Đối phó với trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng.
Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh dễ mắc trầm cảm và họ cần được sự cảm thông, chia sẻ của mọi người.
Đi tìm căn nguyên
Rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay gặp ở người phụ nữ, nhất là phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Độ tuổi trung bình dễ mắc trầm cảm ở phụ nữ là từ 40 – 50 tuổi. Các triệu chứng của trầm cảm liên quan đến cơ thể, khí sắc, hành vi, tình cảm, tư duy của bệnh nhân. Nó ảnh hưởng đến cách ăn, ngủ, suy nghĩ, hành vi của bệnh nhân về bản thân và mọi sự việc xung quanh.
Các triệu chứng của trầm cảm có liên quan với sự gián đoạn của các chu kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn mãn kinh thường kết hợp với sự tăng tần suất và độ nghiêm trọng của trầm cảm. Cộng hưởng với các yếu tố nguy cơ cao như: đổ vỡ gia đình, khó khăn kinh tế, con cái hư hỏng, lo lắng trong nghề nghiệp, có bệnh mạn tính, mất người thân… thì tình trạng trầm cảm càng dễ phát sinh và khó lường. Cùng với áp lực của công việc, cuộc sống, gia đình, ngày càng nhiều chị em dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Trầm cảm có liên quan mật thiết với tình trạng hormon của người phụ nữ. Cơ thể đã trải qua những thay đổi lớn trong và sau thời kỳ mãn kinh. Lượng estrogen suy giảm nghiêm trọng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh được coi là yếu tố then chốt khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ cao bị trầm cảm. Sự thay đổi một số hormon khác cũng có thể gây trầm cảm như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường và một số bệnh về rối loạn chuyển hóa khác. Trầm cảm cũng có liên quan mật thiết với tình trạng suy chức năng buồng trứng sớm. Mối tương tác ngược lại thì trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây mãn kinh sớm ở người phụ nữ.
Những biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ tuổi mãn kinh thường bắt đầu bằng việc họ có những thay đổi về tâm lý, hành vi và cảm xúc. Chị em thường cảm thấy buồn rầu, ủ rũ, bực bội, khó chịu, cảm giác mệt mỏi, thiểu lực, uể oải, khó tập trung và không thể nắm bắt được thông tin, giảm sút lòng tự tin. Họ mất quan tâm thích thú trong sinh hoạt hằng ngày, công việc hoặc giải trí.
Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình, tự cho mình không xứng đáng hoặc tự nghĩ mình có lỗi. Đồng thời, chị em tuổi mãn kinh thường bị rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ít ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều). Trong bữa ăn, họ thường ăn ít hoặc ăn không ngon miệng, đôi khi ăn quá nhiều. Khi trầm cảm nặng, thường có triệu chứng sút cân nhanh, giảm ham muốn tình dục, ít ngủ, thức giấc sớm, có kèm hoang tưởng và ảo giác.
Video đang HOT
Các rối loạn thần kinh thực vật cũng là dấu hiệu của trầm cảm ở tuổi mãn kinh: toát mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi tiểu nhiều lần trong đêm, các triệu chứng về thần kinh, cơ… Trầm cảm đặc biệt có liên quan đến những phụ nữ có các triệu chứng rối loạn vận mạch và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch (hút thuốc lá, dinh dưỡng thấp, kém vận động, dư cân béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu…). Điều đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân trầm cảm là họ thường có suy nghĩ tiêu cực đối với bản thân như chán sống, tự tử…
Rối loạn trầm cảm là một hội chứng hay gặp ở người phụ nữ, nhất là phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
Cần làm gì để giúp chị em tuổi mãn kinh đối phó với trầm cảm?
Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh cần được tư vấn về tâm lý để phát hiện và điều trị sớm chứng trầm cảm. Đặc biệt, những trường hợp có triệu chứng tiền mãn kinh rầm rộ cũng như có hoàn cảnh không may mắn cần được khám và tầm soát trầm cảm để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. Người thân nên gần gũi, chia sẻ, động viên phụ nữ vượt qua các rối loạn mãn kinh.
Sử dụng liệu pháp hormon thay thế là một giải pháp quan trọng cần thiết cho chị em gặp phải các rối loạn nghiêm trọng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, mặc dù nồng độ estrogen tụt giảm khá thấp trong giai đoạn này nhưng nhiều phụ nữ không sẵn sàng cho việc sử dụng liệu pháp hormon thay thế. Nguyên nhân của việc này là do việc sử dụng hormon thay thế có thể gây một số bệnh ung thư nhất định. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ do không sử dụng liệu pháp hormon thay thế sẽ tăng khả năng bị trầm cảm.
Bên cạnh đó, việc tập thể dục, chế độ ăn và dùng thuốc chống trầm cảm là các yếu tố rất quan trọng. Việc điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm phải dùng theo đúng chỉ định, có trường hợp phải dùng suốt đời, không được bỏ thuốc giữa chừng, kể cả khi các triệu chứng bệnh đã suy giảm. Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường tập luyện, tham gia câu lạc bộ để chia sẻ, giao tiếp vui vẻ, đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực, tránh stress để đẩy lùi bệnh trầm cảm…
BS. ĐẶNG LAN
Theo Sức khỏe đời sống
Yếu sinh lý dễ gây rạn nứt tình cảm vợ chồng
Bệnh yếu sinh lý là nỗi ám ảnh của nam giới. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rạn nứt tình cảm vợ chồng.
Về mặt tâm lý, nam giới bị yếu sinh lý thường có cảm giác tự ti, mặc cảm. Lâu dần, họ sẽ rơi vào trạng thái cáu bẳn, stress, khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng.
Về mặt sức khỏe, nam giới mắc chứng yếu sinh lý có thể dẫn đến nguy cơ hiếm muộn bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng tinh trùng, từ đó gây khó khăn trong việc thụ thai.
Ngoài ra, chứng yếu sinh lý còn khiến các quý ông dễ mắc nhiều bệnh như mất ngủ, trầm cảm, thừa cân béo phì... Để chữa trị bệnh, các anh có thể tham khảo các món ăn từ thịt chữa yếu sinh lý hiệu quả:
Thịt dê hấp sả: Chuẩn bị khoảng 300g thịt dê thái miếng vừa ăn, sả đập dập băm nhỏ sau đó trộn với thịt dê cùng xì dầu, vừng trắng, ớt... Cho vào nồi hấp cách thuỷ trong khoảng 30 phút sau đó có thể thưởng thức, có thể chấm với nước tương để giúp món ăn thêm ngon hơn. Với các món ăn từ thịt dê, các chàng có thể thực hiện 2-3 lần/ tuần để mang lại hiệu quả chữa yếu sinh lý tốt nhất.
Thịt dê chữa yếu sinh lý. Ảnh minh họa.
Thịt bò nấu câu kỷ tử, rau cần, tôm nõn: Đây là món ăn trị bệnh lý yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả và an toàn. Món ăn này giúp nam giới tăng hưng phấn thần kinh, giảm đau dương vật khi quan hệ tình dục quá đà, tránh di tinh và xuất tinh sớm.
Nguyên liệu: 200g thịt bò, 100g tôm nõn, 10g kỷ tử, 1 bó rau cần, hành khô, gừng, rượu và gia vị (muối, hạt nêm, xì dầu...) Cách làm: rửa sạch thịt bò, thái thớ, tẩm ướp gia vị. Tôm nõn rửa sạch, để ráo nước.
Tiếp đó, bạn xào qua lần lượt thịt bò và tôm nõn để vào bát nhỏ. Rau cần xào chín và đổ tôm nõn, thịt bò đảo chung đến khi chín tới và ăn được. Có thể ăn hàng ngày.
Thịt vịt nấu tôm: Nguyên liệu: thịt vịt 300g, tôm 50g, các loại gia vị. Cách chế biến: thịt vịt làm sạch, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, cho vào chảo phi hành tỏi, đảo đều rồi đổ nước vào nồi hầm trước. Tôm bóc lấy phần nõn bên trong rồi cho vào hầm sau.
Khi nguyên liệu chín nhừ thì nêm gia vị vừa ăn là được. Món ăn này có tác dụng đẩy lùi bệnh yếu sinh lý. Tốt nhất nên ăn 2-3 bữa trong tuần.
N.T (T/H)
Theo laodong.vn
6 cách khởi động lại 'chuyện ấy' cho phụ nữ tiền mãn kinh khiến chàng phải công nhận 'gừng càng già càng cay' Đã từng phải chịu đựng một giai đoạn chăn gối trục trặc trong chuyện ấy, nên người phụ nữ này rất hiểu những rắc rối ở thời kỳ tiền mãn kinh. Và rồi, vợ chồng chị đã mải miết áp dụng các bí quyết để khởi động lại "chuyện ấy" theo cách riêng của mình. Đó là câu chuyện phòng the của người...