Động đất tại Tây Tạng (Trung Quốc): Chủ tịch Tập Cận Bình yêu cầu triển khai toàn diện công tác cứu hộ
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngay sau khi xảy ra trận động đất có độ lớn 6,8 làm rung chuyển huyện Dingri, thành phố Xigazê, thuộc khu tự trị Tây Tạng đã làm 53 người thiệt mạng và 62 người bị thương, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng ra chỉ thị quan trọng, yêu cầu triển khai toàn diện công tác tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu thấp nhất thương vong, bố trí chỗ ở hợp lý cho những người bị ảnh hưởng, đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng vượt qua một mùa Đông an toàn và ấm áp.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại thủ đô Bắc Kinh. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Ngay sau khi thảm họa xảy ra, Văn phòng Ủy ban Phòng chống, Giảm nhẹ và Cứu trợ Thiên tai quốc gia, Bộ Quản lý Tình trạng khẩn cấp đã khởi động tình trạng ứng phó khẩn cấp cứu trợ thiên tai quốc gia ở cấp độ 4 trong hệ thống gồm 4 cấp trong đó cấp 1 là cao nhất. Văn phòng trên cũng phối hợp với Cục Dự trữ Vật tư và Lương thực Quốc gia khẩn trương phân bổ 22.000 kiện hàng cứu trợ thiên tai, bao gồm lều bông, áo khoác bông, chăn bông, giường gấp… và các vật dụng cứu trợ thiên tai đặc biệt dành cho vùng có khí hậu lạnh, vùng cao để hỗ trợ chính quyền địa phương trong công tác cứu hộ, cứu trợ người dân bị ảnh hưởng.
Lãnh đạo khu tự trị Tây Tạng đã có mặt tại hiện trường, yêu cầu tập trung mọi nỗ lực để cứu người bị thương, điều tra tình hình, tăng cường phối hợp và bảo vệ hiệu quả sự an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Video đang HOT
Hiện các cơ quan chức năng của Trung Quốc đang khẩn trương tiến hành các hoạt động cứu hộ. Tính đến 11h40 ngày 7/1 theo giờ địa phương, Trung Quốc đã huy động 1.500 lính cứu hỏa, 256 xe chuyên dụng đến hiện trường triển khai cứu trợ.
Lực lượng cứu hộ tại hiện trường động đất ở thành phố Xigazê, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc ngày 7/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện người dân tại một số thị trấn đã được di dời tới các địa điểm an toàn, các ngôi nhà bị sập chủ yếu là nhà vách đất. Một số khu vực hiện đang bị mất điện, mất nước và người dân bị mắc kẹt chưa thể di chuyển tới nơi an toàn. Tuy nhiên, nhiệt độ bên ngoài đang giảm xuống âm 7 độ C và nhiệt độ thấp nhất có thể giảm xuống âm 18 độ C, gây khó khăn lớn cho công tác cứu hộ.
Tính đến thời điểm hiện tại, dư chấn tiếp tục xảy ra ở huyện Dingri. Theo Trung tâm Mạng lưới động đất Trung Quốc (CENC), tính đến 10h ngày 7/1, đã ghi nhận tổng cộng 5 dư chấn có độ lớn từ 3 trở lên, trong đó có 3 dư chấn có độ lớn từ 4,0-4,9.
Trước đó, CENC cho biết, vào lúc 9h05 sáng 7/1 theo giờ Bắc Kinh, một trận động đất có độ lớn 6,8 đã làm rung chuyển huyện Dingri ở thành phố Shigatse thuộc khu tự trị Tây Tạng. Trận động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ 28,5 độ vĩ Bắc và 87,45 độ kinh Đông, với độ sâu chấn tiêu 10km.
Nhật Bản xúc tiến tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với Trung Quốc
Các nguồn thạo tin ngày 31/10 cho biết Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đang sắp xếp tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề một hội nghị quốc tế dự kiến diễn ra giữa tháng 11 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba trong một cuộc họp báo ở Tokyo ngày 9/10/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tại cuộc gặp này, Thủ tướng Ishiba sẽ kêu gọi khôi phục việc xuất khẩu sản phẩm hải sản sang Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh đồng ý dỡ bỏ dần lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản. Lệnh cấm này được áp dụng sau khi nước nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima được xả thải ra biển vào tháng 8 năm ngoái. Ông Ishiba cũng dự định thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy đối thoại kinh tế cấp bộ giữa hai nước.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Ishiba sẽ tham dự hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ ngày 15-16/11 tại Peru và hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) từ ngày 18-19/11 tại Brazil.
Trước đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gửi lời chúc mừng ông Ishiba được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản, bày tỏ hy vọng vào triển vọng thúc đẩy mối quan hệ "hai bên cùng có lợi về mặt chiến lược". Ông Ishiba đã có cuộc gặp đầu tiên với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vào ngày 10/10 vừa qua tại Lào trong chuyến công du ngoại giao đầu tiên của ông với tư cách là nhà lãnh đạo Nhật Bản.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc và Nhật Bản vướng vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, còn Tokyo gọi là Senkaku trên Biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước đã có những dấu hiệu cải thiện. Trung Quốc gần đây đã đồng ý dỡ bỏ dần lệnh cấm nhập khẩu hải sản của Nhật Bản và cả hai bên cùng đạt được nhất trí về cơ chế dài hạn cho phép Bắc Kinh giám sát việc xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
Trung Quốc và Triều Tiên thắt chặt quan hệ hữu nghị song phương Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã trao đổi thông điệp chúc mừng kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc gặp ở Bình Nhưỡng. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN...