Đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020: Khả thi nhưng cần lộ trình phù hợp
Những đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020 có tính khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp và cần thí điểm cẩn thận trước khi triển khai trên diện rộng.
Nhằm tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém, bảo đảm độ tin cậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất phương án tổ chức thi THPT Quốc gia sau năm 2020.
Phương án thi này dự kiến sẽ có một số điểm điều chỉnh so với kỳ thi THPT quốc gia hiện hành nhất là phương thức tổ chức thi, chuẩn hóa đề thi…
Các chuyên gia cho rằng, những điểm thay đổi này có tính khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp và thực hiện thí điểm cẩn thận trước khi triển khai trên diện rộng.
Các chuyên gia cho rằng, những điểm thay đổi này có tính khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp và thực hiện thí điểm cẩn thận trước khi triển khai trên diện rộng.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn 2021 – 2025, chủ trương của Bộ cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 nhưng có thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Cụ thể, kỳ thi vẫn vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa cung cấp dữ liệu tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng tuyển sinh. Những học sinh đã học xong chương trình lớp 12 đáp ứng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng trường THPT, hoặc Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT.
Học sinh nào có nhu cầu dự thi để được cấp bằng tốt nghiệp THPT sẽ đăng kí tham gia kì thi THPT quốc gia. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12. Phương thức thi trên giấy như hiện nay, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi. Thí sinh chọn hình thức thi trên máy tính thì có thể tham dự một số đợt thi trong năm.
Nhằm tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém, bảo đảm độ tin cậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất phương án tổ chức thi THPT Quốc gia sau năm 2020. Phương án thi này dự kiến sẽ có một số điểm điều chỉnh so với kỳ thi THPT quốc gia hiện hành nhất là phương thức tổ chức thi, chuẩn hóa đề thi…
Về mặt tổ chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ yếu đảm nhiệm ngân hàng câu hỏi, còn việc tổ chức thi là của địa phương. Các cơ sở giáo dục đại học chỉ tham gia một số khâu như thanh tra, kiểm tra, giám sát trong tổ chức thi, chấm thi theo sự điều động của Bộ.
Video đang HOT
Nêu quan điểm về phương án đề xuất lộ trình thi giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều chuyên gia cho rằng, đây là kỳ thi mở, phù hợp với Luật Giáo dục (sửa đổi) khi cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông cho học sinh. Nếu tổ chức tốt sẽ giảm áp lực cho xã hội rất nhiều. Nguyên Phó Chủ tịch nước, Giáo sư- Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan cho rằng, để thực hiện được kỳ thi theo phương án tổ chức mà Bộ đã đề xuất thì cần chuẩn bị kỹ các điều kiện về cơ sở vật chất và đề thi.
“Thứ nhất là về cơ sở hạ tầng, gồm 2 vấn đề một là địa điểm, hai là cơ sở hạ tầng về trang thiết bị và chúng ta phải có những quyết định để các doanh nghiệp đầu tư vào. Ngân hàng đề, các đối tượng tham gia vào ngân hàng đề đừng bó gọn trong chỉ có các thầy giáo, cô giáo. Đối tượng làm ngân hàng đề phải mở ra, có thể huy động các chuyên gia, có thể huy động ngay học sinh vừa tốt nghiệp, hoặc là các học sinh giỏi. Rất quan trọng nữa đó là năng lực của cán bộ tổ chức các kỳ thi này và thầy giáo, cô giáo…”, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Giáo sư- Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan nói.
Một số ý kiến cũng băn khoăn, đối với những học sinh được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông mà chưa có bằng tốt nghiệp THTP khi muốn tham gia các kỳ thi để học liên thông thì sẽ phải giải quyết như thế nào.
Đồng tình với phương án đưa công nghệ vào kỳ thi để giảm bớt sự can thiệp của con người, hạn chế được tiêu cực, gian lận trong thi cử, nhưng Giáo sư Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng cần phải có lộ trình phù hợp và tính toán tới điều kiện của các vùng miền khác nhau:
“Việc chúng ta đặt ra lộ trình là cần thiết. Tất cả chúng ta cứ nói Nga, nói Mỹ, nói Pháp, nói Đức nhưng thực tế chỗ nào người ta cũng làm có lộ trình. Phải có thí điểm rút kinh nghiệm, đánh giá nghiêm túc sau đó mới triển khai đại trà. Chúng ta đang ở thời đại 4.0 nhưng chúng ta đang ở đất nước Việt Nam, điều này là điều không bao giờ chúng ta thoát ly được. Những chỗ “phên dậu” của tổ quốc thì chúng ta không thể đòi hỏi tập trung làm như ở Hà Nội được. Ta phải nhìn rất là thực tế. Công nghệ không thể thay được những thứ khác trong giai đoạn ban đầu”, Giáo sư Nguyễn Văn Minh phân tích.
Về tổ chức thi, Phó Giáo sư- Tiến sỹ Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa 13 cho rằng, về lâu dài thì phương án mà Bộ đề xuất là giao cho các địa phương tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tại địa phương mình là hợp lý, còn các trường đại học chỉ thực hiện việc xét tuyển chứ không phải tham gia sâu vào kỳ thi như hiện nay. Tuy vậy bà Bùi Thị An băn khoăn về lộ trình thực hiện giao quyền tổ chức thi cho địa phương:
“Tôi nghĩ là chỉ khi nào các địa phương không cục bộ, không địa phương, không hình thức, không lấy thành tích là chính, khách quan hoàn toàn thì lúc bấy giờ tôi nghĩ mới có thể trao cho địa phương thi tuyển trung học được. Khi nào địa phương đạt được yêu cầu ấy thì tôi nghĩ không biết là 3 năm, 5 năm thậm chí là lâu hơn nữa bởi vì tôi sợ rằng đến lúc ấy vẫn chưa đạt thì không nên giao”, Phó Giáo sư- Tiến sỹ Bùi Thị An có ý kiến.
Một số ý kiến cũng băn khoăn, đối với những học sinh được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông mà chưa có bằng tốt nghiệp THTP khi muốn tham gia các kỳ thi để học liên thông thì sẽ phải giải quyết như thế nào.
Bộ cũng nên cân nhắc vai trò của Bộ và địa phương trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để đảm bảo kỳ thi công bằng, minh bạch cho tất cả các thí sinh./.
Theo VOV
Trường phổ thông có thêm tự chủ khi được xét công nhận tốt nghiệp
Sau năm 2020, hiệu trưởng trường THPT sẽ có quyền lớn khi được xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh tuy nhiên điều này cũng nảy sinh nhiều lo ngại.
Thay đổi theo Luật Giáo dục mới
Theo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ sau năm 2020, trách nhiệm của các trường THPT và TTGDTX là thực hiện chỉ đạo của sở GD- ĐT về chuẩn bị, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp.
Như vậy, nếu phương án này đi vào thực hiện, sau năm 2020 hiệu trưởng trường THPT sẽ có quyền được xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh (hiện nay Sở GD-ĐT đảm nhận việc này).
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT cho hay, chuyện công nhận tốt nghiệp và ai ký tên đóng dấu trên bằng tốt nghiệp không quan trọng bằng việc dựa vào đâu, tiêu chí nào để xét công nhận tốt nghiệp. Theo ông Tùng sau năm 2020, học sinh hoàn thành chương trình THPT và phải dự kỳ thi THPT Quốc gia của Bộ GD-ĐT mới được xét công nhận và cấp bằng. Do vậy việc trường hay trung tâm giáo dục thường xuyên xét công nhận tốt nghiệp chỉ là sự giao việc để những đơn vị này làm.
Ông Phùng Quán, Thường trực tổ tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho hay, theo luật Giáo dục có hiệu lực thi hành từ năm 2020, học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình. Giấy này được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể khác.
"Làm như vậy là nhẹ nhàng vì giấy chứng nhận hay bằng tốt nghiệp chỉ là xác nhận các em đã hoàn thành chương trình THPT. Hiện nay, cả nước thi tốt nghiệp cũng đã đạt 95%, do vậy việc các em học xong, dự thi, được công nhận và cấp bằng là đương nhiên. Và nếu có tiêu cực nâng điểm để tốt nghiệp (điểm học tập) thì điều đó không có ý nghĩa vì cái chính là các em đã học xong"- ông Quán nói.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, TP.HCM, cho rằng, hiện nay Sở GD-ĐT xét tốt nghiêp và khi có kết quả thì chuyển cho trường mẫu công nhận tốt nghiệp tạm thời do hiệu trưởng ký. Sau một năm, học sinh mới có bằng chính thức giám đốc sở ký. Do vậy, việc hiệu trưởng cấp chứng nhận tốt nghiệp cho học sinh khác với cấp bằng cho học sinh. Về việc xét công nhận tốt nghiệp không có gì khó.
Trưởng phòng khảo thí một Sở GD-ĐT, cho rằng việc trường xét công nhận tốt nghiệp là thay thế vai trò của Sở GD-ĐT, thể hiện vai trò tự chủ của trường.
"Hiện nay, Sở GD-ĐT lập hội đồng xét tốt nghiệp, sau đó đưa kết quả cho trường để trường ký công nhận tốt nghiệp. Nếu trường làm việc này sẽ là mở rộng quyền tự chủ"- ông nói.
Theo ông, đã có phần mềm hỗ trợ nên việc xét tốt nghiệp rất đơn giản. Phần mềm chạy 30 giây là xong. Nay chuyển cho trường là phù hợp và dù trường xét nhưng dữ liệu Sở đã nắm nên không vấn đề gì"- ông nói
Đang tiếp cận đến cách đánh giá của thế giới
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay phương án mà Bộ GD-ĐT đưa ra có nêu, một trong các nhiệm vụ của sở giáo dục và đào tạo là "tổ chức xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp THPT cho thí sinh".
Nhưng ở trách nhiệm của trường cũng nêu một trong những nhiệm vụ là "xét công nhận tốt nghiệp THPT, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và phát Bằng tốt nghiệp THPT cho thí sinh", cho thấy có sự trùng lặp giữa sở GD-ĐT và các trường THPT ở nội dung: "xét công nhận tốt nghiệp THPT".
"Bộ cần làm rõ phần nội dung trùng lắp nêu trên cụ thể xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp THPT là nhiệm vụ của sở hay trường. Việc xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp THPT nên giao trách nhiệm cho Sở GD-ĐT như hiện nay thì tốt nhất vừa đảm bảo tính nghiêm minh, chặt chẽ, khách quan, công bằng không nhất thiết phải thay đổi là giao cho trường"- ông Ngai nói.
(Ảnh: Thanh Tùng)
Theo ông Hoàng Ngọc Vinh việc các trường phổ thông được cấp giấy chứng nhận tạm thời không có nghĩa là được quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên, về việc xét công nhận tốt nghiệp thì cũng có lo ngại. Bởi học sinh hoàn thành chương trình và đủ điều kiện mới được dự thi, như vậy trường THPT có vai trò không nhỏ trong việc ảnh hưởng đến việc công nhận tốt nghiệp của học sinh.
"Năm vừa qua cơ cấu điểm xét tốt nghiệp 30% cho thấy chúng ta đang tiếp cận đến cách đánh giá của thế giới khi xét thi tốt nghiệp - đánh giá quá trình tích luỹ. Theo quy luật thông thường khi giao việc thì trách nhiệm người được giao việc nâng lên. Hiệu trưởng phải ý thức được việc đó và đội ngũ nhà giáo phải có trách nhiệm"- ông Vinh cho hay.
Theo ông Vinh, việc sử dụng kết quả đánh giá cho mục đích khác ngoài xét tốt nghiệp cũng có khả năng nhà trường coi nhẹ và dễ dàng trong đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh do tâm lý không chịu trách nhiệm giải trình. Việc mình làm lại đẩy trách nhiệm cho sở hoặc cho Bộ là không được. Vì thế, đi cùng với phân cấp, gia tăng quyền lực cho hiệu trưởng và giáo viên phải có luật pháp chế tài nghiêm khắc ví như "động cơ càng mạnh, phanh càng ăn".
Ông Vinh cho rằng, nhà trường xét tốt nghiệp dựa vào ít nhất 3 thành tố gồm học xong chương trình và đủ điều kiện (không bị kỷ luật, không bỏ học nhiều), điểm học lực lớp 12 và điểm thi THPT quốc gia.
"Phải xem xét các quốc gia khác họ thực hiện như thế nào vì nếu cứ để Sở xét thì sở vẫn phải căn cứ vào một phần đánh giá của nhà trường"- ông nêu.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Đổi mới thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ: Nóng vội sẽ khó đạt mục tiêu Bộ GD-ĐT vừa trình Chính phủ phương án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) từ sau năm 2020 (gọi tắt là Phương án). Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến băn khoăn về ngân hàng đề thi, trung tâm khảo thí quốc gia, chuyên gia khảo thí... mà Phương án chưa làm rõ. Nếu không...