Dòng họ hiếu học tiêu biểu ở Tây Sơn
Ở miền biên viễn xa xôi của Lai Châu có dòng họ Lý tiêu biểu. Từ một người đầu tiên theo nghề giáo, rồi các thế hệ con cháu cứ thế ‘cha truyền, con nối’.
Phong trào khuyến học, khuyến tài cũng từ đó mà nhân rộng… Đó là dòng họ Lý ở thôn Tây Sơn, huyện Phong Thổ.
Lãnh đạo xã Mường So, Trường THCS Mường So trao Giấy khen và quà cho học sinh có thành tích cao trong học tập năm 2020.
Tiếp bước “cha anh”…
“Ở xã tôi có rất nhiều dòng họ hiếu học. Điển hình nhất phải kể đến dòng họ Lý ở thôn Tây Sơn. Cả họ này, trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường cao nhất xã.
Số cháu đỗ vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học cũng đứng tốp đầu” – ông Bùi Quang Lịch – Phó Chủ tịch UBND xã Mường So (huyện Phong Thổ) – chia sẻ.
Thông tin của ông Lịch như một lời mời gọi hấp dẫn, thúc giục chúng tôi quay trở lại “cái nôi” của nền văn hóa dân tộc Thái trắng để tìm hiểu phong trào hiếu học nơi đây.
Đến thôn Tây Sơn vào những ngày trung tuần tháng 5, chúng tôi được ông Nguyễn Đức Mạnh – Trưởng thôn hồ hởi đón tiếp. Ông Mạnh chia sẻ: “Trong thôn có nhiều dòng họ. Phong trào học tập ở đây khá phát triển.
Học sinh đến tuổi đều được đi học. Tôi ấn tượng với dòng họ Lý, bởi họ có rất nhiều người đỗ đạt, thành tài”.
Nói rồi ông Mạnh dẫn chúng tôi đến nhà ông Lý Mạnh Thom – Trưởng dòng họ Lý ở thôn này. Từ bậc cửa, chúng tôi đã nghe rõ tiếng của bà Nguyễn Thị Lâm (vợ ông Thom) vẳng ra phía trong nhà. Bà Lâm là một nhà giáo đã nghỉ hưu.
Hôm nay, bà dạy đứa cháu nội học bài. Từng phép toán, cách giải, cách trình bày sao cho sạch, đẹp, khoa học đang được bà truyền đạt. Với ngữ điệu nhẹ nhàng, ngắn gọn, dễ hiểu, 2 bà cháu giải quyết từng bài toán khó trong không khí vui vẻ và đầm ấm.
Cặm cụi bên cái bàn nhỏ phía góc nhà, ông Thom tất bật tổng hợp danh sách các hộ nghèo, trẻ em nghèo hiếu học trong dòng họ để sang đầu năm sau đề nghị Quỹ khuyến học, khuyến tài dòng họ hỗ trợ.
Video đang HOT
Khi biết chúng tôi tìm hiểu về dòng họ, ông Thom cất gọn quyển sổ. Ông bắt đầu bằng chính câu chuyện của bản thân. “Tôi sinh năm 1948, là thầy giáo đã nghỉ hưu. Chính vì thế, tôi biết được vai trò của việc học. Bởi vậy, tôi đã nhiều lần động viên, khích lệ con cháu phải duy trì truyền thống hiếu học của dòng họ”.
Theo lời kể của ông Thom, ông Lý Đức Xiến (sinh năm 1933), chú ruột của ông, chính là người đầu tiên của dòng họ theo nghề giáo. Thấy cha chú đi khắp nơi dạy chữ, khi thì Sơn La, lúc ở Lai Châu, bởi thế, ước mơ làm thầy giáo sớm được ông Thom ấp ủ theo lớp người đi trước.
Để hiện thực hóa ước mong, năm 1966, ông Thom cùng 3 người khác trong xã đăng ký theo học tại Trường Sư phạm 1 Lai Châu. Trường ở mãi tận xã Pa Ham (nay thuộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên).
“Lúc đó, đường đi lại khó khăn lắm. Để đến được trường, chúng tôi phải mất 4 ngày đi bộ. Băng rừng, vượt suối, mệt đâu chúng tôi nghỉ đó. Đến học kỳ cuối, trường chuyển về cầu Lai Vân (xã Mường So, huyện Phong Thổ). Chúng tôi rất vui khi được học gần nhà”, ông Thom nhớ lại.
Năm 1969, sau khi tốt nghiệp, ông Thom đi dạy học ở xã Hồ Thầu (nay thuộc huyện Tam Đường). Cuối 1973, ông về dạy tại trường bổ túc cán bộ ở xã Dào San. Năm 1976, ông lên xã Ma Ly Pho. Rồi từ năm 1980 ông trở về xã Mường So (huyện Phong Thổ). Ông gắn bó với giáo dục của mảnh đất Mường So từ đó cho đến năm 2006 mới nghỉ hưu.
“37 năm gắn bó với nghề, tôi rất vui khi là một trong những nhà giáo đầu tiên của Mường So theo nghề dạy chữ. Đến nay, thấy con cháu trong, ngoài dòng họ nỗ lực học tập, tôi cảm thấy rất tự hào. Tôi cũng thường dạy con cháu trong dòng họ là phải cố gắng học sao cho tốt, cho giỏi. Như thế mới thành người, thành tài”, ông Thom chia sẻ.
Phát huy truyền thống…
Nhiều năm nay, dòng họ Lý có 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường. Trên 50% tổng số cháu đi học xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực khá, giỏi. Hằng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đỗ vào các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học luôn đạt cao. Họ Lý ở thôn Tây Sơn trở thành dòng họ điển hình của xã. Năm 2015, dòng họ này được Hội Khuyến học huyện Phong Thổ vinh danh, công nhận và tặng Giấy khen. Đây là 1/8 dòng họ học tập tiêu biểu xuất sắc của huyện, đóng góp tích cực trong việc xây dựng xã hội học tập.
Khắc ghi lời dạy của bố mẹ, các con của ông Thom đều nỗ lực học tập. Trong số đó, có 3 người quyết tâm “nối” nghiệp của cha. Thầy Lý Duy Khánh là một trong số đó. Thầy Khánh đang đứng ở cương vị Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Lản Nhì Thàng (huyện Phong Thổ).
“Từ nhỏ, chúng tôi đã được bố, mẹ dạy học nên rất quý nghề giáo. Tôi mong muốn phong trào hiếu học sẽ được lan tỏa rộng rãi. Cũng mong rằng không chỉ trong dòng họ Lý, mà phong trào này còn phát triển mạnh ở các dòng họ khác nữa!”, thầy Khánh chia sẻ.
Ông Thom tiếp lời: “Sự học của con cháu luôn được dòng họ chúng tôi quan tâm. Đặc biệt, từ năm 2005 đến nay, sau khi dòng họ chính thức được thành lập với trên 140 hộ thì công tác khuyến học, khuyến tài ngày càng được chú trọng.
Các hộ gia đình trong dòng họ họp bàn, thống nhất thành lập Ban Chấp hành Hội Khuyến học của dòng họ. Sau đó, Hội đã ban hành quy chế hoạt động, cơ chế khen thưởng, động viên những cháu có thành tích cao”.
Hàng năm, mỗi hộ gia đình trong dòng họ sẽ đóng góp 200 nghìn đồng vào Quỹ khuyến học để có kinh phí khen thưởng cho học sinh có thành tích cao. Một phần Quỹ còn dùng để thăm hỏi các cháu trong dòng họ khi bị ốm đau, bệnh tật.
“Đối với những hộ gia đình nghèo, dòng họ ưu tiên miễn đóng góp quỹ hội khuyến học, quỹ dòng họ. Học sinh thuộc hộ nghèo mỗi năm được hỗ trợ tiền để mua bút, sách vở, dụng cụ học tập. Điều này tạo sự khích lệ lớn đối với các cháu thuộc diện hộ nghèo để vươn lên”, ông Thom nói.
Để phong trào khuyến học, khuyến tài lan tỏa rộng rãi, dòng họ Lý cũng phát huy vai trò của những người có uy tín trong việc kêu gọi phụ huynh cùng nhà trường, xã hội tham gia giáo dục con cái, động viên con cháu tự giác học tập.
Dù năm nay đã gần 90 tuổi, nhưng bằng nửa đời người gắn bó với sự nghiệp “gieo chữ”, ông Lý Đức Xiến (chú ruột của ông Thom) vẫn luôn là nguồn cảm hứng học tập cho con cháu. Ông có 4 người con thì tất cả đều đỗ đạt thành tài. Cả 4 cũng đang công tác tại các cơ quan, đoàn thể ở địa phương.
Nhiều năm liền đạt thành tích cao trong học tập, Lý Việt Hùng (học sinh lớp 9, Trường THCS Mường So) cho biết: “Em tự hào về phong trào hiếu học của dòng họ. Chính vì thế, bản thân em vẫn luôn nỗ lực học tập, rèn luyện. Chúng em sẽ cố gắng noi theo truyền thống hiếu học ấy”.
Thắp sáng 'ngọn lửa' hiếu học trên vùng cao Sơn La
Sự lan tỏa của phong trào khuyến học, khuyến tài trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ và cộng đồng đã thắp sáng thêm những ngọn lửa tinh thần hiếu học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Trong ngôi nhà gỗ ba gian truyền thống của đồng bào Mông, những tấm bằng khen, giấy khen, vinh danh "gia đình học tập" được ông Phàng Xà Sinh, ở bản Háng Cao, xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên treo ở vị trí trang trọng.
Thấu hiểu nỗi khổ quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mà vẫn không đủ ăn, đủ mặc, ông Sinh đã vượt khó, lo cho các con đến trường đầy đủ, để có một tương lai tốt hơn. Gia đình ông cũng trở thành một trong những gia đình hiếu học tiêu biểu của dòng họ Phàng ở Làng Chếu.
Gia đình học tập tiêu biểu ở vùng cao Làng Chếu, huyện Bắc Yên (Sơn La).
"Trước đây chúng tôi ở trên vùng cao này, chủ yếu làm nương rẫy nên cuộc sống rất khó khăn, chuyện học hành cũng không nghĩ đến. Sau này, được tuyên truyền về các chủ trương định canh, định cư, không di cư tự do, tập trung khai hoang ruộng để ổn định cuộc sống; từ đó tôi cũng cho các con của tôi đi học đầy đủ. Hiện nay, các con đều có nghề nghiệp ổn định, tôi thấy cũng đỡ vất vả hơn trước kia nhiều", ông Phàng Xà Sinh chia sẻ.
Xã Làng Chếu có 100% là đồng bào dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, một phần là do nhiều người không biết chữ, thiếu kiến thức để lao động, sản xuất, phát triển kinh tế...Xã đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con về công tác khuyến học, khuyến tài.
Tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh ở các trường vùng cao Sơn La được nâng lên.
Hội khuyến học xã phối hợp với các bản và các trường học, đoàn thanh niên, hội phụ nữ...có nhiều phương án vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số.
Cô giáo Phạm Thị Ánh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường tiểu học Làng Chếu, huyện Bắc Yên cho biết: "Nhờ đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài và kịp thời động viên các em có hoàn cảnh khó khăn, những năm học vừa qua nhà trường không có học sinh nào bỏ học giữa chừng; tỷ lệ học sinh chuyển lớp đạt trên 98%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99%".
Hệ thống lớp học ở vùng cao Bắc Yên (Sơn La) được đầu tư khang trang, tạo điều kiện cho việc dạy và học đạt hiệu quả.
Những năm gần đây, nhận thức của bà con về tầm quan trọng của việc học tập đã được nâng lên; các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm hơn đến việc học của con trẻ. Hiện, xã Làng Chếu có hơn 100 sinh viên đang theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, trường đào tạo nghề...
Em Phàng A Sủ ở bản Háng Cao, xã Làng Chếu hiện đang học Trường Đại học Tây Bắc chia sẻ: "Mình rất may mắn khi được bố mẹ tạo điều kiện cho đi học. Mình sẽ phấn đấu học tốt để giúp đỡ bố mẹ đỡ khó khăn, cho tương lai và cuộc sống mình sau này không vất vả như ngày xưa nữa".
Nhiều trường được trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Ông Phàng A Tống, Chủ tịch Hội khuyến học xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên cho biết, xã đã phát huy vai trò của 9 chi hội khuyến học, trong đó có 6 chi hội bản và 3 chi hội tại các nhà trường trong việc đồng hành, hỗ trợ, động viên, khen thưởng kịp thời các em học sinh. Đồng thời, kỳ vọng vào những thế hệ tương lai sẽ góp sức cho sự phát triển của địa phương.
Học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sơn La đang nỗ lực học tập, rèn luyện, góp sức phát triển bản làng, quê hương.
"Hội khuyến học xã đã triển khai công tác khuyến học, khuyến tài đến các chi hội ở bản, đặc biệt là các chi hội ở trường học, vận động các em học sinh đến lớp đầy đủ. Đồng thời, vận động, khuyến khích các cháu học sinh, sinh viên học ở các trường cao đẳng, đại học trở về địa phương", ông Tống nói.
Gần 100% trẻ ra lớp đúng độ tuổi, hàng trăm sinh viên theo học các trường chuyên nghiệp, nhiều lớp học nhân ái xóa mù cho bà con được duy trì... Những kết quả ấy như minh chứng cho sự nỗ lực trong công tác khuyến học của xã Làng Chếu, cũng như các xã vùng dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La; đồng thời, thắp lên niềm tin về một tương lai với những đổi thay, khởi sắc trên mảnh đất vùng cao còn nhiều khó khăn này.
Chuyện khuyến học ở miền núi Yên Bái Nhiều năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài được triển khai rộng khắp tại các đơn vị trường học, các xã, thị trấn của tỉnh Yên Bái, qua đó hình thành nhiều mô hình gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, từng bước thúc đẩy phong trào học tập, góp phần nâng cao...