba chỉ ngon, ngắn, nạc thì phải bán 185.000 đồng/kg. Dải thịt dài, nhiều mỡ thì mềm giá hơn, từ 175 - 180.000 đồng/kg. Sườn non: 220.000 đồng/kg, các loại xương cục đều tăng giá.
Do đó thay vì ăn ba chỉ ngắn hay nạc vai hoặc sườn non như mọi ngày, những tháng vừa rồi chị Bắc chuyển hướng sang ăn thịt lợn đông lạnh để có mức giá rẻ phải chăng.
Những tháng vừa rồi, chị Bắc chuyển hướng sang ăn thịt lợn đông lạnh để có mức giá rẻ phải chăng.
Theo đó, bà nội trợ này cho biết, thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ Canada, Brazil, Đức, Ba Lan, Hoa Kỳ và Liên bang Nga với giá trung bình khoảng 60.000 đồng/kg tùy loại sản phẩm. Mức giá này thấp hơn nhiều so với giá thịt lợn hơi và các sản phẩm thịt lợn nội địa có bán trên thị trường.
"Mình mua thịt đông lạnh xuất khẩu từ các cửa hàng bán thịt heo đông lạnh hoặc ở trong siêu thị thấy giá rất phải chăng. Chẳng hạn ba chỉ heo 150-160.000 đồng/kg, thịt thăn 150-160.000 đồng/kg, sườn non 139.000 đồng/kg, móng giò 42.000 đồng/kg, chân giò 69.000 đồng/kg, cốt lết 88.000 đồng/kg,... Mức giá thịt lợn đông lạnh này rẻ hơn hẳn so với thịt tươi bên ngoài mà vẫn đảm bảo về chế biến thơm ngon, chi phí hợp lý", chị Bắc kể.
Mua thịt bò, gà, ngan, vịt, trứng, cá thay thế thịt lợn
Trước tình trạng giá thịt lợn tăng cao, người tiêu dùng như chị Bắc cũng đã chuyển dần sang ăn nhiều thịt gà, vịt, thịt ngan hơn. Điều này giúp chị Bắc vừa tiết kiệm chi phí sinh hoạt, gia đình chị lại được thưởng thức thoải mái.
Chị Bắc cho biết, với mức giá thịt lợn hiện tại, người tiêu dùng có thu nhập thấp như vợ chồng chị không thể ăn nhiều thịt lợn như trước được. Bởi thế chị phải đổi thói quen sang sử dụng nhiều thịt gà, ngan, vịt, trứng, cá hơn để tiết kiệm chi phí sinh hoạt.
Trước tình trạng giá thịt lợn tăng cao, người tiêu dùng như chị Bắc cũng đã chuyển dần sang ăn nhiều thịt gà, vịt, ngan hơn.
"Thời gian đầu khi mới chuyển sang thay đổi thói quen ăn thịt lợn sang thịt gà, vịt, ngan, các thành viên trong gia đình mình cũng cảm thấy chán và trống vắng khi thiếu hụt thịt lợn. Song mấy tháng nay gia đình mình ăn cũng đã quen. Mình cứ mua gà, vịt, ngan và liên tục thay đổi cách chế biến cũng như phối hợp thực phẩm khác như cá, tôm, cua, trứng để nấu những món ăn ngon bình dân, đổi món. Mọi người ăn nhiều hơn và thoải mái hơn", chị Bắc bộc bạch.
Người phụ nữ này cũng khẳng định, giá cá, gà, vịt, tôm, trứng... ăn vừa rẻ hơn thịt lợn vừa tốt cho sức khỏe. Vì thế những ngày này chị coi đây là lựa chọn khá hợp lý để thắt chặt chi tiêu.
Chỉ ăn những phần thịt có giá rẻ khác của thịt lợn
Trong khi thu nhập không tăng, thậm chí bị hụt đi 1 chút, chưa kể mặt hàng thịt lợn (một thực phẩm thiết yếu) đã tăng quá cao nên bà nội trợ này cũng phải tự chi tiêu thông minh hơn.
Chỉ ăn những phần thịt có giá rẻ khác của thịt lợn.
"Trước đây thay vì hay ăn sườn hoặc thịt nạc vai, giờ mình chuyển hướng ăn những phần thịt lợn giá rẻ mà dôi thịt hơn khi chế biến. Chẳng hạn giờ mình mua xương cục, xương hom chỉ khoảng vài chục ngàn đồng/kg. Xương cục heo gồm toàn bộ phần xương heo sau khi đã lóc bỏ thịt, gân, cơ, mỡ bán trên xương. Vì thế mình mua về dùng để ninh nước dùng, nấu lẩu, cháo, phở, nấu cháo, soup, nấu các loại canh rau củ... đều rất ngon ngọt hoặc mua phần thịt đầu rồng cũng rất dôi thịt mà giá lại rẻ", chị Bắc kể.
Đi chợ online và offline siêu tiết kiệm với LOTTE Mart Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của đại đa số các gia đình nên chi tiêu tiết kiệm là mối quan tâm của hầu hết các gia đình. Cùng đồng hành với người tiêu dùng trong giai đoạn khó khăn này, LOTTE Mart đã liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi trên cả kênh mua...