Đổi mới dạy học lớp 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện
Các trường tiểu học đã áp dụng chương trình lớp 1 mới được hơn 3 tháng. Bộ GD&ĐT cho rằng, đổi mới phương pháp không quá cao siêu, nếu thầy cô nắm chắc đầu ra của chương trình, tìm được cách dạy tốt.
Vướng đâu, giải quyết ở đó
Giờ học Âm nhạc của Trường tiểu học Ngọc Khánh (Hà Nội) sáng nay bắt đầu khác với những tiết học trước đây.
Thay vì cô trò hướng lên bảng đọc chép, hôm nay học sinh hát múa cùng cô giáo. Giờ học sôi nổi, tươi vui.
Có em múa giống cô nhưng có em vỗ tay hoặc làm khác. Tất cả đều được chấp nhận.
Ở giờ học vần, học sinh được trực tiếp đóng vai, hóa thân vào nhân vật, từ đó tìm ra tiếng, từ mới.
Ở tiết Tin học, các em được tô màu và vẽ tranh tư duy. Cô giáo Nguyễn Thị Khánh Ly cho biết, việc đổi mới phương pháp mà cô thực hiện ở cả hai tiết học trên đây, gây hứng thú với học sinh.
Việc đổi mới phương pháp mà cô Khánh Ly thực hiện ở cả hai tiết học trên đây, gây hứng thú với học sinh.
Tại Trường tiểu học Nguyễn Du, Hà Nội, tiết tiếng Việt của sáng thứ Hai bắt đầu bằng hình quả thị hiện trên màn hình và các chữ, vần liên quan. Sau đó, học sinh sử dụng hộp dụng cụ học tập để thực hành ghép từ.
Cô Trịnh Thị Kim Quế, giáo viên chủ nhiệm lớp 1D, người có 20 năm dạy lớp 1 cho biết, nội dung của các bài học cũng có cấu trúc gần giống với chương trình cũ.
Tuy nhiên, thay vì dạy kiểu truyền thụ kiến thức như trước đây, học sinh được giáo viên hướng dẫn để tự khám phá ra nội dung bài học.
Chia sẻ với PV Dân trí, thầy Đào Chí Mạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Ngọc (Vĩnh Phúc) bày tỏ, vài tuần đầu học chương trình sách giáo khoa mới, giáo viên lớp 1 chưa quen được “cởi trói” nên vẫn giao nhiều bài tập về nhà cho học sinh.
Video đang HOT
Tiếp cận với chương trình mới, nhiều giáo viên của trường cũng có tâm lý e ngại nhưng đến nay, thầy cô đã sẵn sàng cho việc đổi mới, vướng ở đâu thì giải quyết ở đó.
Thầy Mạnh cho rằng, quan trọng nhất để bắt đầu hành trình đổi mới chính là cán bộ quản lý.
Cụ thể, hiệu trưởng cần tạo cơ chế cho giáo viên có tâm thế tốt, được phát huy quyền chủ động, sáng tạo, tự chủ của mình theo đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thầy trao đổi với các cô, cần thay đổi phương pháp để giáo viên, học sinh và cả phụ huynh không áp lực.
Ngoài việc trao đổi nghiệp vụ thường xuyên với giáo viên, vị hiệu trưởng này còn lập nhóm Zalo để trao đổi với phụ huynh về các bài học hàng ngày.
Thầy cô vận dụng phương pháp nào cũng được nhưng phải tổ chức các chuỗi hoạt động trong các bài học và hỗ trợ học sinh vượt qua. (ảnh minh họa)
Giao nhiệm vụ rõ ràng cho học sinh
Chia sẻ về phương pháp dạy học tích cực ở chương trình mới, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, phương pháp dạy học tích cực được Bộ GD&ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục áp dụng nhiều năm nay, được áp dụng triệt để trong chương trình, sách giáo khoa mới.
Việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực thực ra không quá cao siêu, nếu thầy cô nắm chắc đầu ra của chương trình, tìm được phương pháp dạy tốt.
Chuyên gia này nói rằng, phương pháp dạy học có nhiều nhưng thầy cô cần theo nguyên tắc, giao nhiệm vụ cho học sinh biết cần phải làm gì, và giao nhiệm vụ rất cụ thể bằng các câu hỏi, mệnh lệnh sau đó học sinh sẽ thực hiện nhiệm vụ và giáo viên sẽ hướng dẫn nếu các em vướng mắc.
Nếu học sinh nào làm đúng hướng thì động viên khích lệ. Nếu làm sai, chưa đúng hướng, giáo viên phải chỉ ra đúng hướng cho học sinh, các em không lo mình sai, và sẵn sàng tương tác với các cô.
Với phụ huynh học sinh, cần hỗ trợ các con các kinh nghiệm, cách giải quyết vấn đề đó trong cuộc sống của gia đình, không được làm thay việc của giáo viên ở lớp.
“Giáo viên đóng vai trò quan sát, hỗ trợ những vướng mắc, khó khăn của học sinh để giúp các em hoàn thành nhiệm vụ.
Dần dần, học sinh sẽ được hình thành thói quen và lĩnh hội kiến thức cũng như có thể áp dụng kiến thức vào thực tế”, ông Thành nói.
Về câu hỏi, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn chi tiết hơn, tận tay từng giáo viên về việc đổi mới phương pháp ra sao, ông Thành cho rằng, về đổi mới phương pháp dạy học, thầy cô đã được đào tạo trong các trường sư phạm từ lâu.
Trong quá trình dạy học ở các nhà trường, giáo viên cũng trải qua nhiều lớp bồi dưỡng.
“Thầy cô vận dụng phương pháp nào cũng được nhưng phải tổ chức các chuỗi hoạt động trong các bài học và hỗ trợ học sinh vượt qua, làm sao tăng cường việc tự học, để học sinh chiếm lĩnh kiến thức trong cuộc sống”, ông Thành nói.
Có nên cho trẻ học trước chương trình lớp 1?
Nếu trẻ đi học chữ trước sẽ có tính ỷ lại, chủ quan, không còn tập trung chú ý khi trẻ đã biết rồi, trẻ không còn hứng thú với chương trình học.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới. Trước những khó khăn của phụ huynh lẫn học sinh khi tiếp cận chương trình, nhiều phụ huynh đang có con học lớp lá rất lo lắng.
Vội vã cho con ăn để đến lớp học thêm
Thời gian này dù chưa hết học kỳ 1 nhưng nhiều phụ huynh có con đang học lớp lá đã rủ nhau tìm hiểu các lớp dạy chữ lớp 1 để cho con theo học.
16 giờ chiều đón con trai học lớp lá về nhà, chị HT, sống tại quận Gò Vấp, vội vã cho con tắm rửa, ăn chiều để kịp giờ học thêm buổi tối dù tháng 9 năm sau cậu bé mới vào lớp 1.
Tiết học của các bé lớp lá Trường Mầm non Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Vừa giục con ăn, chị HT cho biết thấy chương trình mới nặng quá nên vợ chồng quyết định phải cho con đi học. Hiện các bạn trong lớp của con đã biết chữ hết rồi trong khi con chưa biết gì. Nếu con không học trước, sợ không theo kịp.
"Sau một thời gian đi học, giờ con đã biết chữ, biết đọc, viết cũng đẹp hơn. Tôi cũng mua bộ sách giáo khoa lớp 1 theo gợi ý của cô để cháu học trước. Hy vọng cháu sẽ tiếp thu tốt để sang năm vào học lớp 1 đỡ vất vả. Hầu như các trẻ học lớp lá ở khu này hiện nay đều đi học thêm tại nhà cô" - chị T. nói.
Trên group "Hội phụ huynh có con vào lớp 1", việc cho con học trước lớp 1 cũng được các phụ huynh đặc biệt quan tâm và bàn luận xôm tụ. Có phụ huynh bày tỏ: "Chị em biết cô giáo nào dạy rèn chữ cho các bé bắt đầu vào lớp 1 ở quận 8, TP.HCM giới thiệu em với".
Có chị lại băn khoăn: "Bé nhà em vừa tròn năm tuổi nhưng con ham chơi, không tập trung. Em đang tính cho con học trước, sợ năm sau vào lớp không theo kịp chương trình". Những dòng chia sẻ đều thu hút rất nhiều bình luận từ các phụ huynh và đa phần đều cho rằng cần phải cho con học trước, như thế con sẽ đỡ áp lực hơn.
Nắm bắt được nhu cầu của các bậc cha mẹ, hiện nay các lớp tiền tiểu học hay dự bị tiểu học nở rộ. Nhiều giáo viên đang dạy lớp 1 cũng mở lớp dạy kèm.
Trên fanpage của một chung cư, một giáo viên đang dạy lớp 1 chia sẻ: "Thời điểm ra tết, các bé năm tuổi sẽ dễ tiếp thu và dễ nhớ kiến thức. Quan trọng nhất là tay các bé đủ độ khéo để bắt đầu làm quen với các nét cơ bản. Do đó, mình sẽ mở lớp tại chung cư chuyên dạy cho các bé chuẩn bị vào lớp 1. Mỗi nhóm dạy tối đa sáu bé. Ngoài việc học chữ, các con sẽ được học toán theo phương pháp mới nhằm phát huy tối đa năng lực của các con". Dòng chia sẻ của cô giáo cũng được nhiều bà mẹ theo dõi và bình luận.
Không nên cho con học trước lớp 1
Cô Hồ Thị Tuyết Hoa, giáo viên Trường Mầm non Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, cho rằng việc cho trẻ lớp lá học thêm trước khi vào lớp 1 là sai lầm. Bởi ở giai đoạn năm tuổi, tâm lý trẻ mau quên và chóng chán. Nếu trẻ đi học chữ trước sẽ có tính ỷ lại, chủ quan, không còn tập trung chú ý khi trẻ đã biết rồi. Do đó, vào lớp 1 trẻ không còn hứng thú với chương trình học.
Bên cạnh đó, chương trình giáo dục mầm non về cơ bản đáp ứng đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cũng như các lĩnh vực khác để trẻ có tiền đề khi bước vào lớp 1. Nếu trẻ học xuyên suốt một năm tại trường, cơ bản sẽ đáp ứng đầy đủ kiến thức và sẽ có những nền tảng cơ bản bước vào lớp 1.
Ở giai đoạn đầu năm, trẻ được dạy cách đọc sách, lật mở sách, cách tô các nét cơ bản, từ đó trẻ sẽ có kỹ năng cầm bút đúng và cách cầm bút chắc, khi trẻ viết sẽ dễ dàng. Bên cạnh đó, trẻ cũng được nhận biết mặt chữ qua trò chơi như tô màu, tìm đường đi, tìm chữ cái giống nhau...
Học trước chỉ tạo sự yên tâm cho phụ huynh
Lớp 1 chính là quá trình của sự khám phá, tìm tòi. Vì thế khi bước vào lớp 1, nếu các em đã biết trước thì không còn gì thú vị. Cho con học trước sẽ khiến phụ huynh yên tâm nhưng đó không phải là giáo dục.
Vào lớp 1 có thể ban đầu các em học chưa được, nói đúng, nói sai nhưng đó là kiến thức trẻ tự tiếp thu.
Phụ huynh muốn cho con học để tránh sự bỡ ngỡ, thế nhưng một đứa bé bỡ ngỡ khi vào lớp 1 là đứa trẻ đang học, còn đứa bé biết rồi sẽ không còn học nữa vì nó không còn mới mẻ.
Ông LÊ NGỌC ĐIỆP , nguyên Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT TP.HCM
Cô Huỳnh Thị Thanh Huê, giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học Phạm Văn Chính, quận 9, cho biết phụ huynh không nên cho trẻ học trước khi vào lớp 1, hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên. Bởi chỉ có giáo viên trên lớp, trên trường mới đủ điều kiện cơ sở vật chất cho trẻ khám phá nhiều hoạt động để qua đó tiếp cận kiến thức. Hơn nữa, chương trình lớp 1 hiện nay theo hướng mở, phát triển theo năng lực và phẩm chất học sinh nên phụ huynh không nên quá lo lắng.
Liên quan đến chương trình lớp 1 hiện được cho là khá nặng nên phụ huynh mới cho con học trước, ông Nguyễn Văn Giàu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Đức, quận 8, lý giải: Chương trình năm 2000 được biên soạn dành cho học một buổi, còn chương trình mới dành cho học hai buổi nên lượng kiến thức nhiều hơn, đồng nghĩa thời gian học của các bé cũng nhiều. Tuy nhiên, các em sẽ làm quen kiến thức vào buổi sáng và được ôn tập vào buổi chiều. Sau một thời gian triển khai, hiện nay học sinh lớp 1 tiếp thu kiến thức khá ổn.
Đòi hỏi tất yếu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai ở lớp 1 hơn một tháng. So với lộ trình đổi mới giáo dục, đây là thời gian quá ngắn, do đó thật khó để đưa ra nhận định, đánh giá công tâm, khách quan. Ảnh minh họa Thông tin ban đầu của Bộ GD&ĐT và nhiều sở GD&ĐT sau thời gian trực tiếp...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đường Yên vướng tranh cãi khi hóa thân thành tiên tử, fan chê tạo hình "quá dừ"
Sao châu á
13 phút trước
Khu vườn tình yêu: Chồng tự tay trồng 80 loại hoa hồng để cho vợ vui khiến hàng nghìn người ghen tị!
Sáng tạo
21 phút trước
Sinh ra đã có số làm giàu: Top 4 cung hoàng đạo nữ kiếm tiền cực tốt
Trắc nghiệm
22 phút trước
Triệu tập 71 thanh niên cầm dao, mã tấu và túyp sắt hỗn chiến trên quốc lộ
Pháp luật
1 giờ trước
Vừa quen được chưa bao lâu, mỹ nhân hơn 4 triệu follow phát hiện bị "lừa" khi biết bạn trai đã từng kết hôn
Netizen
1 giờ trước
Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó
Lạ vui
1 giờ trước
Tez - người cũ của Pháo bất ngờ tung bản rap diss cực khét, lời lẽ công kích ai đó lắm mồm, dạy đời
Nhạc việt
2 giờ trước
Mbappe sắp vượt mặt Ronaldo, đi vào ngôi đền huyền thoại Real Madrid
Sao thể thao
2 giờ trước
SOOBIN lộ thái độ sau khi dính ồn ào fan cuồng ôm chặt không buông tại concert Anh Trai Chông Gai
Sao việt
2 giờ trước
Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần
Thế giới
2 giờ trước