Đồng Tháp: Viết chữ lên giấy, vải,… xưa rồi, nay anh thầy giáo điển trai “hô biến” thư pháp trên lá sen cực phẩm
Với những ai yêu vẻ đẹp bình dị, sự e ấp của những đóa hoa sen vươn lên từ bùn lầy, hay thích những sản phẩm làm từ sen của tỉnh Đồng Tháp, chắc hẳn sẽ thích thú khi chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật thư pháp có 1 không 2 của một thầy giáo trẻ.
Từ lá sen, qua bàn tay tài hoa 1 thầy giáo (ngụ huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Đó chính là những bức thư pháp trên lá sen. Những chiếc lá sen nhờ nét mực thư pháp mà trở thành một sản phẩm làm nức lòng du khách bốn phương khi đến với tỉnh Đồng Tháp.
Anh chính là Trịnh Phi Long, một giáo viên tiểu học ngụ xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Đam mê thư pháp từ nhỏ, viết thư pháp trên lá sen là cơ hội để thầy giáo Long, ngụ tại huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) thỏa sức sáng tạo.
Anh Long chia sẻ: “Tôi là một người viết thư pháp, từ lâu tôi nghĩ rằng mình cần tìm một chất liệu mới ngoài những chất liệu truyền thống để thể hiện. Khi viết thư pháp trên lá sen, tôi cảm thấy rất tự hào về vùng quê Đồng Tháp. Nơi đây có những những người con biết tận dụng rất nhiều các bộ phận của cây sen để làm nên nhiều sản phẩm”.
Sử dụng chất liệu lá sen để viết thư pháp, thầy giáo Trịnh Phi Long, một giáo viên tiểu học ngụ xã Hòa Bình, (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) phải trải qua nhiều công đoạn.
Vào năm 2017, thay vì sáng tác trên chất liệu thông thường như: Giấy, vải, hai gốm,…người thầy giáo trẻ đã thử viết thư pháp lên chất liệu lá sen.
Theo thầy giáo Long, mỗi chiếc lá sen đều có những hình dạng đường gân khác nhau. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho các bức tranh thư pháp từ lá sen trở nên độc đáo hơn, nhưng đó cũng là thách thức cho anh mỗi khi sáng tác.
Sau khi thu hái về, lá sen sẽ được sấy khô bằng công nghệ hiện đại để giữ được hình dáng và màu sắc nguyên vẹn. Những chiếc lá sen sau khi được xử lý sẽ có độ bền trong nhiều năm.
“Một cái lá sen tươi sau khi hái từ đầm sen về thì mình không thể nào vẽ lên được. Nếu người làm phơi hoặc ủi thì lá sen sẽ bị ảnh hưởng, màu sắc không đẹp và độ dai, độ bền không đảm bảo để làm tranh hay viết thư pháp”, thầy Long cho biết.
Đường gân trên lá sen tạo nên nét độc đáo của những bức tranh thư pháp, nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho nghệ nhân.
Để có được một bức tranh thư pháp đẹp, có hồn, người nghệ nhân thường phải trải qua gần chục công đoạn. Lá sen sấy khô sau khi chọn lựa sẽ được dán cố định để tạo nền, sau đó sẽ được phơi trong bóng râm từ 10-15 phút.
Tiếp đến là viết chữ thư pháp, đây được xem khâu kỳ công nhất. Bởi lá sen có nhiều gân nên đòi hỏi công đoạn viết phải có kỹ thuật nhất định, còn nội dung thì phải định hình trước. Chất liệu mực viết cũng phải khác so với chất liệu trên giấy, phải đảm bảo sao cho không bị phai, lem và phải nổi trên lá sen.
Tùy vào độ khó của từng bức thư pháp trên lá sen mà thầy Long phải mất từ 2-3 tiếng để hoàn thành cho một tác phẩm. Đối với những tác phẩm lớn, có khi thầy giáo này phải mất thời gian cả tuần để hoàn thành.
Mỗi bức thư pháp trên lá sen là cả quá trình tỉ mỉ của người nghệ nhân.
Thầy giáo Long cho hay: “Khi tôi viết thư pháp lên lá sen, cái khó là mặt gân của lá cản trở viết những đường nét hơn so với những chất liệu giấy thông thường. Khi chúng ta viết trên lá sen thì cần phải định hình trước bố cục, phần chữ và kỹ thuật lia bút sau cho hài hòa và mạch lạc”.
Thầy giáo Long đến với bộ môn thư pháp như một cái duyên, từ khi còn học lớp 7. Và từ khi đến với nghệ thuật viết thư pháp lên lá sen, thầy giáo Long đã có nhiều cơ hội thể hiện sức sáng tạo và đam mê của mình trong địa hạt này.
Tính đến nay, thầy đã cho ra đời trên 400 bức thư pháp viết trên nền lá sen. Mỗi bức thư pháp của thầy giáo này có giá từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng, tùy vào kích cỡ của tranh, số lượng chữ và hình vẽ.
Tính đến nay, thầy đã cho ra đời trên 400 bức thư pháp viết trên nền lá sen.
Bình dị mà thanh cao, những bức tranh thư pháp của thầy giáo Trịnh Phi Long, một giáo viên tiểu học ngụ xã Hòa Bình (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) tuy nhỏ bé nhưng mang đậm bản sắc vùng quê Tây nam bộ. Đâu đó trong từng tác phẩm còn là cả tâm huyết, sự trao gửi nghệ thuật kết hợp giữa truyền thống và hiện đại từ thầy giáo trẻ.
Xơ mướp, lá sen, xoài Đồng Tháp khiến khách thích mê tại chương trình kích cầu tiêu dùng TP.HCM
Với số lượng gian hàng đông đảo so với phần còn lại của các địa phương khác tham gia chương trình kích cầu tiêu dùng năm 2020, tỉnh Đồng Tháp mang đến cái nhìn ấn tượng về sản vật phong phú và hấp dẫn cho du khách TP. Hồ Chí Minh.
Chương trình Kích cầu tiêu dùng 2020 tại TP.HCM
Ngày 2/7, chương trình kích cầu tiêu dùng năm 2020 chính thức khai mạc. Đây được xem là chương trình xúc tiến thương mại lớn nhất từ trước tới nay, do Sở Công Thương TP.HCM phối hợp tổ chức. Chương trình có 700 gian hàng của 500 doanh nghiệp tham gia đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước.
Các nông sản tiêu biểu của Đồng Tháp
Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, những tháng đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng kinh tế.
Theo thống kê, GDP quý 2 chỉ tăng 0,36% so cùng kỳ năm trước. Đây là mức thấp nhất cùng kỳ quý 2 các năm. Chương trình kích cầu tiêu dùng tại TP.HCM là trong chuỗi những hoạt động mà Chính phủ, các bộ ngành tổ chức liên tục trong năm nay.
Gian ẩm thực Đồng Tháp
Với quy mô 33 gian hàng, chiếm số đông so với phần còn lại của các địa phương khác, tỉnh Đồng Tháp mang đến cái nhìn ấn tượng về sản vật phong phú và hấp dẫn cho du khách TP.HCM.
Đa dạng các mặt hàng nông sản chế biến
Niềm nở giới thiệu đặc sản xoài cát Đồng Tháp với khách hàng.
Ông Võ Tiến Thành - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại dịch vụ đầu tư tỉnh Đồng Tháp cho biết: Ngoài các gian hàng triển lãm sản phẩm OCOP, nông sản tiêu biểu, Đồng Tháp còn có 6 gian hàng ẩm thực cùng với chương trình biểu diễn múa nghệ thuật về đàn sếu Đồng Tháp Mười hay Một thoáng Phù Nam.
Ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM (giữa) thưởng thức sản vật Đồng Tháp
Sản phẩm xơ mướp hữu cơ xuất khẩu.
Nhiều năm qua, Đồng Tháp trở thành vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của cả nước với các sản phẩm nông sản nổi tiếng như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quýt hồng Lai Vung... Các sản phẩm này đã có mặt hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Vật dụng được tạo hình từ lá sen
Trà sen và các sản phẩm từ sen
Tuy nhiên, thời gian qua dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu nông sản của Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung.
Trước bài toán tìm đầu ra cho các vùng nông sản, trong khuôn khổ Chương trình "Kích cầu tiêu dùng 2020", tỉnh Đồng Tháp phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và ký kết hợp tác chiến lược giữa doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp với các đơn vị phân phối bán lẻ, thương mại tại TP.HCM.
"Hoạt động kết nối này nhằm mở rộng chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ, hỗ trợ đưa hàng hóa, đặc sản của Đồng Tháp và các tỉnh ĐBSCL vào hệ thống phân phối tại TP.HCM, mở rộng chỗ đứng cho thị trường nông sản Việt ngay tại sân nhà", ông Thành nói.
9 Biểu diễn múa nghệ thuật Một thoáng Phù Nam
Ngoài Đồng Tháp, du khách còn có thể tìm thấy và được dịp thưởng nhiều rất nhiều sản vật của khắp các vùng miền, các địa phương khác trên cả nước.
10 Đặc sản trái cây Bến Tre
Sản phẩm nước uống từ được chế biến từ trái dừa Bến Tre
Nhằm góp phần phục hồi nền kinh tế sau dịch Covid-19, hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", chương trình kích cầu tiêu dùng năm 2020 Diễn ra từ ngày 2 đến ngày 5/7, tại số 19 đường Đào Trinh Nhất, phường Linh Tây, quận Thủ Đức (TP.HCM)
Thanh long chế biến của Long An
Để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, chương trình kích cầu tiêu dùng năm 2020 còn triển khai nhiều hoạt động khuyến mại, giảm giá. Doanh nghiệp tham gia được tổ chức khuyến mại tập trung, giá trị khuyến mại được vượt mức 50% giá trị hàng hóa trong thời gian tham gia chương trình.
Gạo hữu cơ và gạo đặc sản ST24 của Sóc Trăng
Mỗi gian hàng, quầy hàng quy tụ những sản phẩm nông sản địa phương độc đáo, đa dạng, đảm bảo chất lượng ATTP từ TP.HCM đến các địa phương khác ở Tây nguyên, Tây Nam bộ, Trung bộ và vùng núi Tây Bắc.
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đến nhà phân phối
Khu nông sản - đặc sản Việt còn giúp người Việt dùng hàng Việt chất lượng cao, chinh phục thị trường nội địa, đồng thời quảng bá rộng rãi đến khách du lịch, từ đó làm nền tảng phát triển đến các thị trường quốc tế đầy tiềm năng.
Đây chính là thời điểm quan trọng để phát huy nội lực cho ngành nông nghiệp Việt đứng vững trên chính sân nhà, mà không còn cảnh "giải cứu" hay sự lệ thuộc vào một thị trường nước ngoài, điển hình là Trung Quốc.
Khách hàng tham quan mua sắm tại chương trình kích cầu 2020
Cam miền Tây tăng giá mạnh Sâu bệnh khiến năng suất cam tại các nhà vườn miền Tây bị giảm nên giá tăng mạnh 5.000-6.000 đồng một kg. Tại các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang giá cam xoàn, sành hiện tăng 5.000-6.000 đồng mỗi kg so với tháng trước đó và tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Thương lái ở huyện Phụng...