Đột ngột tăng giá gấp 3 lần, dân tiếc ngẩn tiếc ngơ vì không còn dứa để bán
Sau thời gian giảm sâu, giá dứa tại một số địa phương đang trên đà tăng vọt, nhiều bà con nông dân phấn khởi thu hoạch nhưng cũng không ít hộ nông dân tiếc hùi hụi vì dứa chín cho thu hoạch cách đây nửa tháng.
Anh Lê Viết Thành, trú tại Thị trấn Nông trường Thống Nhất (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) chia sẻ, hiện tại dứa đã lên khoảng 6.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với tháng trước.
“Thời điểm cách đây nửa tháng, giá dứa được thu mua với giá chỉ khoảng 4-4.500 đồng/kg, với giá đó thì nông dân không có lãi, vì phải thuê nhân công thu hoạch mất 300.000 đồng/tấn nên tính ra bán dứa chỉ đủ tiền phân bón”.
Những quả dứa chín vàng đang được bán lẻ với giá 12.000 đồng/quả.
“Đợt giá rẻ nhà tôi bán được khoảng 30 tấn, giờ còn 10 tấn nữa đến kỳ thu hoạch, thương lái đang trả với giá 6.000 đồng/kg loại đẹp, giá này chưa phải cao nhưng đã có lãi chút ít rồi. Mùa hè nắng nóng, nhu cầu ăn hoa quả cũng như dùng nước ép tăng cao đồng thời dịch bệnh cũng được đẩy lùi, thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội đã chấm dứt nên giá dứa tăng lên cũng dễ hiểu”, anh Thành nói.
Theo anh Thành, rút kinh nghiệm từ nhiều vụ, anh trồng dứa thành nhiều lứa, nhiều mảnh. “Mỗi lứa cho thu hoạch cách nhau 1 tháng để phòng trường hợp mất mùa hoặc mất giá thì không bị trắng nay. Cách 1 tháng sẽ thu hoạch 1 vườn, cứ như vậy tôi có dứa bán quanh năm với sản lượng khảng 100 tấn/năm. Hiện tại, nắng nóng gay gắt nên nhà tôi phải dùng lưới chống nắng để che ruộng, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cây dứa”, anh Thành phân tích.
Thương lái đi ô tô đến tận ruộng dứa tại Thanh Hóa thu mua với giá 6.000 đồng/kg.
Trồng 2ha dứa đã đến kỳ thu hoạch, anh Dương Văn Quyết, trú tại xã Bắc Sơn (huyện Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phấn khởi nói: “Năm nay dứa được mùa, 2ha nhà tôi cho thu hoạch khoảng 40 tấn, thương lái đang mua với giá 6.500-7.000 đồng/kg loại 1, giá bốc xô khoảng 5.200 đồng/kg. Với giá này không lỗ nhưng lời cũng không nhiều nhưng cũng tôi cũng vui vì giá lên, người nông dân như tôi đỡ khổ. Làm cả năm trời, bỏ bao nhiêu công sức, tiền của vào dứa mà giá thấp quá thì chết”.
Chị Vương Hoài Thu, trú tại xã Bản Lầu (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) cho biết, cách đây nửa tháng hơn 40.000 gốc dứa đến kỳ thu hoạch đúng vào thời điểm thực hiện cách ly toàn xã hội nên giá rất rẻ.
Những quả dứa chín vàng tại ruộng nhà chị Thu được mua với giá chỉ 2.000 đồng/kg trong thời điểm cách đây nửa tháng.
“Nhà tôi có khoảng 4 vạn gốc, như mọi năm giá dứa bình ổn sẽ cho thu hoạch khoảng 100 triệu đồng, nhưng năm nay thì lỗ to. Bán cả 25 tấn dứa với giá 2.000 đồng/kg được 50 triệu đồng thì mất 12 triệu tiền thuê người hái vận chuyển xuống điểm thu mua. Giờ hết cách ly, giá dứa lên gấp 3 lần, thương lái mua với giá 6.300 đồng/kg mà không còn dứa để bán, chán lắm chị ơi”, chị Thu thở dài.
Nhiều hộ trồng dứa phải căng lưới đen che nắng cho dứa không bị rám, xấu mã.
Chị Thu cho biết thêm, thời điểm này nắng nhiều sẽ khiến dứa bị rám hoặc bị khô, chất lượng quả dứa không được nước như cách đây nửa tháng, năng xuất cũng sẽ kém hơn nên các hộ trồng dứa lựa chọn xuống giống vào thời điểm trước Tết để thu hoạch vào tháng 3 hàng năm. “Mọi năm giá dứa bình ổn, năm nay dịch bệnh nên mình không lường trước được, giá thị trường thế nào thì mình theo như vậy thôi”, chị Thu cho biết thêm.
Giá dứa tăng cao, nhiều hộ nông dân rộn ràng thu hoạch.
Theo ghi nhận của PV tại thị trường Hà Nội, dứa đang được bán với giá từ 10-15.000 đồng/quả tùy loại, thời tiết nắng nóng gay gắt nên nhu cầu mua bán các loại trái cây có tính giải nhiệt như dứa và nước ép dứa được nhiều người quan tâm.
Chia sẻ của thầy giáo 8X gây "bão mạng" từ tranh vẽ bằng phấn trắng trên bảng đen
Thời gian qua, thầy giáo trẻ Lê Đức Hùng, giáo viên Trường THCS & THPT Thống Nhất, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã khiến cộng đồng mạng phải xuýt xoa trước tài năng vẽ tranh bằng phấn trắng trên nền bảng đen của mình.
Chia sẻ của thầy giáo 8X gây "bão mạng" từ tranh vẽ bằng phấn trắng trên bảng đen
Thầy giáo Lê Đức Hùng (SN 1988) là giáo viên bộ môn Mỹ thuật, Trường THCS & THPT Thống Nhất, huyện Yên Định, Thanh Hóa. Trong quá trình công tác tại nhà trường, thầy đã thực hiện hàng loạt tranh vẽ bằng phấn trắng trên nền bảng đen với các chủ đề như: vẻ đẹp quê hương đất nước; các danh thắng nổi tiếng của quê hương, đất nước; làng quê Việt Nam; an toàn giao thông; bạo lực gia đình; bạo lực học đường; bảo vệ môi trường...
Thầy Hùng sinh ra và lớn lên ở quê hương Nông trường Thống Nhất (nay là thị trấn Thống Nhất), huyện Yên Định, Thanh Hóa trong gia đình có 2 chị em. Bố thầy là kỹ sư nông nghiệp, mẹ là giáo viên mầm non đã nghỉ hưu.
Thầy giáo trẻ chia sẻ, ngay từ nhỏ đã có đam mê vẽ và ước mơ sau này được trở thành thầy giáo dạy họa. Đó cũng chính là động lực luôn thổn thức thầy giáo trẻ quyết tâm theo nghề họa.
Sau khi tốt nghiệp THPT, thầy Hùng không do dự mà quyết định chọn thi vào Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa (nay là Trường Đại học Văn hoá - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa) và học tập ở đây.
Thầy Hùng có đam mê vẽ từ nhỏ và quyết tâm trở thành giáo viên họa.
Năm 2011, sau khi ra trường, thầy Hùng vào huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai công tác và giảng dạy. Đến năm 2016, niềm vui, niềm hạnh phúc đã đến khi thầy được chuyển về công tác tại Trường THCS & THPT Thống Nhất - ngôi trường ở vùng đất thầy đã sinh ra và lớn lên.
Là thầy giáo trẻ, mới về trường nhưng thầy Hùng luôn trăn trở tìm phương pháp dạy môn Mỹ thuật sao cho học sinh dễ hiểu nhất. Thầy Hùng nhận thấy phấn trắng, bảng đen là những vật dụng quen thuộc nhất của giáo viên và học sinh nên quyết định tận dụng để vẽ tranh dạy học sinh.
Thầy Hùng đã thực hiện hàng loạt tranh vẽ về danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
Từ viên phấn trắng và nền bảng đen, bàn tay khéo léo của thầy giáo trẻ, làm nênnhững tác phẩm nghệ thuật sống động, chân thực mang nhiều thông điệp hướng học sinh đến tình yêu quê hương đất nước và giáo dục cho học sinh lối sống tốt, tránh xa các tệ nạn xã hội.
Nhờ tâm huyết, tài năng và sự sáng tạo của mình, thầy Hùng đã luôn cuốn hút học sinh tham gia học sôi nổi trong các tiết học Mỹ thuật.
Ngoài vẽ hàng loạt tranh về chủ đề danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước, gần đây thầy Hùng tiếp tục thực hiện nhiều bức tranh cổ động, biếm họa phê phán tệ nạn xã hội trong các giờ học thực hành. Qua đó, thầy Hùng mong muốn truyền cho các em học sinh thông điệp về những tác hại của các tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Những bức tranh cổ động, biếm họa phê phán tệ nạn xã hội được thầy Hùng vẽ trong các giờ học thực hành.
"Mong muốn các em học sinh nhận biết được những tác hại của tệ nạn xã hội, tôi muốn dùng chính hình ảnh để tuyên truyền, giáo dục cho các em nên đã tìm hiểu những mẫu tranh cho phù hợp với lứa tuổi và lồng ghép vào các giờ học Mỹ thuật", thầy Hùng chia sẻ.
Em Đỗ Đoàn Phương Thảo, học sinh lớp 7A1, Trường THCS&THPT Thống Nhất chia sẻ: "Chúng em luôn được thầy quan tâm, tận tình hướng dẫn để có được kỹ năng vẽ tốt nhất. Qua các tiết học bổ ích ấy, chúng em càng thêm yêu thích môn học Mỹ thuật hơn, càng thêm yêu quê hương đất nước hơn và biết được cái đúng, cái sai, tránh xa những tệ nạn xã hội".
Nhờ tâm huyết, tài năng và sự sáng tạo của mình, thầy Hùng đã luôn cuốn hút học sinh tham gia học sôi nổi trong các tiết học Mỹ thuật.
Để có được những tác phẩm nghệ thuật, ngoài giờ lên lớp, thầy Hùng cũng dành nhiều thời gian lên mạng internet tìm hiểu các cách vẽ khác nhau, làm sao để học sinh dễ hiểu và dễ hình dung nhất.
Với mỗi bức vẽ hoàn chỉnh, thầy Hùng không mất quá nhiều thời gian nhưng đó là những tư liệu minh họa cho học sinh trong mỗi tiết học. Từ nội dung bức tranh, thầy Hùng đặt ra những câu hỏi, tình huống để các em học sinh trả lời, tranh luận...
Học sinh được rèn luyện các kỹ năng vẽ.
"Phấn trắng là công cụ giáo viên sử dụng hàng ngày, rất gần gũi với giáo viên và học sinh. Chính vì thế, tôi đã tìm hiểu cách vẽ bằng phấn, chắt lọc cách vẽ cùng với kỹ năng của mình để thực hiện bài vẽ bằng phấn, giúp cho học sinh có thể nhận biết và hiểu được những nội dung tranh vẽ của mình để hướng học sinh đến những điều tốt", thầy Hùng chia sẻ.
Thầy giáo Vũ Văn Thành, Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Thống Nhất cho biết: "Thầy Lê Đức Hùng là giáo viên trẻ, mới về nhận công tác tại trường được hơn 3 năm. Trong 3 năm qua, thầy Hùng rất nhiệt tình tham gia các hoạt động của nhà trường và đặc biệt là giáo viên có năng khiếu trong bộ môn Mỹ thuật.
Có thể nói với khoảng thời gian chưa dài tại trường nhưng thầy đã để lại những dấu ân tốt đẹp với các em học sinh. Với khả năng vẽ trong điều kiện rất đơn giản là vẽ bằng phấn trắng trên nền bảng đen, nhưng thầy đã truyền cảm hứng cho các em học sinh, giúp các em nhận thức được những điều hay lẽ phải, những thói hư tật xấu trong cuộc sống để không mắc phải những tệ nạn ấy...".
Tranh vẽ giúp các em nhận thức được những thói hư tật xấu trong cuộc sống để không mắc phải những tệ nạn ấy.
Cũng theo thầy Thành, mặc dù điều kiện của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tạo điều kiện cho thầy Hùng vừa nâng cao tay nghề vừa thực hiện công tác giảng dạy tại nhà trường. Ở trường cũng bố trí cho thầy phòng để thầy có điều kiện thực tập, truyền cảm hứng cũng như giảng dạy cho các em học sinh.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Công văn báo cáo xây dựng tượng đài Bà Triệu Trong lúc Huyện ủy, UBND huyện Yên Định đang bị "tố" mắc nợ hơn 50 tỷ đồng, thì huyện này lại có công văn báo cáo việc xây dựng tượng đài, với kinh phí hàng chục tỷ đồng. UBND huyện Yên Định - nơi vừa có báo cáo tỉnh Thanh Hóa việc xây dựng tượng đài Bà Triệu. Liên quan đến vấn đề...