Dồn dịch điểm lẻ, sáp nhập trường học: Nhập rồi lại tách ra
Những năm gần đây, các địa phương tăng tốc rà soát, sắp xếp trường học, trong đó có việc sáp nhập các điểm trường nhỏ lẻ. Thực tế cho thấy, nhiều địa phương đã thực hiện tốt công tác này.
Học sinh huyện Ngọc Hiển ( Cà Mau) đến trường bằng đò. Ảnh: Q. Ngữ
Tuy nhiên, không ít nơi chưa đạt mục tiêu vì những khó khăn đặc thù…
Xóa điểm lẻ, mất học sinh
Trường Tiểu học Hố Gùi, ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) từng tiến hành xóa điểm lẻ nhưng kết quả không như mong muốn. Sau khi xóa điểm lẻ, do điều kiện đi lại khó khăn nên xảy ra tình trạng học sinh bỏ học hàng loạt.
Theo thầy Trần Chí Dũng, Hiệu trưởng, trường có 16 lớp với 267 học sinh, học tại 3 điểm (1 điểm chính và 2 điểm lẻ). Điểm chính Hố Gùi có 10 lớp. 2 điểm lẻ ở Đầm Chim, Trảng Tràm, mỗi điểm có 3 lớp. Cả 3 điểm trường đều nằm trên ấp Mai Hoa – thấp nghèo của xã Nguyễn Huân. Trường vẫn còn hình thức lớp học ghép 1 2 ; 2 3. Học sinh ở điểm trường hầu hết có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cha mẹ theo nghề đi biển hay bắt ốc, mò cua… Học sinh đi học chủ yếu bằng đò.
Thầy Dũng cho biết thêm: Điều kiện đi lại của học sinh gặp nhiều khó khăn khi phải lệ thuộc vào con nước lớn – ròng (theo thủy triều). “Trường học bị cô lập với giao thông bộ. Nếu không để các điểm lẻ này, nguy cơ bỏ học của học sinh rất lớn. Cách đây không lâu, khi xoá điểm lẻ gần như toàn bộ học sinh bỏ học vì không thể hàng ngày vượt 5 – 7 cây số bằng đường đồng ruộng đi học. Nếu đi bằng đò, chi phí mỗi ngày mấy chục nghìn đồng”, thầy Dũng phân trần.
Cũng tại huyện Dầm Dơi (Cà Mau), xã Tân Thuận đã sáp nhập 2 trường tiểu học lại thành Trường Tiểu học Tân Thuận với 3 điểm lẻ (Hiệp Hải, Thuận Phước, Xóm Tắc), nhưng việc xoá các điểm lẻ đang vướng phải khó khăn, đặc biệt là điểm Thuận Phước. Theo thầy cô giáo của trường, đặc thù tại địa phương chịu sự chi phối của quy luật nước lớn – ròng. Thầy cô, học sinh, phụ huynh đều phải nỗ lực vượt qua. Tuy nhiên, điểm trường này là nơi gần nhất để các em khu vực lân cận đến đây học. Do vậy, mặc dù cơ sở trường lớp nơi đây xuống cấp nghiêm trọng nhưng xoá điểm này, HS không biết học chỗ nào.
Chia sẻ thực tế về vấn đề xóa điểm lẻ trên địa bàn, ông Võ Lợi, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cho biết: Sắp xếp trường lớp, nhất là xóa điểm lẻ ở huyện vẫn còn nhiều vướng mắc. Bởi khi xoá điểm lẻ, để học sinh sáp nhập vào điểm chính, quãng đường đi học của các em sẽ xa, trắc trở hơn. Đặc biệt là các xã địa bàn rộng như Tân Thuận, Trần Phán, Tân Tiến, Nguyễn Huân…, phụ huynh hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên chưa đồng thuận trong việc xoá điểm lẻ vì họ phải đưa con đi học với chi phí đi lại khá cao.
Phòng học ở điểm lẻ Đội 9, Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, huyện U Minh (Cà Mau) diện tích nhỏ nên bàn ghế được xếp sát bục giảng. Ảnh: V. Hữu
Quá tải do sáp nhập
Video đang HOT
Một vấn đề đặt ra với việc sáp nhập trường lớp là sĩ số học sinh ở các trường tăng lên. Nhiều nơi thiếu phòng học 2 buổi/ngày sau khi sáp nhập trường lớp. Trong quá trình triển khai sắp xếp, rà soát lại trường lớp, không ít địa phương gặp khó khăn, trở ngại về tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, dẫn đến việc bố trí hết sức khó khăn…
Cũng từ những khó khăn này, huyện U Minh (Cà Mau) phải mượn lại điểm lẻ đã xóa để bảo đảm triển khai Chương trình GDPT mới ở lớp 1. Cụ thể, đầu năm học 2020 – 2021, khi lớp 1 học chương trình mới: Điểm lẻ Đội 9, Ấp 15 Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông thiếu 2 phòng học. Điểm lẻ Kênh 21, Ấp 20 Trường Tiểu học Đào Duy Từ thiếu 1 phòng học. Để “chữa cháy” cho việc dạy học 2 buổi/ngày với lớp 1, Phòng GD&ĐT huyện U Minh chỉ đạo Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông chuyển 1 lớp (khoảng 24 học sinh) về điểm trường lẻ đã xóa năm 2019 (điểm lẻ Kênh 11, Ấp 13).
Theo thầy Lê Minh Ra, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, trường thiếu phòng học nên chỉ sắp xếp dạy 7 buổi/tuần (quy định 9 buổi/tuần) với học sinh lớp 1. Trường chuyển lớp 4 về điểm trường lẻ đã xóa để ưu tiên phòng học cho học sinh lớp 1. Mặt khác, phòng học cũ, diện tích nhỏ (38 học sinh/40m2) nên gặp khó trong tổ chức hoạt động theo chương trình mới…
Theo Sở GD&ĐT Cà Mau, công tác rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GD-ĐT gặp phải một số khó khăn do địa hình, hệ thống trường học còn phân tán, dàn trải, manh mún thiếu tập trung. Tình trạng thiếu phòng học ở cấp mầm non vẫn còn. Bình quân học sinh/lớp toàn tỉnh chưa đồng đều. Các trường trên địa bàn TP Cà Mau và trung tâm các huyện, số học sinh/lớp còn cao so với quy định, nhất là cấp tiểu học. Công tác xây dựng Đề án sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học chậm thông qua, thống kê số liệu còn chậm, thiếu chuẩn xác. Một số huyện chưa chú trọng đến quy hoạch phát triển các nguồn lực, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục…
Ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau cho biết: Sắp xếp lại giáo viên, xóa điểm lẻ, sáp nhập trường căn cứ vào lợi ích thiết thực, nhu cầu thực tế, số lượng học sinh/lớp, khoảng cách giữa các trường, giúp cho công tác quản lý được chặt chẽ hơn, cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, công tác quy hoạch trường lớp ở Cà Mau gặp khó khăn do địa hình, hệ thống trường học còn phân tán, dàn trải, manh mún thiếu tập trung. Việc đến trường của trẻ mầm non và học sinh tiểu học một số nơi còn gặp khó khăn do xóa điểm trường lẻ nên có hiện tượng học sinh bỏ học…
Theo Sở GD&ĐT Cà Mau, tỉnh đã xoá được 199 điểm trường lẻ. Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn 375 điểm trường lẻ cần phải xoá theo lộ trình. Quan điểm của tỉnh, xoá điểm lẻ trường học không thể bất chấp. Cái nào xoá thì kiên quyết làm, nhưng cái cần vẫn phải giữ để bảo đảm điều kiện học tập của học sinh vùng khó khăn…
Tháo gỡ khó khăn khi triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6
Dù được quan tâm đầu tư khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng nhiều địa phương vẫn gặp khó.
Phòng học ở Điểm lẻ Đội 9, Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, huyện U Minh (Cà Mau) diện tích nhỏ nên bàn ghế được xếp sát bục giảng. Ảnh: V.Tâm
Nhà trường, ngành Giáo dục và chính quyền đang rà soát, bổ sung đội ngũ, cơ sở vật chất và trang thiết bị để khắc phục khó khăn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu và yếu
Cà Mau dù nỗ lực đầu tư, quy hoạch lại mạng lưới trường lớp nhưng số trường nhỏ lẻ vẫn còn ở vùng sâu, vùng xa.
Nguyên nhân do sáp nhập điểm lẻ, học sinh gặp khó khăn về đường đi, nhiều em đối diện nguy cơ bỏ học.
Duy trì các điểm trường nhỏ lẻ cũng đồng nghĩa với việc thiếu thốn cơ sở vật chất, thiết bị.
Đặc biệt, khi Chương trình GDPT mới triển khai, tình trạng thiếu phòng học 2 buổi/ngày, phòng chức năng, thiết bị dạy học diễn ra ở nhiều nơi.
Khó nhất đối với Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, huyện U Minh (Cà Mau) khi triển khai Chương trình GDPT mới là cơ sở vật chất.
Vì thiếu phòng học nên nhà trường chỉ sắp xếp dạy 7 buổi/tuần (quy định 9 buổi/tuần) với học sinh lớp 1.
Để giải quyết tình thế, trường chuyển lớp 4 về trường lẻ đã xóa trước đó, ưu tiên phòng học cho học sinh lớp 1.
Theo thầy Lê Minh Ra, Phó Hiệu trưởng nhà trường, phòng học đã cũ, diện tích nhỏ (38 học sinh/40m2) nên gặp khó trong tổ chức hoạt động theo Chương trình GDPT mới.
Tại Trường Tiểu học Đào Duy Từ, Điểm lẻ Kênh 21, huyện U Minh (Cà Mau) có 4 lớp nhưng chỉ có 2 phòng học, tổ chức dạy học 1 buổi/ngày với lớp 1 (25 tiết/tuần).
Theo thầy Cao Văn Đượm, Hiệu trưởng nhà trường, Điểm lẻ 21, năm học 2020 - 2021 có 86 học sinh của 4 khối lớp (từ lớp 1 - 4), trong khi điểm trường chỉ vỏn vẹn có 2 phòng học.
Để thuận tiện trong học tập và giảng dạy, Ban Giám hiệu bố trí điểm trường dạy 2 buổi/ngày, buổi sáng khối lớp 1 và 2, buổi chiều khối lớp 3 và 4.
Theo thống kê của các huyện và TP Cà Mau, lộ trình thực hiện Chương trình GDPT mới đến năm 2024 - 2025 cần có 5.719 giáo viên (còn thiếu 364 giáo viên).
Về cơ sở vật chất, trong năm học này, toàn tỉnh cần 813 phòng học (hiện có 715 phòng), thiếu 98 phòng.
Theo lộ trình thực hiện Chương trình mới đến năm 2024 - 2025 toàn tỉnh cần có 3.871 phòng học (hiện có 3.455), thiếu 644 phòng.
Thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, hiện số phòng học lớp 1 đáp ứng dạy học 2 buổi/ngày là 95%. Chuẩn bị chương trình mới với khối lớp tiếp theo cần xây dựng 428 phòng học, nâng cấp, sửa chữa 1.724 phòng học cấp 4; 57 phòng giáo dục thể chất; 119 phòng giáo dục nghệ thuật; 30 thư viện và 150 phòng thiết bị.
Qua kiểm kê, rà soát chỉ sử dụng được 15% số thiết bị cũ... Tại tỉnh Bạc Liêu, để đáp ứng cơ sở vật chất thực hiện Chương trình GDPT mới, cần khoảng 1.800 tỷ đồng, trong đó, cần đầu tư xây dựng bổ sung đủ số phòng học đạt chuẩn 1 lớp/1 phòng cấp mầm non và tiểu học, đủ số phòng phục vụ học tập, phòng bộ môn và thư viện cấp tiểu học, THCS và THPT giai đoạn 2021 - 2025.
HS huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đến trường bằng đò. Ảnh: Q.Ngữ
Chung tay gỡ khó
Trước khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ thực hiện Chương trình GDPT mới, tỉnh Sóc Trăng đang triển khai các giải pháp.
Trước hết, theo lộ trình Chương trình GDPT mới, xác định đối tượng, số lượng giáo viên cần bồi dưỡng từng năm;
Liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng các môn học theo Chương trình mới...
Ông Châu Tuấn Hồng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng cho biết: Tỉnh thực hiện nghiêm túc việc sàng lọc đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; Xây dựng và thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 gắn với triển khai xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Tiếp tục quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp tiểu học, điều chỉnh địa điểm và diện tích các trường tiểu học phù hợp với yêu cầu phát triển quy mô học sinh....
Nhằm có đủ số phòng học cho lớp 1 năm học 2020 - 2021 và các lớp tiếp theo theo lộ trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, ngành Giáo dục tỉnh Bạc Liêu đang sắp xếp lại mạng lưới trường lớp; Thực hiện dồn dịch điểm trường và các trường có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất không đảm bảo thành những điểm trường, trường có quy mô lớn hơn để tập trung nguồn lực đầu tư kiên cố, đủ các hạng mục. UBND tỉnh Bạc Liêu đã bố trí kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học với số tiền hơn 20,5 tỷ đồng...
Bà Lâm Thị Sang, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu cho biết: Tỉnh rà soát, điều chỉnh lực lượng giáo viên cốt cán rải đều ở các môn học, hoạt động giáo dục để có đủ giáo viên cốt cán cho tất cả môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình mới; Hỗ trợ giáo viên bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp quy định; Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, sáp nhập các trường, điểm lẻ có quy mô nhỏ.
Với điểm lẻ chỉ tổ chức dạy lớp 1, 2, có phương án hợp lý khi đưa học sinh lớp 3, 4, 5 về điểm trung tâm. Sở Nội vụ phối hợp Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ đề xuất UBND tỉnh tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khoa học, hiệu quả, phù hợp theo định mức; Ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho môn học mới (Tin học, Tiếng Anh cấp tiểu học và Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THPT)...
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, TP Cà Mau triển khai việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình mới; Bố trí đủ số lượng giáo viên/lớp theo định mức quy định để dạy lớp 1; Rà soát việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng viên chức ngành Giáo dục. Tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ theo hướng ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho những môn học mới ở các cấp học, để bảo đảm có học sinh phải có giáo viên đứng lớp...
Nâng "chất" giáo dục vùng khó: Bắt đầu từ điểm trường lẻ Các điểm trường lẻ được bố trí để đáp ứng quyền học tập của học sinh (HS) vùng sâu, vùng xa. Các điểm trường cần được đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất. Ảnh: Đức Trí Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng giáo dục tại các điểm trường lẻ còn nhiều bất cập, đòi hỏi địa phương và nhà...