Dự án tham vọng sản xuất điện từ ‘mặt trời nhân tạo’ của Trung Quốc
Trung Quốc có thể sản xuất điện từ “ mặt trời nhân tạo” được đề xuất trong vòng một thập kỷ tới nếu dự án này được chính phủ đồng ý.
Trung Quốc muốn lò phản ứng tạo ra đủ năng lượng để sản xuất điện. Ảnh: Xinhua
Theo tờ SCMP, Giáo sư Song Yuntao, Giám đốc Viện Vật lý Plasma ở Hợp Phì, nói với truyền thông địa phương tại một hội nghị về kiểm soát carbon ở Bắc Kinh mới đây rằng quá trình xây dựng một lò phản ứng nhiệt hạch có thể hoàn tất vào đầu những năm 2030 nếu chính phủ ủng hộ.
Công nghệ nhiệt hạch, hay còn gọi là mặt trời nhân tạo, có thể cung cấp năng lượng sạch không giới hạn bằng cách mô phỏng quá trình nhiệt hạch hạt nhân ở Mặt trời. Mặc dù vậy, công nghệ này tương đối phức tạp về kỹ thuật và các nỗ lực phát triển công nghệ này trên thế giới bị trì hoãn và gặp trở ngại vì chi phí cao.
Chính phủ Trung Quốc đã đề nghị các nhà khoa học chuẩn bị cho Lò phản ứng Thử nghiệm Công nghệ Nhiệt hạch Trung Quốc (CFETR), gồm có thiết kế kỹ thuật và xây dựng một cơ sở thử nghiệm lớn ở thành phố Hợp Phì. Tuy nhiên, Giáo sư Song cho biết vẫn đang chờ chính phủ đồng ý.
Video đang HOT
Mục đích của các nhà khoa học là muốn CFETR trở thành cơ sở đầu tiên sản xuất điện bằng sức nóng nhiệt hạch. Quá trình này có một thách thức là kiểm soát khí, hydro cực nóng khi nhiệt độ bên trong lò phản ứng dự kiến đạt hoặc vượt 100 triệu độ C.
Trong giai đoạn hoạt động đầu tiên, lò phản ứng được thiết kế để sản xuất sản lượng điện ổn định khoảng 200 megawatt, tương đương sản lượng một nhà máy điện chạy bằng than cỡ nhỏ.
Lò phản ứng nhiệt hạch của Trung Quốc có thể sẽ không phải là lò phản ứng đầu tiên trên thế giới khi mà Pháp gần hoàn thành Lò phản ứng Thí nghiệm Nhiệt hạch (ITER) và có thể sử dụng vào năm 2025. Sau nhiều lần bị trì hoãn năm 2007, ITER trở thành dự án khoa học quốc tế tốn kém nhất lịch sử khi các nước liên quan phải chi ra từ 45 đến 65 tỷ USD. Mặc dù đây sẽ là lần đầu tiên mặt trời nhân tạo được đưa vào thực tế nhưng không thể duy trì nhiệt mà nó tạo ra để có đủ năng lượng cho sản xuất điện.
Trung Quốc và các nước khác đang hỗ trợ và theo dõi tiến độ ở Pháp, đồng thời tự phát triển dự án lò phản ứng nhiệt hạch của riêng mình. Cuộc đua xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch đang nóng dẫn giữa các quốc gia. Mỹ đề xuất dự án sản xuất điện với các trạm nhiệt hạch thí điểm từ năm 2035 và 2040, còn Anh đã đề xuất thương mại hóa năng lượng nhiệt hạch tới năm 2040.
Nghiên cứu nhiệt hạch ở Trung Quốc bắt đầu bằng công nghệ và trang thiết bị của Nga nhưng ngày càng có vị trí cao hơn trong lĩnh vực này những năm gần đây.
Hồi tháng 5, thiết bị mô phỏng ở Hợp Phì đã tạo ra plasma đốt cháy ở 150 triệu độ C, được duy trì ở mức ổn định hơn 100 giây và đây là kỷ lục thế giới. Các nhà khoa học cũng đã trữ được khí nóng bằng từ trường cực mạnh tạo ra từ các chất siêu dẫn.
Theo Giáo sư Song, mục tiêu tiếp theo của dự án sẽ là tăng thời gian đốt lên 400 rồi 1.000 giây.
Công trình này đã làm lợi cho các ngành khác vì nhờ tiến bộ trong nghiên cứu nhiệt hạch mà năng lực sản xuất vật liệu siêu dẫn của Trung Quốc đã tăng gấp 10.000 lần.
Các chất siêu dẫn rất cần thiết trong một loạt ngành, từ vận tải cho tới thiết bị y tế và tăng cường sản xuất chất siêu dẫn sẽ giúp giảm đáng kể giá thành.
Chính phủ Trung Quốc dự định khởi động xây dựng hàng loạt nhà máy năng lượng nhiệt hạch trước năm 2060 – thời hạn để đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon của nước này.
Thông tin về sản xuất điện bằng “mặt trời nhân tạo” được đưa ra vào thời điểm Trung Quốc đang thiếu điện nghiêm trọng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ngờ thiếu hụt điện năng tại Trung Quốc. Nhiều khu vực trên thế giới đang mở cửa trở lại sau khi buộc phải đóng cửa vì COVID-19, làm tăng nhu cầu sản xuất tại Trung Quốc để phục vụ xuất khẩu, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ điện tăng vọt. Điều này khiến giá than đá dùng cho nhiệt điện leo thang. Nhưng giới chức Trung Quốc không cho phép các nhà máy này tăng giá mạnh đủ để bù mức tăng đầu vào, buộc họ phải cắt giảm thời gian cấp điện từ các nhà máy.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...