Dow Jones tăng hơn 7% trong tháng 6/2019
Dow Jones chôt lại tăng được 7,2% trong tháng và như vây có tháng 6 tăng điêm mạnh nhât từ năm 1938, tăng được 14% trong nửa đâu năm 2019.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, thị trường chứng khoán đóng cửa tăng điểm, dẫn đầu là cổ phiếu các ngân hàng sau khi Fed công bố kết quả đợt kiểm tra sức khỏe các ngân hàng vào cuối ngày thứ Năm.
Dù vậy tâm lý nhà đầu tư vẫn băn khoăn về cuộc gặp bàn về vấn đề thương mại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại G-20 ở Nhật vào tối ngày thứ Sáu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 73,78 điểm tương đương 0,3% lên 26.599,96 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 16,84 điểm tương đương 0,6% lên 2.941,76 điểm. Chỉ số Nasdaq đóng cửa phiên tăng 38,49 điểm tương đương 0,5% lên 8.006,24 điểm.
Trong ngày giao dịch cuối cùng của tháng và quý, chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt lại tăng được 7,2% trong tháng và như vậy có tháng 6 tăng điểm mạnh nhất từ năm 1938, tăng được 14% trong nửa đầu năm 2019; trong khi đó S&P 500 tăng 6,9% trong tháng và có tháng 6 tăng điểm mạnh nhất từ năm 1955 và tăng được 17,4% tính từ đầu năm đến nay. Chỉ số Nasdaq tăng 7,4% trong tháng và tăng được 21% trong 6 tháng đầu năm 2019.
Video đang HOT
Việc thị trường tăng điểm mạnh trong tháng 6/2019 diễn ra bắt đầu từ khi Fed để ngỏ cửa nới lỏng chính sách tiền tệ. Vào đầu tháng này, Fed khẳng định sẽ hành động nếu thấy phù hợp nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế. Điều này khiến thị trường kỳ vọng nhiều hơn vào khả năng lãi suất sẽ bị cắt giảm vào tháng 7/2019.
Trong ngày thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ công bố tiêu dùng của người dân Mỹ tăng 0,4% trong tháng 5/2019, cùng lúc đó thu nhập cá nhân tăng 0,5% trong cùng khoảng thời gian trên. Giới chuyên gia tham gia khảo sát của MarketWatch đã dự báo về mức tăng 0,3% và 0,5%.
Chỉ số lạm phát của Fed, chỉ số PCE, cho thấy tăng trưởng lạm phát giảm từ 1,6% trong tháng 4/2019 xuống 1,5% trong tháng 5/2019. Như vậy nó hỗ trợ quan trọng cho quan điểm của Fed trong việc hạ lãi suất trong những tháng tới để đưa lạm phát về mức 2% theo mục tiêu của Fed.
Đại học Michigan công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong tháng 6/2019, chỉ số này duy trì ở mức 98,2 điểm, trên mức 98 theo khảo sát với các chuyên gia kinh tế của MarketWatch.
Trung Mến
Theo m.bizlive.vn
Vàng tăng, lãi suất khó giảm, tỷ giá dịu lại
Thị trường tiền tệ tuần qua, lãi suất tăng nhẹ trên liên ngân hàng (LNH) và ổn định ở thị trường 1 (dân cư tổ chức). USD và EUR giảm giá, VND cùng với hầu hết các đồng tiền khác phục hồi.
Diễn biến tỷ giá đang theo chiều hướng thuận lợi
Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hút ròng 3.179 tỷ đồng chủ yếu bằng tín phiếu, đẩy số lượng tín phiếu lưu hành lên xấp xỉ 68 nghìn tỷ đồng. Thanh khoản vẫn dồi dào khiến lãi suất trên liên ngân hàng giảm nhẹ ở các kỳ hạn ngắn, hiện ở mức 3.1%/năm với kỳ hạn qua đêm và 3.28%/năm với kỳ hạn 1 tuần. Ngược lại, kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng tăng nhẹ.
Lãi suất huy động thị trường 1 vẫn duy trì ổn định ở mức 4.1%-5.5% với kỳ hạn dưới 6 tháng; 5.5-7.45% với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng; và 6.4-7.8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng trừ một số ngân hàng có thị phần làm huy động nhỏ đưa ra mức lãi suất trên 8%/năm.
Theo thông tin từ NHNN, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tại cuối tháng 4/2019 của khối các NHTM nhà nước và khối các NHTM cổ phần lần lượt ở mức 31% và 31.5%- giảm so với mức 31.6% và 32.9% tại cuối tháng 2/2019.
Mức giới hạn tối đa của chỉ tiêu này hiện tại là 40% nhưng tại dự thảo thông tư thay thế thông tư 36, NHNN đưa ra lộ trình giảm về mức 30% trong vòng 2 hoặc 3 năm tới. Lãi suất với các kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên) vì thế vẫn khó giảm, thậm chí có thể tăng nhẹ theo các chương trình ngắn hạn để thực hiện các mục tiêu bán niên tại 30/6/2019 của các ngân hàng.
Tâm điểm tuần qua là kỳ họp tháng 6 của FED với quyết định giữ nguyên lãi suất 2.25-2.5% nhưng thể hiện quan điểm nới lỏng tiền tệ, giới quan sát cho rằng gần như chắc chắn FED sẽ hạ lãi suất vào tháng 7 tới. Lợi tức TPCP Mỹ tiếp tục giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn, hiện kỳ hạn 10 năm đã chạm mốc 2%/năm - mức thấp nhất trong 2.5 năm trở lại đây và hiện vẫn thấp hơn kỳ hạn 3 tháng.
Không chỉ FED, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) cũng phát tín hiệu hạ lãi suất và khả năng tái khởi động chương trình nới lỏng định lượng nếu lạm phát tiếp tục thấp xa so với mức mục tiêu 2%. Trước đó, lãi suất cơ bản cũng đã được cắt giảm xuống mức thấp kỷ lục tại Australia, Ấn Độ.
Với động thái nới lỏng tiền tệ rõ nét hơn của FED và ECB, cả đồng USD và EUR đều giảm giá khá mạnh so với hấu hết các đồng tiền khác. GBP, JPY, CNY, CAD, KRW tăng giá lần lượt 1%, 1.3%, 1.1%, 1.8% và 2%. Chỉ số DXY mất mốc 97 và giảm mạnh về 96.1, tỳ giá USD/CNY ở mức 6.87.
Diễn biến quốc tế thuận lợi, nguồn cung ngoại tệ trong nước khá dồi dào do dòng vốn FDI và cán cân thương mại nửa đầu tháng 6 tương đối khả quan khiến cho VND tiếp tục có một tuần hồi phục. Tỷ giá giao dịch USD/VND giảm 35 đ/USD trên ngân hàng về mức 23.230/23.350 và giảm 30đ/USD trên thị trường tự do, về mức 23.280/23.300.
Như vậy, kể từ đầu tháng 6 đến nay, VND đã tăng giá 0.56% so với USD, giảm mức mất giá của VND từ 0.84% tại cuối tháng 5 xuống chỉ còn 0.28% so với cuối năm 2018. Tỷ giá trung tâm giảm 4đ/USD, ở mức 23.055đ/USD.
Nóng nhất tuần qua là diễn biến giá vàng khi mặt hàng này tiếp tục tăng mạnh, chạm đỉnh gần 6 năm qua, hiện ở mức 1.407 USD/oz, khiến cho giá vàng trong nước cũng tăng mạnh lên 38.37 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 38.65 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, tăng gần 1 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước.
K.HUYỀN
Theo tienphong.vn
Tiền gửi của kho bạc đang chi phối diễn biến thị trường tiền tệ Đang có những diễn biến bất thường trên thị trường tiền tệ trong thời gian gần đây. Theo đó, trong nửa đầu tháng 4-2019, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng cao liên tục. Nhưng từ một tuần trở lại đây, lãi suất liên ngân hàng lại đột ngột giảm mạnh. Trong nửa đầu tháng 4-2019, lãi suất trên thị...