Dự báo thị trường hàng hóa 2025
Năm 2025, thị trường hàng hóa toàn cầu dự báo sẽ đối mặt với nhiều thách thức do tăng trưởng kinh tế chậm lại và rủi ro địa chính trị gia tăng.
Giá dầu thô Brent có thể tiếp tục chịu áp lực giảm, trong khi vàng được kỳ vọng sẽ tăng giá nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn.
Nhân viên làm việc tại giếng dầu ở Wasit, Iraq. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nhận định của ông Heng Koon How, Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB Singapore, năm 2024 chứng kiến nhiều biến động đáng kể trên thị trường hàng hóa toàn cầu. Giá dầu thô Brent đạt đỉnh ở mức 90 USD/thùng vào quý 2, nhưng sau đó giảm còn 75 USD/thùng vào cuối năm.
Tương tự, giá đồng – một thước đo khác về sức khỏe của nền kinh tế thế giới – đạt đỉnh ở mức chỉ dưới 11.000 USD/tấn trong quý 2 và đã giảm xuống mức 9.000 USD/tấn vào tháng 12.
Ngược lại, giá vàng lại tăng mạnh nhờ vai trò “trú ẩn an toàn” trong bối cảnh bất ổn kinh tế và địa chính trị, khép lại năm ở mức 2.600 USD/ounce, tăng 33% so với đầu năm.
Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tạo sức ép đáng kể lên giá dầu và đồng.
Sau các gói kích thích kinh tế ban đầu, niềm tin của nhà đầu tư vào Trung Quốc vẫn chưa phục hồi đáng kể. Ngành bất động sản nước này đang vật lộn với khoản nợ khổng lồ, chi tiêu bán lẻ yếu kém, và nguồn cung tiền suy giảm. Với nguy cơ đối mặt mức thuế thương mại cao hơn từ chính quyền Trump mới, dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2025 đã bị điều chỉnh giảm 0,3 điểm phần trăm xuống còn 4,3%. Thực tế là Trung Quốc đang ngày càng khó đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%.
Video đang HOT
Ở châu Âu, triển vọng kinh tế cũng không mấy sáng sủa. Đức và Pháp – hai động lực chính của Eurozone – đang tiệm cận suy thoái, trong khi xung đột Nga-Ukraine khiến các quốc gia ở đây phải gia tăng chi tiêu quốc phòng. Tăng trưởng yếu kém cùng khủng hoảng nợ gia tăng buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải giảm lãi suất từ 4,5% xuống 3,15% trong năm 2024.
Thị trường dầu thô Brent đối mặt áp lực kép từ giảm cầu và sự thay đổi cấu trúc cung ứng toàn cầu. Mỹ hiện là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, với sản lượng 13,5 triệu thùng/ngày, vượt xa Saudi Arabia (9 triệu thùng/ngày). Điều này làm giảm ảnh hưởng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) lên giá dầu. Triển vọng nhu cầu toàn cầu suy yếu khiến giá dầu Brent dự kiến duy trì quanh mức 70-75 USD/thùng trong năm 2025, thậm chí có thể giảm dưới 70 USD nếu thuế quan thương mại gia tăng.
Giá đồng, thường được gọi là “Tiến sĩ Đồng” do khả năng dự báo sức khỏe kinh tế, đang cho thấy triển vọng ảm đạm. Với giá dưới 9.000 USD/tấn vào cuối năm 2024, đồng phản ánh tình trạng suy yếu trong công nghiệp Trung Quốc. Tồn kho đồng trên các sàn giao dịch lớn đã tăng, cho thấy nhu cầu giảm sút. Dự báo, giá đồng có thể giảm xuống mức 7.500 USD/tấn vào cuối năm 2025.
Vàng – “ngôi sao sáng” giữa bất ổn
Trong bối cảnh bất ổn kinh tế và địa chính trị, vàng tiếp tục khẳng định vị thế là tài sản trú ẩn an toàn. Từ mức 2.000 USD/ounce vào tháng 1/2024, vàng đã tăng lên 2.600 USD/ounce vào cuối năm.
Các yếu tố thúc đẩy nhu cầu vàng bao gồm sự dịch chuyển đầu tư khỏi đồng USD, gia tăng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương châu Á và thị trường mới nổi, cũng như nhu cầu vàng vật chất từ người tiêu dùng.
Những rủi ro địa chính trị và chính sách thương mại của chính quyền Trump dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong năm 2025.
Mặc dù triển vọng ngắn hạn đối với dầu và đồng khá tiêu cực, nhưng bức tranh dài hạn vẫn có điểm sáng. Với dầu thô Brent, rủi ro nguồn cung từ Trung Đông và xung đột địa chính trị có thể đẩy giá tăng trở lại. Đồng, nhờ nhu cầu từ quá trình chuyển đổi năng lượng xanh và xe điện, cũng có thể đối mặt nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong dài hạn.
Ngược lại, vàng tiếp tục được hỗ trợ mạnh mẽ bởi nhu cầu đa dạng hóa tài sản và giảm thiểu rủi ro địa chính trị, đặc biệt trong bối cảnh thị trường toàn cầu chịu tác động từ chính sách thương mại Mỹ.
Năm 2025 hứa hẹn mang đến diễn biến trái chiều cho các mặt hàng chính. Dầu thô Brent và đồng chịu áp lực từ tăng trưởng kinh tế suy giảm ở Trung Quốc và châu Âu, cũng như rủi ro thuế quan thương mại. Trong khi đó, vàng nổi lên như một tài sản an toàn, dự kiến tiếp tục đà tăng mạnh.
Nền kinh tế thú cưng tại Hong Kong 'ăn nên làm ra'
Số liệu của Cơ quan Thống kê chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) cho thấy hơn 240.000 hộ gia đình ở đặc khu này nuôi chó hoặc mèo, chiếm gần 10% tổng số hộ gia đình tại đây.
Đa dạng thức ăn cho thú cưng được bày bán trong siêu thị tại Hong Kong.
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, nền kinh tế thú cưng của Hong Kong có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây, cho thấy mức độ coi trọng của người dân đối với thú cưng. Thú cưng không chỉ là người bạn đồng hành trung thành của con người mà còn là thành viên quan trọng của gia đình và cộng đồng. Chúng giúp con người xây dựng các mối quan hệ xã hội, nâng cao ý thức cộng đồng và sự gắn kết.
Doanh thu hằng năm của ngành thú cưng Hong Kong tiếp tục tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ thú cưng cao cấp. Không chỉ Hong Kong, mà cả thị trường hàng hóa và dịch vụ liên quan đến thú cưng trên toàn cầu cũng đang tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc trong những năm gần đây. Năm 2020, thị trường thú cưng toàn cầu đạt khoảng 179,4 tỷ USD, dự kiến quy mô các ngành liên quan sẽ tăng đáng kể lên tới 241,1 tỷ USD vào năm 2026, tăng hơn 34%. Những năm gần đây, nhiều thương hiệu đã giới thiệu các loại thức ăn được chế biến cẩn thận với các nguyên liệu chất lượng cao như thịt, đậu Hà Lan và đậu lăng, đáp ứng nhu cầu của những người nuôi thú cưng ở Hong Kong có chế độ ăn chất lượng cao cho thú cưng.
Cửa hàng bán phụ kiện cho thú cưng.
Khả năng phục hồi của nền kinh tế thú cưng của Hong Kong cũng đáng được chú ý. Doanh thu của các dịch vụ chăm sóc thú cưng, phòng khám thú y và chăm sóc thú cưng cũng như các ngành liên quan khác tiếp tục tăng. Ngay cả trong thời kỳ kinh tế suy yếu, mức tiêu thụ liên quan đến thú cưng vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định. Các cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng thà giảm chi tiêu cá nhân hơn là giảm đầu tư vào vật nuôi, 83% người nuôi thú cưng khẳng định không có giới hạn chi tiêu trong vấn đề này.
Cùng với việc người dân Hong Kong tiếp tục coi trọng thú cưng hơn, nền kinh tế thú cưng dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và trong tương lai gần, Hong Kong sẽ phát triển thành trung tâm kinh tế thú cưng hàng đầu ở châu Á.
Ngoài ra, du lịch thú cưng cũng đã trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế thú cưng của Hong Kong. Từ các khách sạn và nhà hàng thân thiện với vật nuôi đến công viên và bãi biển dành cho thú cưng, Hong Kong cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau để chủ vật nuôi và thú cưng có thể cùng nhau tận hưởng trải nghiệm du lịch tuyệt vời. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thú cưng mà còn tiếp thêm sức sống mới cho ngành du lịch Hong Kong.
Đưa thú cưng đi dạo chơi ở khu vực công viên dành riêng cho thú cưng.
Nhìn vào Hong Kong và các khu vực lân cận, nền kinh tế thú cưng đã tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Điều này có thể liên quan đến tỷ lệ sinh thấp ở các khu vực liên quan và nhiều người sử dụng thú cưng để thay thế cho việc sinh con.
Khi dạo quanh Hong Kong, không khó để nhận thấy trên đường phố và trong các trung tâm mua sắm lớn có những cửa hàng thú cưng, thức ăn cho thú cưng được bày trên kệ siêu thị, thậm chí còn có cả cửa hàng bán đồ dùng cho thú cưng ở các ga tàu điện. Kể từ khi ra mắt công viên chia sẻ thú cưng ở Hong Kong vào năm 2019, đã có 175 công viên đã được mở cửa cho "những đứa trẻ có lông". Một số công viên có nhà vệ sinh cho thú cưng, hộp thu gom phân, khu vui chơi cho thú cưng, văn hóa thú cưng đã thâm nhập khắp nơi và được công chúng chấp nhận.
Thú cưng dạo chơi ở khu vực cảng Victoria, Hong Kong.
Mặt khác, Hong Kong ủng hộ việc nuôi thú cưng một cách văn minh và có luật quy định việc nuôi giữ, quản lý và kiểm soát thú cưng. Theo luật, nếu bạn nuôi động vật trong nơi ở hoặc nơi công cộng và con vật đó gây ra tiếng ồn đáng lo ngại, người nuôi sẽ bị phạt tới 10.000 HKD (khoảng 33 triệu đồng); nếu để lại phân chó trên đường phố hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt một khoản tiền cố định 1.500 HKD; nếu một con chó lớn không được kiểm soát hiệu quả hoặc không được xích đúng cách, chủ sở hữu có thể bị phạt 25.000 HKD hoặc bị phạt tù 3 tháng.
Dự trữ vàng của Nga đạt mức cao kỷ lục mới Theo Ngân hàng trung ương Nga, dự trữ vàng thỏi của nước này trong tháng 10 đã đạt mức cao kỷ lục mới là 207,7 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên dự trữ vàng thỏi cua Nga vượt mốc 200 tỷ USD. Các thỏi vàng tại một nhà máy kim loại quý ở Krasnoyarsk, Nga. Ảnh: Sputnik Đài RT dẫn thông báo...