Đổi mới giáo dục, đâu chỉ có sách giáo khoa, gốc phải là giáo viên

Theo dõi VGT trên

Muốn đổi mới Giáo dục thành công thì trước hết phải đào tạo giáo viên thật tốt để họ thích ứng được với chương trình đổi mới, dạy được chương trình đổi mới đó.

Về vấn đề giáo viên có nên lệ thuộc sách giáo khoa hay không? Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường – Chủ tịch hội đồng Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp Hà Nội, cho biết:

“Trước kia sách giáo khoa được coi là pháp lệnh, người ta xem ngày nào, giờ nào…giáo viên có dạy bài đó hay không? Sau khi kiểm tra sẽ biết được học sinh đã học bài này rồi, có luận điểm chứng minh kia rồi thì mới đủ điều kiện xét cho học sinh đó tốt nghiệp.

Nhưng gần đây có Thông tư, Nghị định mới thay đổi là xây dựng chương trình nhà trường trên cơ sở chương trình sách giáo khoa của Bộ để sắp xếp, chứ không phải như trước kia ngày này, giờ này…học sinh trên toàn quốc đang học cùng một bài như nhau.

Ngoài ra còn có dạy học theo dự án, đánh giá các hoạt động của học sinh và việc đánh giá này được mở rộng hơn về kiến thức, đánh giá môn học, đánh giá đạo đức, các hoạt động…từ đó hoạt động của giáo viên cũng được mở rộng hơn.

Hiện nay, trên cơ sở kiến thức chương trình, khung tối thiểu hết bài này thì học sinh nhận được cái gì, và từ đó giáo viên có thể tham khảo ngữ liệu ở nhiều bộ sách để dạy.

Chương trình học đến ngày này thì học sinh phải đạt được những gì? Giáo viên phải dùng biện pháp, kiến thức nào đó phù hợp là được. Vì thế mới cần đến đổi mới phương pháp và tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau.

Như vậy, có thể nói hiện nay chương trình mới là pháp lệnh, còn sách giáo khoa chỉ là tham khảo”.

Đổi mới giáo dục, đâu chỉ có sách giáo khoa, gốc phải là giáo viên - Hình 1

Theo thầy Cường: “Cả nước có nhiều trường đào tạo giáo viên nhưng không phải nơi nào giáo viên cũng đạt chất lượng. Như vậy có thể nói là giáo viên đang có vấn đề”. Ảnh: Tùng Dương.

Đổi mới phương pháp, đang vướng gì?

Theo thầy Cường: “Trình độ giáo viên hiện nay ở một số trường tiểu học được đào tạo với nhiều cấp bậc khác nhau, nhất là những lớp giáo viên chỉ được đào tạo trung cấp, còn những lứa sơ cấp thì đã nghỉ chế độ hết rồi.

Một số trường thích lựa chọn những giáo viên có tuổi thì sẽ bị vướng, hơn nữa việc đào tạo giáo viên ở các nơi không đều nhau, tôi biết có nhiều giáo viên ra trường với bằng khá nhưng thi rất nhiều lần mà không đỗ được vào một trường nào để dạy. Nguyên nhân là các em thiếu thực tế và việc đó thì nhà trường không dạy.

Cả nước có nhiều trường đào tạo giáo viên nhưng không phải nơi nào giáo viên cũng đạt chất lượng. Như vậy có thể nói việc đào tạo giáo viên đang có vấn đề.

Hiện nay rất cần lực lượng giáo viên trẻ có năng lực và nhất là kỹ năng về Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, ngay như đợt Covid-19 vừa qua rất nhiều giáo viên lớn tuổi không thể theo kịp trong việc dạy Online mặc dù họ rất cố gắng.

Vậy muốn đổi mới giáo dục thành công thì trước hết phải đào tạo giáo viên thật tốt để họ thích ứng được với chương trình đổi mới, nắm chắc, hiểu và dạy được chương trình đổi mới đó. Cái gốc chính là ở chỗ đó chứ không phải chỉ là đổi mới mấy quyển sách giáo khoa.

Giáo viên nên bám vào sườn của sách giáo khoa để dạy chứ không phải phụ thuộc hoàn toàn vào sách, có thể tham khảo tìm ngữ liệu ở nhiều nguồn để phục vụ giảng dạy.

Thực tế hiện nay đang có vấn đề khập khiễng, chương trình muốn đổi mới nhưng có nhiều giáo viên lại không đáp ứng được về năng lực, các nơi đào tạo giáo viên không theo kịp.

Video đang HOT

Nhiều giáo viên ra trường có bằng giỏi nhưng khi về trường tôi công tác, chúng tôi phải đào tạo 3-4 năm mới đạt yêu cầu, như vậy là đào tạo lại hoàn toàn”.

Thầy Cường nêu quan điểm: “Sách giáo khoa chỉ là một phần trong đổi mới giáo dục vì nó dễ nhìn thấy nhất, nhưng những người hướng dẫn việc đổi mới này là giáo viên và đó mới là điều quyết định. Tiết học có thành công hay không thì phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên, họ chính là linh hồn của những tiết học đó.

Ở đây là đổi mới phương pháp thì con người dạy trực tiếp phải đổi mới, đổi mới từ cách tiếp cận, dạy theo năng lực…chứ không phải là giáo viên nói xong rồi yêu cầu học sinh nhắc lại cho đúng từng chữ. Như vậy chỉ là thợ dạy.

Phải làm sao gợi mở để học sinh nhận ra kiến thức, rồi dùng thực tế để củng cố kiến thức đó cho học sinh. Gọi là đổi mới phương pháp thì phải như vậy, việc này các nước tiên tiến họ đã làm từ lâu rồi và hiệu quả rất tốt.

Qua thực nghiệm ở nhiều nước trên thế giới thì học sinh tiểu học phải đi từ tư duy cụ thể, rồi mới đến tư duy trìu tượng chứ không thể trìu tượng ngay được.

Trong một lớp học có nhiều đối tượng và việc dạy cũng phải đáp ứng được nhiều đối tượng, chưa kể đến cha mẹ học sinh có rất nhiều nhu cầu.

Có gia đình yêu cầu con tôi hết lớp 5 là phải đỗ vào trường chuyên, hoặc hết trung học con tôi phải du học nước ngoài và đó là nhu cầu thực tế.

Việc dạy theo nhiều đối tượng khác nhau như vậy thì phải dạy kiểu khác chứ không thể cào bằng, đành rằng trên nền kiến thức cơ bản nhưng giáo viên phải nâng được tư duy của học sinh lên thì các em mới làm nổi những bài thi vào trường chuyên như vậy.

Vấn đề giáo viên rất quan trọng, nó quyết định vấn đề thành bại trong đổi mới giáo dục. Nhưng còn với một bộ phận giáo viên có năng lực yếu thì sách giáo khoa lại là cứu cánh của họ, những người này chỉ biết dạy theo sách”.

Đổi mới giáo dục, đâu chỉ có sách giáo khoa, gốc phải là giáo viên - Hình 2

Thầy Cường nêu quan điểm: “Sách giáo khoa chỉ là một phần trong đổi mới giáo dục vì nó dễ nhìn thấy nhất, nhưng những người hướng dẫn việc đổi mới này là giáo viên và đó mới là điều quyết định. Ảnh minh họa: TD.

Cần đổi mới giáo dục từ gốc

Thầy Cường nói: “Gốc ở đây là vấn đề đào tạo từ các trường sư phạm, các trường này phải đổi mới rất nhiều từ cách dạy, cách tiếp cận và cách đào tạo.

Tôi thấy Đại học Y họ đưa sinh viên đi thực tập từ rất sớm, vừa học lý thuyết kết hợp với thực tế, nhưng Đại học sư phạm hiện nay chỉ có 2 tháng cho sinh viên đi thực tập và các em phải tự liên hệ với cơ sở giáo dục. Thời gian 2 tháng thì làm được gì.

Trong khi hiện nay có nhiều trường sôi sục đổi mới, thông tư chỉ thị mới khiến cho nhiều trường thay đổi, thì ngược lại nơi đào tạo giáo viên chỉ mải mê với kiến thức chuyên sâu, nghiên cứu gì đó…rất sách vở.

Phải có thực tế mới đổi mới được, chứ cứ ngồi bàn giấy soạn giáo án để dạy từ năm này qua năm khác thì làm sao biết các trường đổi mới, thiếu hoàn toàn kiến thức thực tế.

Đào tạo cái gốc mà sơ sài, quan liêu không chịu đổi mới như vậy thì làm sao mà đáp ứng được yêu cầu đổi mới nguồn nhân lực. Đó mới là gốc của vấn đề đổi mới giáo dục hiện nay”.

Việc chủ động của giáo viên là rất quan trọng

Cùng quan điểm về vấn đề này, cô Vũ Thị Hồng Nhung – Phó hiệu trưởng phụ trách khối lớp 1-2-3, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ:

“Trong khi triển khai dạy, nêu nhận thấy vấn đề nào đó trong sách chưa phù hợp, chúng tôi sẽ có phương án tham khảo ngay. Có những bộ sách xét về mặt phương ngữ lủng củng, xa lạ… thì nhà trường sẽ có chỉnh sửa, thay đổi chứ không bỏ sách giáo khoa hoàn toàn.

Chúng tôi vẫn dạy những kiến thức có trong sách, nhưng có điều phải tính toán đến những điểm chưa phù hợp và giáo viên có quyền thay đổi ngữ liệu trong bài học đó để làm sao học sinh tiếp thu được.

Việc chủ động của giáo viên trong mỗi nhà trường là rất quan trọng, và nếu nói bỏ hoàn toàn sách giáo khoa là không đúng, bởi nếu bỏ hoàn toàn thì liệu giáo viên có khả năng nghiên cứu, chọn được ngữ liệu hay không bởi bản chất mình chỉ là giáo viên.

Giáo viên phải tìm hiểu qua những giờ học, thấy rằng đối với học sinh của mình thì phải dạy sao cho phù hợp và các con tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, đó mới là điều quan trọng cần phải lưu tâm”.

Đổi mới giáo dục, đâu chỉ có sách giáo khoa, gốc phải là giáo viên - Hình 3

Cô Vũ Thị Hồng Nhung: “Chúng tôi vẫn dạy những kiến thức có trong sách, nhưng có điều phải tính toán đến những điểm chưa phù hợp và giáo viên có quyền thay đổi ngữ liệu trong bài học đó để làm sao học sinh tiếp thu được”. Ảnh: TD.

Cô Nhung cho biết: “Ở những thời điểm khác nhau nếu thấy số lượng vần nhiều quá, quá sức đối với học sinh thì giáo viên nên chủ động chỉnh lý, giảm bớt đi. Có nghĩa là giáo viên giảm bớt mức độ yêu cầu.

Năm nay có nhiều vấn đề về ngoại cảnh như vậy mà lại còn triển khai theo sách giáo khoa mới thì bản thân trong mỗi nhà trường cần phải có sự chủ động, sáng tạo.

Chủ động đánh giá tình hình để chọn chương trình làm sao cho phù hợp với học sinh nhà trường, và với mục tiêu cuối cùng trong năm học đó là học sinh phải đọc và viết được.

Ở giai đoạn này khi các con chưa nhận biết được hết các mặt chữ cái thì giáo viên phải giành khoảng thời gian cho việc ôn luyện đó, nên kéo dài thời gian hơn một chút và phải có sự chỉ đạo thống nhất từ ban giám hiệu nhà trường.

Khi nhà trường đã chọn 1 bộ sách nào đó thì đồng nghĩa sẽ phải tính toán đến việc khung của bộ sách khi hết tuần thứ nhất, thứ 2 hoặc tuần thứ 5…thì học sinh sẽ học về vấn đề gì?

Thực tế khi triển khai dạy hết tuần 1, ban giám hiệu chúng tôi sẽ yêu cầu giáo viên nhận xét, đánh giá xem tuần đó các con tiếp thu ra sao, vướng mắc gì trong việc dạy và học?

Thời gian này còn phải rèn các con về nề nếp học tập nên sẽ có nhiều khó khăn, vậy nên giáo viên phải báo cáo, phản hồi rằng tiến trình dạy như vậy sẽ là nhanh hay chậm, có quá sức hay không để kịp thời có điều chỉnh trong toàn trường.

Căn cứ vào báo cáo của giáo viên thì nhà trường cũng nên giảm bớt yêu cầu, ví dụ: Hoạt động này trong trong giờ học cụ thể nên tạm thời bỏ qua để đảm bảo ưu tiên cho vấn đề khác cần hơn trong giai đoạn này.

Sau một thời gian các con đảm bảo được nền tảng cơ bản thì lúc đó giáo viên lại đi theo chương trình. Từng tuần một mình phải có điều chỉnh cho phù hợp chứ nhất định không thoát ly sách giáo khoa”.

Đổi mới giáo dục, đâu chỉ có sách giáo khoa, gốc phải là giáo viên - Hình 4

Từng tuần một mình phải có điều chỉnh cho phù hợp chứ nhất định không thoát ly sách giáo khoa. Ảnh minh họa:TD.

Cần sáng tạo trong giảng dạy

Theo cô Nhung: “Ngữ liệu của sách giáo khoa là cơ sở để giáo viên dạy, nhưng thực tế trong quá trình dạy thì các hoạt động, cách tổ chức như thế nào đó trong lớp để các con không bị nặng nề, làm sao các con thấy vui vẻ.

Trẻ con lớp 1 thì phải vừa học vừa chơi, và đôi khi với một hoạt động mà các con thích thì nó sẽ tiếp thu được, và phần kiến thức đó sẽ tốt hơn. Còn nếu không cảm thấy hứng thú thì các con sẽ mệt mỏi.

Vậy nên, ban giám hiệu nhà trường phải chỉ đạo: Thứ nhất giáo viên giảm bớt yêu cầu cho phù hợp với các con trong giai đoạn này. Thứ 2 là những vấn đề thuộc phạm vi chuyên môn thì mời giáo viên giải quyết chứ không đẩy về cho phụ huynh.

Phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề dạy con học ở nhà, đơn thuần họ xem giáo viên yêu cầu phải làm gì thì phụ huynh sẽ làm đúng như vậy.

Ví dụ chỉ cần các con viết đến đây, hoặc chỉ cần đánh vần thôi nhưng phụ huynh cứ nhìn thấy chữ là bắt con đọc, và trên thực tế việc đọc trơn tru và đánh vần là hoàn toàn khác nhau.

Trẻ con có thể đánh vần được nhưng chưa chắc đã đọc trơn tru, nhưng phụ huynh lại không hề biết vấn đề đó nên vô tình đã tạo ra áp lực cho bản thân và các con.

Giáo viên cần bám vào những cái gì gọi là sản phẩm cuối cùng của mình đưa ra, yêu cầu đối với học trò cần có kiến thức, năng lực, kỹ năng mềm nào…đó là cái giáo viên phải bám vào.

Còn tất cả những cái gọi là chương trình học thì đều phục vụ mục tiêu cuối cùng, nếu nắm được kỹ, giáo viên sẽ điều chỉnh sao cho hợp lý. Còn sách yêu cầu thế này, đưa ra ngữ liệu thế này và buộc giáo viên phải dạy hết tất cả thì đó là cứng nhắc”.

Có nên tiếp tục mô hình "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa"?

Mục tiêu của đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới sách giáo khoa gắn với xã hội hóa việc "soạn", in ấn sách không chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh mà sâu xa hơn tạo cho đất nước nguồn nhân lực có chất lượng cao trong tương lai cũng như tạo ra một thế hệ sống nhân văn.

Đổi mới thế nào, đổi mới ra rao xét cho cùng cũng chỉ để đạt mục đích như trên. Và nhằm tạo ra "bước đột phá" trong đổi mới giáo dục, từ năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã bắt đầu thí điểm mô hình "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa".

Hiểu nôm na, các đơn vị sẽ được quyền biên tập, soạn sách giáo khoa, sau đó sẽ trình Hội đồng thẩm định do Bộ Giáo dục- Đào tạo chủ trì. Sau khi Hội đồng thẩm định thông qua xét thấy đạt yêu cầu, Bộ Giáo dục- Đào tạo sẽ quyết định cho phép đơn vị đó in ấn...Còn nhà trường là nơi cuối cùng được quyền chọn sách giáo khoa.

Có nên tiếp tục mô hình một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa? - Hình 1

Năm học đầu tiên học sinh lớp 1 được học sách giáo khoa theo mô hình mới (ảnh VOV)

Để thí điểm mô hình xã hội hội sách giáo khoa theo hướng "một chương trình nhiều bộ sách", năm học 2020- 2021 học sinh lớp 1 được "vinh dự" đón nhận các tập sách giáo khoa theo mô hình trên. Tuy nhiên, sách mới "ráo mực", đưa vào nhà trường chưa lâu thì đã nhận được "phản ứng" gay gắt của các bậc phụ huynh lẫn dư luận. Đơn cử như bộ sách lớp tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều (một số trường tại thành phố Hồ Chí Minh chọn) do Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn.

Ở bài viết này không bình luận chất lượng sách giáo khoa, vì phụ huynh và các chuyên gia đã đề cập nhiều mà chỉ xin đề cập góc độ xã hội hóa và công tác quản Nhà nước về nội dung sách giáo khoa. Tôi là người không sành về nghiên cứu giáo dục nên không biết ở các nước khác họ có xã hội hóa việc viết, biên soạn sách giáo khoa hay không, song trên bình diện người đã từng 12 năm theo học bậc phổ thông thì đã là sách giáo khoa phải có sự chuẩn mực và thống nhất.

Nghĩa là nội dung sách thế nào chỉ có Bộ Giáo dục- Đào tạo là đơn vị quyết định. Sách giáo khoa phải có sự thống nhất trên phạm vi cả nước về nội dung. Từ Cà Mau đến Hà Giang chỉ học một bộ sách do Bộ Giáo dục- Đào tạo biên soạn. Bộ chỉ xã hội hóa phần in ấn.

Nghĩa là khi đã có nội dung của sách, thay vì độc quyền trong công tác xuất bản là các công ty thuộc Bộ, Bộ Giáo dục- Đào kêu gọi đấu thầu việc in sách giáo khoa. Đơn vị nào bỏ giá thấp, chất lượng in sách tốt thì chọn.

Còn nếu cứ thí điểm mô hình "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa" ai có thể đảm bảo bảo chất lượng sẽ tốt hơn so với bộ sách giáo khoa chuẩn mực do Bộ Giáo dục- Đào tạo với tư cách là cơ quan hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước về giáo dục biên soạn? Đấy là chưa kể đến việc có ai bảm đảm không sự "chào hàng" giữa nhóm biên tập, xuất bản với hệ thống các trường học?

Vì vậy, để công tác xã hội hóa giáo dục, trong đó có có đổi mới sách giáo khoa đạt chất lượng theo hướng lâu dài, có lẽ chúng ta nên giữ nguyên việc biên soạn nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ Giáo dục- Đào tạo, còn chỉ tiến hành xã hội hóa việc in ấn mà thôi!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổnThông báo chia tay gây sốc vào 27 Tết của couple "chị - em" đình đám, đàng gái rơi vào tình trạng bất ổn
11:51:35 26/01/2025
Cô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn TếtCô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn Tết
13:06:23 26/01/2025
Danh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốtDanh sách Đỏ Đen chấn động: Bạch Lộc - Vương Hạc Đệ vào top, "tiểu Lưu Diệc Phi" và dàn sao lộ cả biển phốt
12:35:58 26/01/2025
Biết tôi vừa nhận 170 triệu thưởng Tết, chồng và mẹ chồng lên kế hoạch để tôi phải tự tay đưa hết số tiền đó cho họBiết tôi vừa nhận 170 triệu thưởng Tết, chồng và mẹ chồng lên kế hoạch để tôi phải tự tay đưa hết số tiền đó cho họ
15:08:55 26/01/2025
Cặp đôi diễn viên Vbiz công khai bên nhau hậu bị tóm 1001 hint yêu đương?Cặp đôi diễn viên Vbiz công khai bên nhau hậu bị tóm 1001 hint yêu đương?
14:59:51 26/01/2025
Tình trạng đáng lo ngại của Rosé (BLACKPINK) sau khi dính tin hẹn hò diễn viên laiTình trạng đáng lo ngại của Rosé (BLACKPINK) sau khi dính tin hẹn hò diễn viên lai
12:27:02 26/01/2025
Xuân Son về nhà ăn Tết, bác sĩ nói đúng 1 câu "cực gắt" về món bánh chuối khoái khẩuXuân Son về nhà ăn Tết, bác sĩ nói đúng 1 câu "cực gắt" về món bánh chuối khoái khẩu
14:04:02 26/01/2025
Đoạn clip 16 giây phản chiếu nhan sắc thật của Hoa hậu Đặng Thu Thảo qua camera thườngĐoạn clip 16 giây phản chiếu nhan sắc thật của Hoa hậu Đặng Thu Thảo qua camera thường
12:31:01 26/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Giải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Trump

Giải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Trump

Thế giới

16:13:37 26/01/2025
Quan điểm của ông Trump về "Nước Mỹ trên hết" là sử dụng sức mạnh của Washington để theo đuổi không ngừng các lợi ích quốc gia hẹp hòi, thậm chí bằng cách ép buộc các đồng minh nhỏ hơn.
Bruno Fernandes đáp lại lời chế giễu tệ hại nhất của Amorim về MU

Bruno Fernandes đáp lại lời chế giễu tệ hại nhất của Amorim về MU

Sao thể thao

16:07:57 26/01/2025
Đội trưởng của Manchester United Bruno Fernandes cho biết các đồng đội của anh phải chứng minh rằng họ đủ giỏi và phải có đủ bản lĩnh để chơi cho quỷ đỏ sau những lời phàn nàn gay gắt của HLV Ruben Amorim
Cách làm món chả cá lá lốt đơn giản

Cách làm món chả cá lá lốt đơn giản

Ẩm thực

16:07:45 26/01/2025
Chả cá lá lốt là một món ăn thơm ngon, dễ làm và rất hợp cho những bữa cơm gia đình sum vầy, ấm áp. Hãy tham khảo công thức dưới đây nhé!
Chị dâu biếu hộp mứt Tết, tôi mở ra xem thì sững người khi thấy bên trong là một chỉ vàng cùng tờ giấy note kín chữ

Chị dâu biếu hộp mứt Tết, tôi mở ra xem thì sững người khi thấy bên trong là một chỉ vàng cùng tờ giấy note kín chữ

Góc tâm tình

15:12:10 26/01/2025
Tôi cứ nghĩ chị dâu chỉ biếu hộp mứt Tết thông thường thôi nên mới nhận. Có ai ngờ bên trong hộp mứt đó lại là một thứ đồ quý giá khác.
Mỹ nhân Hàn gây bão dịp Tết Nguyên đán: 22 năm trước là "tiểu Song Hye Kyo", yêu đương với bạn trai kém 10 tuổi

Mỹ nhân Hàn gây bão dịp Tết Nguyên đán: 22 năm trước là "tiểu Song Hye Kyo", yêu đương với bạn trai kém 10 tuổi

Hậu trường phim

15:03:24 26/01/2025
Mỹ nhân Hàn này có sự nghiệp đáng ngưỡng mộ. Hiện tại, bộ phim lãng mạn do cô đóng chính đang khuynh đảo màn ảnh nhỏ.
Nam ca sĩ Gen Z "đỉnh lưu" gây tranh cãi gay gắt vì... muốn cứu lấy âm nhạc, 1 Chị Đẹp cũng phải lên tiếng

Nam ca sĩ Gen Z "đỉnh lưu" gây tranh cãi gay gắt vì... muốn cứu lấy âm nhạc, 1 Chị Đẹp cũng phải lên tiếng

Nhạc việt

14:56:25 26/01/2025
Ngày 17/1, Wren Evans ra mắt MV Cứu Lấy Âm Nhạc - sản phẩm hợp tác cùng Apple và quay hoàn toàn bằng iPhone 16 Pro Max.
Robbie Williams tạo nên lịch sử bảng xếp hạng Anh

Robbie Williams tạo nên lịch sử bảng xếp hạng Anh

Nhạc quốc tế

14:48:46 26/01/2025
Robbie Williams đã tạo nên lịch sử bảng xếp hạng Anh sau khi giành được album đứng đầu bảng xếp hạng lần thứ 15 với Better Man.
Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài

Sao Việt rộn ràng đón Tết: Người gói bánh chưng, người khoe sắc với áo dài

Sao việt

13:09:50 26/01/2025
Trong những ngày cận Tết, sao Việt đua nhau khoe sắc trong bộ áo dài truyền thống hoặc quây quần cùng gia đình gói bánh chưng.
17 năm trước đốn tim triệu dân vì xuất hiện trên quảng cáo Tết, cậu bé ngày nào giờ đã thành nam thần vạn người mê

17 năm trước đốn tim triệu dân vì xuất hiện trên quảng cáo Tết, cậu bé ngày nào giờ đã thành nam thần vạn người mê

Netizen

12:45:05 26/01/2025
Những quảng cáo Tết từng là một phần không thể thiếu trong ký ức của nhiều người, không chỉ bởi thông điệp ý nghĩa mà còn nhờ sự xuất hiện của những mẫu nhí đáng yêu, ngây thơ.
10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

10 cách phối áo len mỏng giúp chị em qua Tết vẫn mặc đẹp

Thời trang

12:26:46 26/01/2025
Thời tiết của mùa xuân khá ấm áp. Bởi vậy mà không phải lúc nào, áo len dày dặn cũng là lựa chọn thời trang thích hợp. Chị em nên bổ sung áo len mỏng cho tủ đồ vì item này khá nhẹ nhàng, đồng thời mang đến sự trẻ trung, nữ tính.
Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Sự thăng hạng phong cách của một Hoa hậu

Phong cách sao

12:22:48 26/01/2025
Ngày trước, Đỗ Thị Hà mặc đồ đơn giản và thanh lịch nhưng chưa có sự long lanh, ấn tượng. Tuy nhiên gần đây, nhờ phối đồ khéo léo mà dù phủ sóng phong cách với các tông màu trung tính, style của Đỗ Thị Hà vẫn rất cuốn hút.