Đổi mới phương pháp giảng dạy bảo đảm kết hợp hài hòa ‘dạy chữ’, ‘dạy người’ và ‘dạy nghề’
Ngày 18/11, đồng chí Mai Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang đến dự và chung vui với cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Yên Dũng nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Đồng chí Mai Sơn phát biểu chúc mừng Trung tâm.
Trong những năm qua, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, cùng với toàn ngành Giáo dục, các thầy giáo, cô giáo của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Yên Dũng đã có những đóng góp không nhỏ trong việc bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ, giúp phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đóng góp chung vào phát triển KT-XH của huyện.
Trung tâm đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ đỗ và thứ hạng điểm thi tốt nghiệp THPT đều có sự cải thiện và nâng cao đáng kể; quy mô các lớp học không ngừng được tăng lên.
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm.
Công tác hỗ trợ, đào tạo nghề được tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, tỷ lệ học viên học nghề và tốt nghiệp, có việc làm đạt 100%; Học viên được định hướng và lựa chọn theo học nghề mình yêu thích và phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Nhờ đó, Trung tâm nhiều năm liền là đơn vị xuất sắc, nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh và UBND huyện. Đặc biệt, nhân kỷ niệm 40 Năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Phát biểu tại đây, đồng chí Mai Sơn đề nghị Trung tâm và các thầy giáo, cô giáo và học viên tiếp giữ vững truyền thống, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người giáo viên nhân dân.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Mai Sơn trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trung tâm.
Tích cực tuyên truyền những đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để mọi người dân nhận thức rõ hơn, ủng hộ quá trình xây dựng, phát triển KT-XH và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các kế hoạch, đề án, chính sách của Trung ương, tỉnh liên quan đến giáo dục nghề nghiệp và định hướng phân luồng học sinh; chủ động xây dựng kế hoạch, tăng cường thực hiện các hoạt động giáo dục trong Trung tâm kết hợp với giáo dục tại gia đình và xã hội để thực hiện hiệu quả giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS đi học trung cấp nghề phù hợp với bản thân.
Video đang HOT
Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất; quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy bảo đảm kết hợp hài hòa “dạy chữ”, “dạy người” và “dạy nghề”.
Đồng chí Mai Sơn tặng hoa chúc mừng Trung tâm.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo; tổ chức giảng dạy theo hướng có mô hình, có trọng tâm, trọng điểm; giảng dạy theo phương châm “học đi đôi với hành”, “cầm tay chỉ việc”.
Đồng chí yêu cầu cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội của địa phương thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, biện pháp cụ thể, để xây dựng cơ sở vật chất, môi trường giáo dục lành mạnh.
Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa, có những việc làm cụ thể, thiết thực chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, phối hợp với Trung tâm giáo dục con em mình, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để các em rèn luyện, học tập; tạo điều kiện cho Trung tâm thực hiện hiệu quả đồng thời các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã đề ra.
Hải Phòng: Các tiết dạy minh họa Chương trình GDPT 2018 có gì đặc biệt?
Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những giải pháp then chốt và có tính đột phá khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học với định hướng phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực của học sinh.
Để đạt được mục tiêu trên, ngành giáo dục Hải Phòng chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, một trong những giải pháp then chốt và có tính đột phá khi triển khai chương trình mới.
Tại huyện An Dương (thành phố Hải Phòng), ngành giáo dục cũng đẩy mạnh việc tổ chức các hội thảo, chuyên đề với các tiết dạy minh họa tập trung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm tạo cơ hội giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên các trường trên địa bàn.
Ngành giáo dục huyện An Dương tổ chức hội giảng với 6 tiết dạy minh họa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh: Phạm Linh)
Từ ngày 5/9/2022 - 20/11/2022, ngành giáo dục huyện đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phát động đợt thi đua "dạy tốt - học tốt" với phương châm "Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc".
Cụ thể, các thầy cô giáo lên lớp các tiết dạy tốt theo chuyên đề đổi mới của từng giáo viên, đảm bảo tối thiểu 1 tiết dạy tốt/giáo viên.
Đồng thời, động viên đội ngũ nhà giáo khắc phục khó khăn, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn, dạy học theo hướng nghiên cứu bài học và định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Ngành giáo dục huyện cũng tổ chức hội giảng với 6 tiết dạy các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của cấp trung học cơ sở vào ngày 15/11.
Các tiết dạy minh họa trong hội giảng mang đến nhiều phương pháp giảng dạy độc đáo, có hiệu quả tạo hứng thú học tập, giúp học sinh chủ động tiếp cận kiến thức, vận hành tiết học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Đặc biệt, các giáo viên đều sử dụng giáo án điện tử với học liệu phong phú, gần gũi với cuộc sống đời thường. Giáo viên còn tích hợp hướng dẫn học sinh ứng dụng công nghệ thông tin như dùng điện thoại quét mã QR để bình chọn đáp án, trả lời câu hỏi.
Tiết dạy của cô giáo Đào Mai Trang cùng học sinh lớp 7, Trường Trung học cơ sở Đồng Thái (huyện An Dương, Hải Phòng) đã mang đến những nội dung thực hành tiếng Việt: Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
Học sinh đóng tiểu phẩm trong phần khởi động của tiết học. (Ảnh: Phạm Linh)
Mở đầu tiết học, cô giáo Trang tạo hứng thú, thu hút học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập của mình bằng cách hướng dẫn, giao nhóm một học sinh đóng tiểu phẩm còn các bạn còn lại theo dõi, quan sát, tư duy.
Từ tiểu phẩm trong phần khởi động, giáo viên dẫn dắt vấn đề vào bài mới cũng như giới thiệu kiến thức, khái niệm về ngữ cảnh, nghĩa của từ trong ngữ cảnh và cách dùng từ đúng với ngữ cảnh cho học sinh.
Xuyên suốt tiết học, học sinh được thảo luận theo nhóm, chủ động tiếp cận kiến thức còn giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra và đánh giá quá trình, kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
Ngoài ra, cô giáo Trang còn hướng dẫn học sinh tổ chức cuộc thi "Lồng tiếng phim - giải thưởng liền tay" nhằm tạo không khí sôi nổi cho tiết học cũng như tạo cơ hội cho học sinh biết cách vận dụng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh. Học sinh sẽ tự phân công vai trò MC, ban giám khảo, thí sinh để vận hành cuộc thi.
Với những phương pháp giảng dạy độc đáo trên, cô giáo Trang không chỉ giúp học sinh hiểu khái niệm ngữ cảnh như hiểu và phân tích được nghĩa của từ trong ngữ cảnh, vận dụng sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt phù hợp với ngữ cảnh mà còn phát triển năng lực chung của học sinh là tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Học sinh chủ động tiếp cận kiến thức, phân tích các bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. (Ảnh: Phạm Linh)
Về năng lực riêng, học sinh được trau dồi khả năng giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề trong nhận biết, hiểu và phân tích nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Sử dụng sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt phù hợp với ngữ cảnh.
Có ý thức quan tâm, chú ý đến ngữ cảnh xung quanh để tạo lập lời nói và lĩnh hội lời nói đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
Đồng thời, bồi dưỡng và nâng cao tình yêu tiếng Việt, linh hoạt khi sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.
Trong tiết dạy thứ hai, cô giáo Trần Thị Thanh Phương cùng học sinh lớp 6, Trường Trung học cơ sở An Dương (huyện An Dương, Hải Phòng) thực hiện tiết dạy minh họa môn tiếng Anh 6 (Unit 5: Natural wonder of Vietnam, Lesson 1: Getting started).
Học sinh được ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết học. (Ảnh: Phạm Linh)
Trong tiết học này, học sinh thông qua các hoạt động làm việc nhóm, thuyết trình, chơi trò chơi để tìm ra những từ mới liên quan đến chủ đề kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam.
Học sinh cũng được tạo cơ hội để chia sẻ về hiểu biết của bản thân về trải nghiệm du lịch tại những địa danh nổi tiếng của Việt Nam.
Đặc biệt, cô giáo Phương và học sinh hoàn toàn sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong tiết học để từ đó rèn luyện cách phát âm cũng như các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết.
Tiết dạy minh họa môn Ngữ văn lớp 6 của cô giáo Minh và học sinh Trường Trung học cơ sở Hồng Phong. (Ảnh: Phạm Linh)
Còn trong tiết dạy của cô giáo Phạm Thị Minh và học sinh lớp 6, Trường Trung học cơ sở Hồng Phong, thông qua các hoạt động đa dạng như xem phóng sự, hình ảnh; phân tích đoạn thơ; phân nhóm hoàn thành phiếu bài tập;...học sinh được tiếp cận kiến thức về cách phân tích văn bản mẫu, hiểu quy trình viết và viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.
Đồng thời, giáo viên hướng tới tạo sự yêu thích và giúp học sinh bước đầu hình thành ý thức tìm hiểu về thơ văn.
Thầy giáo trẻ thường tổ chức ngoại khóa cho HS được giao lưu với HS quốc tế Thầy giáo Nguyễn Sỹ Lợi đã có những sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy để phát triển nền giáo dục nước nhà. Nhận thấy nền giáo dục nước nhà còn đang gặp nhiều khó khăn và cần đổi mới liên tục để phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển, thầy giáo trẻ Nguyễn Sỹ Lợi đã...