Đổi mới kiểm tra môn Văn: Thầy cô thay đổi phương pháp giúp học trò hào hứng

Theo dõi VGT trên

Đổi mới cách ra đề kiểm tra, đánh giá, đề thi môn Ngữ văn khiến việc học Văn của học sinh lớp 10 có nhiều thay đổi so với trước đây.

Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu “trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, giáo viên cần tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn”.

Với cách tiếp cận mới, việc học Ngữ văn của học sinh lớp 10 có nhiều thay đổi so với trước đây.

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Ngô Thị Thảo, nhóm trưởng nhóm Ngữ văn của Trường Trung học phổ thông Hồng Đức (Hải Dương) cho rằng, triển khai đổi mới giúp học sinh chủ động, tích cực hơn so với cách học cũ. Tuy nhiên, vì cũng đã quen với việc “thầy đọc trò chép” nên vẫn nhiều em còn thụ động.

Ngoài ra, sách giáo khoa mới có phần chuyên đề bao gồm những nội dung kiến thức chuyên sâu, không dành cho học sinh đại trà. Riêng đối với phần này, theo cô Thảo chỉ phù hợp với học sinh giỏi, học sinh chuyên Văn ở trường chuyên.

Bàn về việc đổi mới ra đề, cô Thảo cho biết, vì không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa nên cô phải tìm kiếm ngữ liệu ở các nguồn khác như: các kho học liệu điện tử uy tín hoặc trên mục văn nghệ của các trang báo, ví dụ như mục văn nghệ của báo Hải Dương. Bên cạnh đó, cô Thảo cũng thường xuyên căn cứ vào những cuốn sách của các nhà xuất bản để tìm ngữ liệu, sau đó xây dựng câu hỏi.

Dựa vào hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với tinh thần của các bộ sách. Cô Thảo thiết kế bài kiểm tra giữa kỳ gồm 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn theo tỷ lệ 5-5. Trong phần đọc hiểu, xây dựng 10 câu hỏi bao gồm 2 câu tự luận, 8 câu trắc nghiệm (mỗi câu 0,5 điểm) phân bổ theo các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

Đổi mới kiểm tra môn Văn: Thầy cô thay đổi phương pháp giúp học trò hào hứng - Hình 1

Đổi mới kiểm tra môn Văn: Thầy cô thay đổi phương pháp giúp học trò hào hứng - Hình 2

Ma trận đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn của Trường Trung học phổ thông Hồng Đức (Hải Dương). Ảnh: NVCC

Đối với phần làm văn, có thể lựa chọn viết bài văn nghị luận xã hội hoặc nghị luận văn học. Vì yêu cầu không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa, có thể lấy một văn bản ngoài sách nhưng thể loại tương đương với một trong số các bài được học trong sách giáo khoa.

Cô Thảo lấy ví dụ, bài 2 học về “Thơ đường luật” thì giáo viên có thể lấy một bài thơ đường luật tương đương ở ngoài sách giáo khoa lớp 10 yêu cầu học sinh cảm nhận, phân tích. Ví dụ như đề bài phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương hoặc phân tích nội dung, nghệ thuật của bài “Thu điếu” hoặc “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến.

“Ngữ liệu trên mạng nhiều nhưng trước khi xây dựng một đề bài, tôi luôn kiểm tra những câu hỏi xem trên mạng có không, nếu có thì phải xây dựng câu hỏi khác. Điều này tránh được việc học sinh có thể tìm kiếm và chép mạng, đảm bảo việc giáo viên ra đề và ôn tập cho học sinh”, cô Thảo nhấn mạnh.

Từ đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử sẽ kéo theo việc đổi mới cách dạy và ôn tập. Để học sinh chủ động trong việc tìm tòi và tiếp thu kiến thức, đồng thời để phù hợp với học sinh có trình độ và nhận thức khác nhau, cô Thảo đã kết hợp cả 2 phương pháp dạy. Đó là bên cạnh việc giao phiếu công việc cho các em học khá, tích cực tìm tòi, sáng tạo thì đối với những em chưa chủ động, khi giảng dạy trên lớp cô vẫn nhấn mạnh những phần quan trọng, yêu cầu các em ghi vào vở, học và cô sẽ kiểm tra.

Video đang HOT

Bên cạnh đó để tăng thêm sự chủ động, cô Thảo cũng tổ chức cho học sinh đóng vai, thuyết trình trong chính tiết dạy của mình.

Đổi mới kiểm tra môn Văn: Thầy cô thay đổi phương pháp giúp học trò hào hứng - Hình 3

Tiết dạy Ngữ văn theo phương pháp mới tại Trường Trung học phổ thông Hồng Đức (Hải Dương). Ảnh: NVCC

“Tôi thấy rằng, với cách dạy này, học sinh cảm thấy hào hứng hơn so với cách học cũ. Đồng thời, nó cũng giúp các em học sinh tập trung, chủ động tìm hiểu và làm bài.

Vì là năm đầu triển khai chương trình mới với lớp 10 nên có thể học sinh và giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ, vì vậy, tôi hi vọng rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng ma trận tập huấn chung cho ba bộ sách, có sự chỉ đạo thống nhất về những nguồn tài liệu cho giáo viên tham khảo, các bài giảng mẫu, cung cấp thêm những nguồn ngữ liệu để việc thiết kế đề thi, đề minh họa của giáo viên được sát hơn với mục đích của chương trình”, cô Thảo nói.

Sau một thời gian triển khai dạy, học và ra đề kiểm tra, cô Lương Thị Thu Trang, giáo viên môn Ngữ văn của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Yên Dũng và Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt-Hàn ở tỉnh Bắc Giang cho hay:

Vì đã quen với lối dạy và học cũ nên khi đổi mới chương trình, đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ gây khó khăn cho nhiều em học sinh, đặc biệt là những học sinh giáo dục thường xuyên có sức học khá yếu. Vì vậy, lúc ra đề kiểm tra, tổ Ngữ văn của trường cũng phải tính toán nhiều vì sợ lấy ngữ liệu bên ngoài sách thì các em sẽ không làm được bài.

Cô Trang cũng cho biết, trong mỗi tiết dạy, dù đã cố gắng diễn đạt ý chính, nội dung trọng tâm và khuyến khích học sinh tương tác với nhau, tuy nhiên nhiều em học sinh vẫn ngại phát biểu, thiếu tính chủ động và còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên. Nhận thấy điều đó, cô Trang đã triển khai phương pháp dạy mới, tăng tương tác giữa học sinh – giáo viên; học sinh – học sinh.

Đổi mới kiểm tra môn Văn: Thầy cô thay đổi phương pháp giúp học trò hào hứng - Hình 4

Cô Lương Thị Thu Trang trong tiết dạy Ngữ văn của mình. Ảnh: NVCC

“Với mỗi bài giảng, tôi đều thiết kế phiếu học tập và giao cho các em vào buổi hôm trước để các em học sinh có thời gian chuẩn bị, điều này giúp nâng cao tính chủ động, tự tìm hiểu của học sinh. Đồng thời, cũng giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn.

Ngoài ra, để học sinh quen dần với việc ngữ liệu đề thi sẽ không có trong sách giáo khoa, tránh sự phụ thuộc, tôi cũng thường xuyên thiết kế những bài thực hành lấy ngữ liệu ngoài sách để học sinh rèn luyện. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho học sinh luyện nói nhiều, luyện trình bày giúp các em tự tin và trau dồi vốn từ ngữ”, cô Trang nói.

Đổi mới phương pháp dạy Văn, giáo viên không cần dạy hết các văn bản trong SGK

Khi đề kiểm tra đã sử dụng văn bản ngoài sách giáo khoa, giáo viên không phải dạy hết các văn bản trong sách giáo khoa nữa.

Hiện nay, trong sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông nói riêng, trung học nói chung, các tác giả có giới thiệu nhiều văn bản về một chủ đề, nhưng thời gian dạy không nhiều.

Trước thực tế đó, người viết xin giới thiệu cuộc trao đổi kinh nghiệm dạy học với cô Đỗ Thị Thúy Dương, giáo viên Ngữ văn Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có kinh nghiệm hơn 10 năm chuyên làm công tác học sinh giỏi (tỉnh, khu vực, quốc gia), nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Cô giáo Đỗ Thị Thúy Dương chia sẻ: "Có 2 thứ quan trọng khi dạy học mà giáo viên cần lưu tâm. Thứ nhất, yêu cầu cần đạt (về phẩm chất, năng lực). Thứ hai là xu hướng kiểm tra đánh giá. Nắm được hai điều này, thầy cô sẽ không cảm thấy nặng nề khi dạy học".

Theo cô Dương, tâm lí lo ngại của giáo viên tập trung ở chỗ: có quá nhiều văn bản phải dạy trong khi thời lượng quá eo hẹp.

Ví dụ: Bài Vẻ đẹp của thơ ca, ở bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống, đưa ra 5 văn bản: 3 bài thơ Haiku, Thu hứng (Thơ Đường Trung Quốc), Mùa xuân chín, rồi 1 văn bản bình giá về thơ của nhà phê bình Chu Văn Sơn...

Thầy cô sẽ lo lắng, làm sao giới thiệu được đặc trưng thơ Haiku, thơ Đường, thơ mới Việt Nam trong thời lượng hạn chế như vậy.

Nhưng thực ra yêu cầu chỉ là: phân tích và đánh giá được được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ.

Như vậy, 5 văn bản hay 10 văn bản, cuối cùng cũng chỉ để học sinh hiểu về đặc trưng của thơ, từ việc hiểu này, vận dụng để phân tích bất cứ một tác phẩm nào.

Đổi mới phương pháp dạy Văn, giáo viên không cần dạy hết các văn bản trong SGK - Hình 1

Cô Đỗ Thị Thúy Dương, giáo viên Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn. Ảnh: NVCC

Vấn đề của chương trình mới là "cách" chứ không phải "cái", 5 văn bản hay 10 văn bản chỉ là "cái", chúng ta chọn 5, hay 10 hay chỉ 1 cũng được, miễn dạy được "cách" cho học sinh.

Mặt khác, Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông ghi rõ: Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

Do đó, xu hướng kiểm tra, thi cử sẽ không dùng văn bản trong trong 3 bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều) mà căn cứ vào thể loại và lựa chọn văn bản ngoài sách giáo khoa.

Khi kiểm tra, thi cử, Bộ, Sở sẽ không dùng văn bản trong trong 3 bộ sách (Kết nối tri thức và cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều) mà kiểm tra căn cứ vào thể loại.

Ví dụ, ra đề vào thơ, sẽ lấy 1 văn bản thơ ngoài chương trình sách giáo khoa, đây là điểm khác biệt so với chương trình và lối kiểm tra cũ, tránh được việc đoán đề trúng tủ văn bản đã từng xảy ra trong thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua.

Kiểm tra trong chương trình cũ, thầy cô phải dạy học sinh hết các văn bản, mỗi văn bản lại phải dạy thật kĩ từng vấn đề.

Còn khi đề kiểm tra đã sử dụng văn bản ngoài sách giáo khoa, giáo viên không phải dạy hết các văn bản trong sách giáo khoa nữa.

Cô Dương nhấn mạnh: Thứ nhất, thầy cô nên xóa bỏ tư tưởng phải dạy hết các văn bản trong sách giáo khoa mà thay vào đó là chọn văn bản trong sách giáo khoa phù hợp với điều kiện từng lớp, tránh tình trạng bao đủ các văn bản nhưng không giúp học sinh nắm được đặc trưng thể loại đến nơi đến chốn.

Thầy cô chỉ cần tập trung xoáy sâu, làm kĩ 1 hoặc 2 văn bản, các văn bản khác cho tìm hiểu khái quát, học sinh tự trình bày cảm nhận riêng.

Thứ hai, trên tinh thần đó, thậm chí giáo viên không chọn dạy văn bản nào trong sách giáo khoa cũng được, miễn là ra được đặc trưng thể loại (nhưng để tiệm cận với các đề thi tập trung, khi các đơn vị sử dụng chung 3 bộ sách, nếu lựa chọn các văn bản ngoài sách giáo khoa, nên chọn tác phẩm của các tác giả được đề cập đến trong 3 bộ sách. Ví dụ: không dạy tác phẩm Mùa xuân chín thì dạy Đây thôn Vĩ Dạ... cùng của Hàn Mạc Tử...)

Đổi mới giáo dục đang chuyển trọng tâm vào "cách" chứ không phải "cái". Thực tế, trong quá trình dạy học, làm thế nào để khơi gợi tư duy cho học sinh, làm thế nào để các em học một biết mười, phát triển và thể hiện năng lực suy nghĩ độc lập, hình thành được "cách", vốn không dễ dàng, nhưng cố gắng chắt lọc vẫn làm được.

Đề thi môn Ngữ văn có thể lấy văn bản ngoài sách giáo khoa, cô Đỗ Thị Thúy Dương chia sẻ suy nghĩ của mình:

"Theo tôi, việc lấy văn bản ngoài sách giáo khoa vào đề thi tập trung cũng có khó khăn, đành rằng phân tích đặc trưng thể loại, nhưng muốn hiểu đúng các đặc trưng thể loại đó cũng cần phải có bối cảnh (hoàn cảnh ra đời, thông tin về chủ thể sáng tạo), phải đặt trong chỉnh thể của toàn bộ văn bản.

Trong khi đó, một đề thi cùng lắm chỉ 2 mặt giấy, vậy nếu ra vào tác phẩm văn xuôi thì sao? Sẽ buộc phải trích dẫn thôi, đây cũng là khó khăn trong việc định hình một đề thi theo hướng mới.

Ngay cả với văn bản thơ ngoài chương trình, cũng cần cung cấp thông tin bối cảnh thì sự phân tích mới ngọn ngành được.

Thành ra, nếu đề thi vẫn giữ phần viết luận gắn với văn bản văn học theo đặc trưng thể loại, rất cần minh họa từ Bộ".

Một số giáo viên từng bày tỏ băn khoăn dạy học sinh giỏi phần nghị luận xã hội nên bắt đầu từ đâu và dạy như thế nào, hay ngỏ ý muốn xin bài viết nghị luận xã hội của học sinh giỏi và xu hướng kiểm tra trong tương lai.

Hiện, cô Đỗ Thị Thúy Dương đang xây dựng khóa học về nghị luận xã hội (bồi dưỡng học sinh giỏi 8,9,10,11,12; thi đánh giá năng lực) trên tinh thần cốt lõi: chia sẻ một cách dạy/học văn học nghị luận xã hội với mô hình lớp học tự nhiên qua Zoom.

Xét riêng mảng nghị luận xã hội, tài liệu tương đối nhiều nhưng ít có cuốn sách/khóa học nào tập trung phát triển hệ thống giáo dục cách cho học sinh giải quyết một vấn đề nghị luận xã hội, cô Dương mong tâm huyết của mình sẽ giúp học sinh làm bài thi tốt hơn.

Mong những ý kiến tâm huyết của cô Đỗ Thị Thúy Dương sẽ giúp quý thầy cô giáo, giúp học sinh có phương pháp dạy, học Ngữ văn tốt hơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diệnChấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diện
16:44:35 21/02/2025
Sau vụ ồn ào Maybach, Lọ Lem flex luôn 16 tuổi kiếm hơn 1 tỷ, tự trả toàn bộ học phí ĐH RMITSau vụ ồn ào Maybach, Lọ Lem flex luôn 16 tuổi kiếm hơn 1 tỷ, tự trả toàn bộ học phí ĐH RMIT
14:35:12 21/02/2025
Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025
14:57:14 21/02/2025
Giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chếGiơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chế
16:38:18 21/02/2025
Lúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụpLúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụp
17:34:58 21/02/2025
Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?
18:22:35 21/02/2025
Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"
17:16:27 21/02/2025
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợTừ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ
17:13:54 21/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Siêu phẩm 'Ma cà rồng Nosferatu' gây bão điện ảnh quốc tế ấn định ngày khởi chiếu tại Việt Nam

Siêu phẩm 'Ma cà rồng Nosferatu' gây bão điện ảnh quốc tế ấn định ngày khởi chiếu tại Việt Nam

Phim âu mỹ

20:27:28 21/02/2025
Đến từ đạo diễn lừng danh Robert Eggers, Ma cà rồng Nosferatu. Bộ phim đầy ma mị phủ toàn bóng đen chết chóc ấn định ngày khởi chiếu tại Việt Nam 28/2/2025.
Con người có thể lây cúm gia cầm cho mèo

Con người có thể lây cúm gia cầm cho mèo

Thế giới

20:26:15 21/02/2025
Vài ngày sau, trường hợp thứ hai liên quan đến một con mèo Maine Coon đực 6 tháng tuổi, có các triệu chứng chán ăn, lờ đờ, sưng mặt và hạn chế vận động, và đã chết trong vòng 24 giờ. Con mèo được nuôi chung với con mèo mắc bệnh không bị...
Chương Nhược Nam, Bạch Kính Đình nhận phản ứng trái chiều từ khán giả

Chương Nhược Nam, Bạch Kính Đình nhận phản ứng trái chiều từ khán giả

Hậu trường phim

20:16:15 21/02/2025
Cặp đôi chính trong phim Khó dỗ dành nhận phản ứng từ cộng đồng mạng khi có tương tác hời hợt trong một buổi livestream.
Phim Trung Quốc chiếu 2 năm đột nhiên nổi rần rần trở lại: Cặp chính đẹp thôi rồi, chemistry tung tóe màn hình

Phim Trung Quốc chiếu 2 năm đột nhiên nổi rần rần trở lại: Cặp chính đẹp thôi rồi, chemistry tung tóe màn hình

Phim châu á

20:13:15 21/02/2025
Ngay lúc này, bộ phim ngôn tình Vụng Trộm Không Thể Giấu dù đã chiếu từ 2 năm trước nhưng lại đang nổi rần rần trở lại.
(Review) 'Nhà gia tiên': Thông điệp vừa vặn về tình thân gia đình

(Review) 'Nhà gia tiên': Thông điệp vừa vặn về tình thân gia đình

Phim việt

20:05:33 21/02/2025
Nhà gia tiên của Huỳnh Lập có cách thể hiện vừa vặn và thông điệp rõ ràng, đó là lý do khiến cho bộ phim dù mới ra mắt đã lập thành tích khả quan.
Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"

Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"

Sao việt

19:47:17 21/02/2025
Dù đám cưới của Hoa hậu Khánh Vân đã trôi qua 2 tháng nhưng nàng hậu vẫn dính kiếp nạn , lần này Vũ Cát Tường và vợ cũng bị kéo vào cuộc.
Cô dâu bỏ trốn cùng bạn trai ngay trong ngày cưới

Cô dâu bỏ trốn cùng bạn trai ngay trong ngày cưới

Lạ vui

19:25:34 21/02/2025
Trong một diễn biến đầy kịch tính, một cô dâu đã bỏ trốn cùng bạn trai vào ngày diễn ra tiệc cưới tại Bhopal, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ vào ngày 19/2.
Hoa hậu Thùy Tiên mở đầu cho hành trình nhân ái mới của "Vì bạn xứng đáng"

Hoa hậu Thùy Tiên mở đầu cho hành trình nhân ái mới của "Vì bạn xứng đáng"

Tv show

19:24:43 21/02/2025
Là người chơi đầu tiên trong năm thứ 12 của game show Vì bạn xứng đáng, Thùy Tiên đã rất nỗ lực qua các vòng thi để mang về giải thưởng có giá trị cao cho nhân vật.
Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!

Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!

Góc tâm tình

18:12:13 21/02/2025
Chỉ vì lỡ gắp một miếng thịt kho tàu, tôi bị mẹ chồng mắng té tát, sỉ nhục không thương tiếc rồi đuổi thẳng cổ về nhà mẹ đẻ!