Động vật trò chuyện như người?
Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Italy cho thấy, giữa ngôn ngữ con người và liên lạc của động vật có nhiều điểm giống nhau, nhiều hơn so với giả định ban đầu.
Chim cánh cụt châu Phi.
Các nhà nghiên cứu ở ĐH Turin (Italy) đã phân tích 590 bản ghi âm, chứa các âm thanh do 28 cá thể chim cánh cụt châu Phi trưởng thành phát ra.
Dự án được thực hiện với sự hợp tác của các vườn bách thú Italy. Hóa ra, động vật cũng tuân thủ các quy tắc ngôn ngữ tương tự như con người. Ở đây có 2 sự tương đồng quan trọng và chủ yếu.
Thứ nhất, các “mệnh đề” riêng lẻ, thường được chim cánh cụt sử dụng, là đơn âm và rất ngắn. Cũng tương tự như ở người: Chúng ta thường sử dụng những từ ngắn, chẳng hạn như: “Tôi”, “anh”, “và”, “ừ”, “vâng”…
Thứ hai, theo luật Menzeratha – Altmann, một mệnh đề càng dài thì các thành phần cấu tạo nên mệnh đề đó càng ngắn. Nói một cách khác, trong các mệnh đề nhiều âm tiết, chúng ta thường sử dụng các âm tiết ngắn. Các nhà khoa học đã quan sát được sự tương đồng như vậy trong “ngôn ngữ” của chim cánh cụt.
Theo các nhà khoa học, nhờ phát ra các âm thanh, chim cánh cụt đực có thể tự giới thiệu, thông báo cho các đối thủ về “lãnh thổ” mà nó chiếm giữ.
Các nhà khoa học rút ra kết luận rằng, nguyên tắc ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng, không phải là kết quả của bản chất biểu tượng mà là kết quả của các quy tắc tự nhiên, chi phối giao tiếp. Các quy tắc này cũng có thể quan sát thấy trong thế giới loài vật.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Video đang HOT
Khám phá những loài sinh vật 'độc nhất vô nhị' dưới đáy Châu Nam Cực
Châu Nam Cực vốn là nơi rất ít người từng đặt chân đến nên những sinh vật nằm dưới đáy sâu tại đây đều được coi là độc nhất vô nhị.
Những sinh vật cực kỳ hiếm hoi này được phát hiện bởi Tiến sĩ Susanne Lochart trong chuyến đi tới Nam Cực của bà.
Nhờ thiết bị lặn chuyên dụng, Tiến sĩ Susanne Lochart dễ dàng tiếp cận tầng đáy của vùng biển ở Nam Cực.
Bà đã ghi lại một số hình ảnh về các loại sinh vật hết sức đặc biệt tại đây.
Thậm chí bà còn mang một số mẫu vật từ dưới đáy đại dương về nghiên cứu.
Soi trên kính hiển vi...
... và chụp lại hình ảnh một số loài sinh vật đặc biệt.
Loài sinh vật này được Tiến sĩ Susanne Lochart phát hiện ở độ sâu 420m.
Loài sinh vật này trông không khác gì một con giun.
Khó ai có thể tin "cành cây" này lại nằm sâu dưới đáy đại dương.
"Kén tằm" đặc biệt.
Dưới đại dương cũng có "nhện".
"Miếng thịt tua tủa tăm cắm vào" này cũng được lấy từ dưới đáy đại dương.
Cũng có những loài sinh vật dường như chỉ xuất hiện trong trí tưởng tượng của chúng ta.
Có lẽ nhiều người biết đến Châu Nam Cực với hình ảnh những chú cá voi...
... hay chim cánh cụt nhiều hơn.
Theo Trần Khánh/VOV
Top 10 con vật "kỳ dị" có thật trên đời Đột biến gen xảy ra ở động vật khiến chúng có màu mắt, màu lông, thêm bộ phận nào đó là chuyện thường. Đôi khi tạo hóa tạo ra những điều phi thường mà con người vẫn chưa thể hiểu hết. Dưới đây là 10 hình ảnh về con vật kỳ dị khó tin chúng có thật trên đời: Cá mập bạch tạng...