Đơn hàng tăng vọt, nhà sản xuất găng tay lớn nhất thế giới cũng ‘bó tay’
Công ty Top Glove ở Malaysia sản xuất 1/5 lượng găng tay sử dụng trên toàn cầu. Hiện nhu cầu găng tay tăng vọt từ châu Âu và Mỹ, do dịch Covid-19 leo thang, đã vượt quá khả năng sản xuất của hãng này.
Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, nhu cầu về găng tay cũng khẩn thiết như khẩu trang, máy thở
Reuters dẫn lời Chủ tịch Lim Wee Chai của Top Glove cho biết công ty đã mở rộng thời gian giao hàng để đáp ứng nhu cầu tăng cao. Theo ông Lim, các đơn hàng nhận được trong vài tuần qua chủ yếu đến từ châu Âu và Mỹ. Số lượng đặt gần gấp đôi năng lực sản xuất của công ty, vốn đã ở mức 200 triệu găng tay cao su tự nhiên và tổng hợp mỗi ngày
“Một số khách đặt hàng hoảng loạn. Thông thường họ đặt 10 container/tháng, nhưng nay họ đột ngột tăng đến 20 container/tháng. Chắc chắn sẽ không có đủ hàng để cung ứng. Họ đặt tăng 100% trong khi chúng tôi chỉ có thể tăng sản lượng 20%, lượng thiếu hụt sẽ vào khoảng 50 – 80%”, ông Lim nói.
Theo ông Lim, sức mua tăng đột biến có thể kéo dài 3 tháng nữa, nhưng dự kiến đơn hàng vẫn nhiều trong khoảng 9 tháng ngay cả khi các thị trường châu Á đã bắt đầu hạ nhiệt.
Để đối phó, công ty đã điều chỉnh thời gian giao hàng từ chỗ nhanh chóng 30 ngày đến mức có thể chờ đợi 150 ngày. Mục đích là để đảm bảo tất cả các khách hàng đều có phần công bằng trong số găng tay tăng cung, nhằm hạn chế tình trạng một khách hàng mua quá nhiều.
Ông Lim cho biết công ty đang bổ sung thêm máy móc mới mỗi tuần và có thể tăng sản lượng khoảng 30%. Tháng này, Top Glove đã đẩy mạnh việc huy động toàn lực nhà máy từ 10% đến 95% và dự kiến đạt mức tối đa trong tháng 4.
Công ty cũng đang rốt ráo tuyển thêm khoảng 1.000 công nhân, tương đương 10% nhân lực. Thường Top Glove thuê người từ Nepal, nhưng nay bị hạn chế đi lại, nên lao động địa phương tại Malaysia được tận dụng.
Video đang HOT
Về nguồn nguyên vật liệu, hãng này tự tin mình có dây chuyền cung ứng đa dạng và không lo thiếu vật liệu trong vài tuần tới. Malaysia đang phong tỏa đến ngày 14.4, nhưng đã chấp thuận cho một số nhà sản xuất trong các lĩnh vực hàng thiết yếu được tiếp tục hoạt động theo điều kiện quy định.
Hiện đã ghi nhận hơn 600.000 ca nhiễm virus corona ở 202 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỹ là nước có số ca nhiễm nhiều nhất. Châu Âu có số người tử vong cao nhất. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo “tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ (như khẩu trang, găng tay…) kéo dài trên toàn cầu” là một trong những mối đe dọa cấp thiết nhất đối với nỗ lực khống chế dịch Covid-19.
Hoa hậu 'con nhà giàu' biến găng tay rửa bát thành đồ 'chanh sả'
Ở nhà mùa dịch rảnh rỗi, Jolie Nguyễn và loạt sao Việt đua nhau lên đồ chụp hình đẹp như tạp chí.
Hoa hậu Jolie Nguyễn khiến fan thích thú khi chia sẻ hình ảnh "chanh sả" chụp tại gia. Trong bức ảnh, nàng "rich kid" mặc set đồ màu đen hồng với áo da, găng tay đậm chất cổ điển.
Điều thú vị trong bức hình của cô nàng là đôi găng tay chất liệu cao su, vốn được dùng để rửa bát. Hoa hậu tiết lộ, cô mua món đồ này giá chỉ 50k.
Khi được thêm thắt bằng trang sức, đồng hồ và vòng tay hàng hiệu, đôi găng cao su trông sang chảnh chẳng khác gì đồ đắt đỏ.
Không chỉ có Jolie Nguyễn, nhiều sao Việt cũng lên đồ long lanh tự chụp ảnh khi ở nhà mùa dịch.
Thiều Bảo Trâm tâm sự vì nhớ biển mà không được đi đâu nên cô nàng đành ăn diện sexy như đang đi chơi, thực ra là chụp hình ngay trong nhà.
Diệp Lâm Anh rảnh rỗi thử nghiệm style mới. Bà mẹ hai con đội tóc giả màu ghi khói, mặc váy hồng cúp ngực gợi cảm.
Người đẹp được khen quyến rũ, xinh đẹp chẳng khác gì búp bê.
Đông Nhi biến tầng gác mái thành studio tại gia. Nữ ca sĩ diện cả cây hàng hiệu từ đầu đến chân.
Chỉ với bức tường trắng và khung cửa sổ, bà xã Ông Cao Thắng cũng có những bức hình cực chất.
Khánh Linh tận dụng thời gian rảnh ở nhà để chụp hình "sống ảo".
Không ra biển nhưng nàng fashionista vẫn mặc đồ bơi sexy.
Cô nàng rất thích chụp ảnh ở góc ghế sofa, tận dụng ánh nắng hoàng hôn đầy "ảo diệu".
Trang Shaelyn
Đại học Mỹ chế tạo máy thở giá rẻ để chống dịch Covid-19 Loại máy thở giá rẻ do sinh viên, giảng viên ĐH Rice, Mỹ, chế tạo sẽ sớm có mặt trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở nước này. Chi phí cho mỗi chiếc dưới 300 USD. Theo Click2houston, ĐH Rice đã có sẵn loại máy thở y tế này. Chi phí thiết kế, lắp đặt chưa đến 300 USD. Đây là sản phẩm...