DOTA 2: Những điều thú vị ít người biết về các vị tướng (Phần 1)
Liệu bạn thực sự đã hiểu hết mọi thứ về vị tướng mà mình yêu thích trong thế giới DOTA 2?
Abaddon
Biệt danh của vị tướng này là “Lord of Avernus”, Avernus được lấy theo tên một ngọn núi lửa rất nổi tiếng ở Italia, nơi được cho là lối vào một thế giới ngầm ở thời cổ đại. Trong Kinh thánh Kito giáo, Abaddon là tên của một thiên thần, người mà sau này sẽ sống lại từ Abyss và trở thành chỉ huy của một đội quân châu chấu.
Alchemist
Hai anh em nhà giả kim thuật.
Trong giai đoạn thử nghiệm và sản xuất, toàn bộ những gì người hâm mộ biết được về nhà hóa học điên khùng này chỉ là “Alchemist được đặt tên là AI và là một tiến sĩ hóa học cực kỳ tài năng nhưng cũng khống kém phần cổ quái”.
Hình tượng Alchemist dường như được lấy từ bộ manga cũng như anime “Giả kim thuật” hay tên tiếng Anh là “Fullmetal Alchemist”. Hình ảnh Alchemist với chú yêu tinh trên đầu cũng khá tương đồng với 2 anh em nhân vật chính, Edward và Alphonse trong tác phẩm trên.
Anti – Mage
Cặp anh em sinh đôi: Anti – Mage và Terrorblade.
Tên thật của Anti – Mage trong DOTA là Magina, trong DOTA 2, tên thật của vị tướng này bị loại bỏ vì nhiều lý do mà khả năng lớn nhất là vấn đề bản quyền.
Theo cốt truyện của DOTA, Anti – Mage có một người anh em sinh đôi là Terrorblade.
Axe
Video đang HOT
Axe, phiên bản nữ.
Ngoài cái tên trên, Axe còn có một cái tên khá hài hước là “Mogul Kahnt Touch This”, lấy ý tưởng từ ca khúc nổi tiếng “You Can’t Touch This” của MC Hammer. Axe, Disruptor và Warlock đều có xuất xứ từ các bộ lạc Oglodi.
Hai lời thoại khi deny của Axe được lấy từ bộ phim nổi tiếng: Willy Wonka & the Chocolate Factory. Mogul Khan được lấy cảm hứng từ Khan Noonien Singh trong loạt phim Star Trek, người được mô tả như người đàn ông đặc biệt của quân đội.
Atropos – The Bane Elemental
Nguồn gốc của cái tên Atropos xuất phát từ thần thoại Hy Lạp. Trong đó, Atropos là vị thần già nhất trong ba vị thần quyết định số phận, Atropos sẽ lựa chọn nạn nhân rồi cắt đứt sợi chỉ sinh mệnh để kết thúc cuộc đời của họ.
Ý tưởng và khả năng của Bane được xây dựng dựa trên trò chơi Tactics Ogre: The Knight của Lodis. Trong trò chơi này, Bane sở hữu cho mình những kỹ năng giống hệt trong DOTA 2 là Enfeeble, Nightmare, Brain Sap và Fiend Grip.
Bristleback
Trong phiên bản thử nghiệm, tên gốc đầu tiên của Bristleback được tiết lộ là Bristlebog.
Trong bức Wallpaper của Bristleback cũng hé lộ sự xuất hiện của Skywarth Mage
Broodmother
Theo tiểu sử của DOTA, những con nhện xuất hiện từ kỹ năng Spiderlings có nguồn gốc từ mối quan hệ của Broodmother cùng với Anub’arak – the Nerubian Assassin. Thế nhưng, trong DOTA 2, vì những vấn đề bản quyền, Nerubian Assassin đã được thay thế bằng Nyx Assassin, qua đó thay đổi hoàn toàn câu chuyện của Broodmother cũng như cắt đứt mối quan hệ giữa hai vị tướng này.
Centaur Warrunner
Bradwarden là tên một nhân vật trong phần đầu tiên của series tiểu thuyết kinh điển: “The DemonWars Saga” của nhà văn nổi tiếng R.A Salvatore.
Chaos Knight
Chaos Knight và Keeper of the Light là cặp kỵ sĩ song sinh, một đại diện cho bóng tối, một đại diện cho ánh sáng
Clinkz
Ngoài cái tên Bone Fletcher, Clinkz còn có một cái tên hài hước khác là Clinkz Eastwood, một kiểu chơi chữ theo tên của nam diễn viên nổi tiếng Clint Eastwood.
Một số lời thoại của Clinkz được lấy từ những vở kịch của đại danh hào nổi tiếng Shakespeare
Clockwerk
Mũ bảo hiểm của Clock chính thức được đưa vào Team Fortress 2 vào 18/8/2011, đó cũng là thời điểm mà chú người máy này chính thức sở hữu chiếc mũ của riêng mình
Một trong những hình động khi chết của Clockwerk lấy ý tưởng từ bộ phim Terminator 2: Judgment Day.
Câu thoại khi hy sinh: “Tôi hỏng mất rồi…chả khác gì bánh răng để ngoài mưa” của Clockwerk bắt nguồn từ bộ phim nổi tiếng Blade Runner.
Dark Seer
Lời thoại của Dark Seer: “Không, tôi sẽ không thể làm bộ râu của mình bình tĩnh được” như sự trả lời cho những câu đe dọa đến từ hai vị tướng thù địch nhất của Dark Seer là Clockwerk và Beatsmaster. Tất cả lời thoại của hero này đều được lồng tiếng bởi Sam A. Mowry.
Doom
Những kỹ năng của Doom khá tương đồng với những kỹ năng của chủng tộc BlueMage trong Final Fantasy. Kỹ năng LVL có thể được lấy ý tưởng từ kỹ năng Level 5 Death. Trong khi Devour thì khá giống với khả năng nấu nướng của Quina Quen. Chưa kể, kỹ năng đặc biệt Doom thì có tên gọi giống hệt một kỹ năng của Blue Mage, tuy khác nhau ở tác dụng.
Ultimate của Doom có hình một ngôi sao năm cánh, mang ý nghĩa là một sự bảo vệ, khá bất ngờ khi Doom được ví như vua quỷ của địa ngục.
Khi nhặt được rune invi, Doom có thói quen nhắc lại những lời răn: “Thấy không phải là ác, nghe không phải là ác, nói cũng không phải là ác”
Drow Ranger
Bản tạo hình lúc đầu của Traxex có đôi chút khác so với hình ảnh của cô hiện tại. Ở tạo hình ban đầu, vị tướng này có mái tóc trắng hơi khác một chút, bên cạnh đó mắt của cô cũng hoàn toàn là một màu trắng, cùng với đó là trang phục có đôi phần hở hang hơn tạo hình hiện tại.
Ban đầu, ultimate của Traxex có xác suất một hit có thể kill ngay 1 creep bất kỳ. Nhưng sau đó, Valve cảm thấy hơi bất hợp lý và đã chỉnh sửa lại skill đó như ngày hôm nay.
Traxex rất may mắn khi được xuất hiện trong tác phẩm comic về DOTA 2: “Are We Heroes Yet?”
Earthshaker
Điều thú vị là trong thần thoại Hy Lạp, chúa tể của các đại dương, Poseidon đôi lúc được gọi là Earthshaker, do với khả năng của mình, ngài hoàn toàn có thể gây ra các vụ sóng thần cũng như động đất. Khi sử dụng ultimate, Earthshaker sẽ hét lên câu thoại “Chaos Dunk”.
Ember Spirit
Hầu hết các câu thoại trong các hành động hay kỹ năng của Ember chỉ dài đúng bốn chữ, bằng với số lượng chữ trong hầu hết các thành ngữ, tục ngữ của người Trung Quốc thời xưa
Theo Gamek