Tại sao các ngân hàng trung ương lại ồ ạt mua vàng?
Vàng được xem như tài sản an toàn chống lại lạm phát và có vai trò quan trọng trong chiến lược đối phó với các lệnh trừng phạt quốc tế và giảm phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.
Dự báo giá vàng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, thúc đẩy các ngân hàng trung ương khác tăng cường dự trữ vàng.
Trong bối cảnh bất ổn toàn cầu, vàng tiếp tục khẳng định vị thế của mình như một tài sản an toàn và có giá trị trong cả ngắn hạn và dài hạn. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo mạng tin châu Âu Euronews.com ngày 23/8, trong những năm gần đây, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã gia tăng tích trữ vàng với một tốc độ chưa từng thấy. Điều này không chỉ thu hút sự chú ý của các chuyên gia tài chính mà còn gây ra nhiều đồn đoán về nguyên nhân và tác động của xu hướng này.
Một ví dụ điển hình là Ngân hàng Quốc gia Ba Lan (NBP), nơi Chủ tịch Adam Glapiński đã công bố kế hoạch tiếp tục mua vàng để đảm bảo kim loại quý này chiếm 20% dự trữ quốc gia. Trong quý 2/2024, NBP đã mua thêm 19 tấn vàng, nâng tổng lượng vàng dự trữ lên 377,4 tấn, biến Ba Lan trở thành một trong những quốc gia tích trữ vàng lớn nhất thế giới.
Lý do các ngân hàng trung ương mua vàng
Một trong những lý do chính khiến các ngân hàng trung ương trên thế giới gia tăng tích trữ vàng là nhu cầu đa dạng hóa dự trữ quốc gia. Khi tình hình kinh tế toàn cầu trở nên bất ổn và các cú sốc địa chính trị gia tăng, vàng được xem như một tài sản an toàn, giữ giá trị trong thời kỳ khủng hoảng. Trong khi các tài sản khác như tiền tệ và cổ phiếu có thể dễ dàng mất giá trị, vàng lại có khả năng duy trì giá trị ổn định và thậm chí tăng giá trị trong thời điểm bất ổn.
Video đang HOT
Thêm vào đó, vàng có vai trò như một “hàng rào” chống lại lạm phát. Lạm phát là một mối đe dọa lớn đối với các nền kinh tế toàn cầu, và vàng thường được xem là hàng rào chống lại sự mất giá của tiền tệ. Khi tỷ lệ lạm phát gia tăng, giá trị thực của tiền mặt và các tài sản khác có thể bị xói mòn. Vàng, với đặc tính giữ giá trị tốt trong điều kiện lạm phát cao, giúp bảo vệ dự trữ của các ngân hàng trung ương khỏi sự mất giá của tiền tệ và giữ cho giá trị tài sản được ổn định.
Ngoài vai trò như một tài sản dự trữ, vàng còn có thể được sử dụng như một công cụ chính sách và tài sản thế chấp. Các ngân hàng trung ương có thể sử dụng vàng để làm tài sản thế chấp trong các giao dịch quốc tế hoặc để đối phó với các tình huống khẩn cấp tài chính. Trong một số trường hợp, vàng cũng có thể giúp các quốc gia đối phó với các lệnh trừng phạt quốc tế, như trường hợp của Nga, khi nước này mua vàng để duy trì thanh khoản khi các phương tiện tài chính khác bị chặn hoặc khó tiếp cận.
Một yếu tố khác thúc đẩy việc mua vàng là mong muốn giảm sự phụ thuộc vào các tiền tệ thống trị toàn cầu như đô la Mỹ. Khi các quốc gia tăng cường dự trữ vàng, họ có thể giảm sự phụ thuộc vào các đồng tiền quốc tế có thể chịu sự biến động chính trị hoặc kinh tế.
Điều này giúp các quốc gia giữ được sự chủ động trong các giao dịch quốc tế và bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi sự biến động của các loại tiền tệ thống trị.
Vì vậy, trong quý 2/2024, nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đạt 183 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài Ba Lan, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã gia tăng đáng kể lượng vàng dự trữ của mình. Các quốc gia như Jordan, Qatar, Uzbekistan, và Iraq cũng gia nhập làn sóng này, cho thấy xu hướng tích trữ vàng không chỉ giới hạn ở các nền kinh tế lớn mà còn lan rộng ra nhiều khu vực trên thế giới.
Tuy nhiên, việc các ngân hàng trung ương mua vàng ồ ạt đã có tác động trực tiếp đến giá của kim loại quý này. Trong quý 2/2024, giá vàng đã vượt mức kỷ lục 2.500 đô la Mỹ một ounce, điều này không chỉ làm tăng giá trị tài sản dự trữ của các ngân hàng trung ương mà còn khiến nhiều nhà đầu tư khác phải cân nhắc về giá trị đầu tư vào vàng. Nhu cầu vàng không chỉ đến từ các ngân hàng trung ương mà còn từ các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát gia tăng và các xung đột địa chính trị tiếp tục diễn ra, như cuộc chiến giữa Nga và Ukraine hay căng thẳng giữa Israel và Hamas.
Về triển vọng tương lai, với sự gia tăng không ngừng của các cú sốc kinh tế và địa chính trị, dự kiến các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục xu hướng mua vàng trong tương lai. Mặc dù một số chuyên gia dự đoán giá vàng có thể giảm nhẹ vào cuối năm 2024, khả năng giá vàng duy trì ở mức cao vẫn rất lớn. Điều này tạo ra áp lực lên các ngân hàng trung ương khác để tăng cường dự trữ vàng, đặc biệt là khi đối mặt với những thách thức kinh tế và tài chính toàn cầu.
Trung Quốc có thể là bên mua vàng nhiều nhất nhằm bớt phụ thuộc USD
Các ngân hàng trung ương đang ráo riết mua vàng trong năm nay, nhưng không rõ ngân hàng trung ương nước nào đứng sau hầu hết hoạt động mua vàng này, làm dấy lên suy đoán rằng đó chính là Trung Quốc.
Theo tờ Asia Nikkei ngày 22/11, các nhà phân tích cho rằng khi chứng kiến Nga bị phương Tây trừng phạt tiền tệ, Trung Quốc và một số quốc gia khác đã nhanh chóng giảm bớt phụ thuộc đồng USD.
Theo báo cáo tháng 11 của Hội đồng Vàng Thế giới, các ngân hàng trung ương đã mua ròng 399,3 tấn vàng trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng này đánh dấu con số tăng vọt so với 186 tấn trong quý trước và 87,7 tấn trong quý đầu tiên, trong khi chỉ riêng tổng số vàng được mua từ đầu năm đến nay đã vượt qua mọi năm kể từ năm 1967.
Những người mua như ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và Ấn Độ báo cáo mua lần lượt 31,2 tấn, 26,1 tấn và 17,5 tấn. Vấn đề là tổng lượng mua được này chỉ là khoảng 90 tấn, có nghĩa là không rõ ai đã mua ròng khoảng 300 tấn còn lại.
Ông Koichiro Kamei, một nhà phân tích tài chính và kim loại quý, cho biết thường sẽ có một số người mua ngoài dự báo, nhưng mua với số lượng lớn như hiện nay là chưa từng có. Điều này khiến các chuyên gia đồn đoán về những người mua này.
Ông Emin Yurumazu, một nhà kinh tế tại Nhật Bản, cho biết: "Chứng kiến tài sản ở nước ngoài của Nga bị đóng băng như thế nào sau cuộc xung đột ở Ukraine, các nước chống phương Tây rất muốn tích trữ vàng trong tay".
Nhà phân tích thị trường Itsuo Toshima cho biết: "Trung Quốc có thể đã mua một lượng vàng đáng kể từ Nga".
Trung Quốc đã có những động thái tương tự trước đây. Sau khi giữ im lặng từ năm 2009, Trung Quốc đã khiến thị trường bất ngờ vào năm 2015 khi tiết lộ rằng họ đã tăng lượng vàng thêm khoảng 600 tấn. Trung Quốc đã không báo cáo hoạt động mua vàng nào kể từ tháng 9/2019.
Ông Toshima cho biết Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có khả năng đã mua một phần trong số hơn 2.000 tấn vàng của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga.
Các ngân hàng trung ương và các tổ chức chính phủ đã tích lũy vàng trong hơn 10 năm qua, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 làm xói mòn niềm tin vào trái phiếu kho bạc Mỹ và các tài sản bằng đô la Mỹ khác, khiến họ phải cố gắng đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các quốc gia mới nổi có mức tín nhiệm thấp cũng đang tìm cách tăng cường dự trữ vàng - vốn có tính thanh khoản cao và không có rủi ro chủ quyền.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc đã bán 121,2 tỷ USD nợ Mỹ (tương đương với khoảng 2.200 tấn vàng) từ cuối tháng 2, ngay sau cuộc tấn công đầu tiên của Nga vào Ukraine và cuối tháng 9.
Theo cơ quan hải quan Trung Quốc, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu vàng Nga trong tháng 7, tăng hơn 8 lần trong tháng và gấp khoảng 50 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nikos Kavalis, Giám đốc điều hành công ty tư vấn kim loại quý Metals Focus, cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng nhìn chung các ngân hàng trung ương sẽ vẫn là những người mua ròng vàng, dựa trên hiệu quả hoạt động của kim loại này trong những năm gần đây".
Các ngân hàng trung ương thường không bán lượng vàng nắm giữ trên thị trường, nghĩa là họ càng mua nhiều kim loại quý, điều này sẽ hỗ trợ giá vàng mạnh hơn.
Giá vàng thế giới tăng cao do giới đầu cơ Trung Quốc dồn dập 'lướt sóng' Xu hướng các nhà đầu cơ Trung Quốc ồ ạt mua vàng là nguyên nhân chính khiến giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục trong tháng nay. Khách hàng chọn mua trang sức tại tiệm vàng ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Theo tạp chí tài chính Financial Times, sàn giao dịch hàng hóa Thượng Hải (SHFE) đã có 295.233...