Đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 2, lớp 6: Bảo đảm các điều kiện tốt nhất
Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên học sinh lớp 2 và lớp 6 trên cả nước thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28-11-2014 của Quốc hội.
Với mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, toàn diện theo hướng phát triển cả phẩm chất và năng lực học sinh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương đang khẩn trương chuẩn bị, quyết tâm bảo đảm các điều kiện triển khai tốt nhất.
Đội ngũ giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để thực hiện tốt chương trình, sách giáo khoa mới. Trong ảnh : Một tiết học của học sinh Trường Tiểu học Thịnh Hào (quận Đống Đa). Ảnh: Đỗ Tâm
Hạn chế “sạn” sách giáo khoa
Để chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đối với lớp 2 và lớp 6 trên cả nước từ năm học 2021-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang khẩn trương triển khai nhiều phần việc quan trọng. Khác với chương trình hiện hành chỉ có một bộ sách giáo khoa, chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện với nhiều bộ sách giáo khoa, các địa phương được quyền lựa chọn bộ sách phù hợp để sử dụng trong giảng dạy ở các nhà trường.
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Hội đồng thẩm định quốc gia để tổ chức thẩm định các bộ sách giáo khoa, làm căn cứ cho các địa phương lựa chọn, đưa vào giảng dạy từ năm học tới. Đã có 33 bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 và 43 bản mẫu sách giáo khoa lớp 6 của tất cả môn học, hoạt động giáo dục được gửi thẩm định.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, để bảo đảm tính chính xác, khách quan và chất lượng của việc thẩm định sách, các thành viên Hội đồng thẩm định quốc gia được lựa chọn kỹ, tuyệt đối không tham gia các công việc liên quan đến biên soạn, xuất bản sách giáo khoa.
Dù vậy, cũng còn băn khoăn từ phía phụ huynh học sinh. Bà Trần Thùy Dương, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Đa Tốn (huyện Gia Lâm) chia sẻ: “Sang năm con tôi thuộc lứa học sinh đầu tiên học sách giáo khoa lớp 6 mới. Ngoài mối lo về nội dung kiến thức, tôi lo sách có sai sót, lọt lỗi, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập”.
Trong khi đó, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Quảng An (quận Tây Hồ) Nguyễn Thị Kim Xuân bày tỏ: “Cán bộ quản lý, giáo viên mong sớm được tiếp cận với sách giáo khoa mới để chuẩn bị kỹ hơn về mọi mặt, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông”.
Giải tỏa mối băn khoăn của phụ huynh học sinh, ông Nguyễn Hữu Độ cho hay, điểm mới trong khâu thẩm định sách giáo khoa lần này là sau hai vòng thẩm định, toàn bộ bản mẫu sách giáo khoa ở mức “đạt” theo đánh giá của Hội đồng thẩm định quốc gia sẽ được công khai để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Sau đó, Hội đồng mới trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đối với lớp 2, lớp 6 để các địa phương xây dựng kế hoạch mua sắm, đáp ứng yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới.
Video đang HOT
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tại Trường Trung học cơ sở Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng). Ảnh: Nguyễn Quang
Hà Nội chủ động vào cuộc
Với quyết tâm bảo đảm các điều kiện tốt nhất để thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 2 và lớp 6, tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngành Giáo dục Hà Nội đã và đang chủ động vào cuộc.
Là đơn vị có quy mô học sinh hằng năm liên tục tăng, ngành Giáo dục quận Hà Đông đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng trường lớp và mua sắm trang thiết bị dạy học. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông Phạm Thị Lệ Hằng cho biết, căn cứ theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phòng đang khẩn trương triển khai các công việc để tham mưu với UBND quận ban hành kế hoạch trang bị. Đồng thời tiếp tục có phương án cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất trường, lớp, bảo đảm tốt nhất các yêu cầu dạy, học của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Trong khi đó, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ thông tin, các nhà trường trên địa bàn huyện đã lên danh sách sơ bộ hơn 300 giáo viên dự kiến dạy lớp 2 và lớp 6 năm học tới với các yêu cầu bảo đảm về phẩm chất, kỹ năng và chuyên môn, sẵn sàng tham gia bồi dưỡng khi có thông báo.
Còn theo Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) Nguyễn Thị Bích Nga, trong khi chờ có sách giáo khoa mới, nhà trường yêu cầu đội ngũ giáo viên, nhất là những giáo viên trong danh sách dự kiến sẽ dạy lớp 6 coi trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng rèn kỹ năng, tăng khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.
Về vấn đề này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, Sở yêu cầu phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6 theo danh mục Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; đồng thời rà soát, tận dụng tối đa cơ sở vật chất, thiết bị đã có, bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí.
“Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng lưu ý, các phòng giáo dục và đào tạo tăng cường mọi nguồn lực để có thêm nhiều trường học đạt chuẩn quốc gia; quan tâm rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, dự báo quy mô học sinh trong các năm học tiếp theo để chủ động chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đối với các khối lớp còn lại trong những năm tiếp theo”, ông Chử Xuân Dũng nhấn mạnh.
Thưa Bộ, Tiếng Việt 1 chương trình mới nặng ở khối lượng kiến thức trên một bài
Chương trình và sách giáo khoa lần này được nhiều giáo viên và phụ huynh đánh giá là quá nặng.
Bộ Giáo dục khẳng định chương trình mới tăng tiết với lớp 1, 2 là để giảm tải. Quả thật, nếu so sánh thời lượng học môn tiếng Việt cấp Tiểu học theo Chương trình 2018 với Chương trình 2000 thì tổng số tiết học môn tiếng Việt cho cả cấp tiểu học trong chương trình năm 2000 và chương trình năm 2018 không thay đổi.
Cuối năm, học sinh lớp 1 đã phải đọc một văn bản dài mà trước đây yêu cầu này phải học sinh lớp 2 mới đọc được (Ảnh Thuận Phương)
Đặc biệt, số tiết cho lớp 1 và lớp 2 trong chương trình 2018 lại tăng (2 tiết/tuần cho lớp 1 và 1 tiết/tuần cho lớp 2) so với chương trình 2000;
Bộ Giáo dục và Đào tạo còn nhấn mạnh: "Để hoàn thành nhiệm vụ này trước đây chương trình năm 2000 chỉ được thực hiện trong phạm vi 350 tiết một năm, tính trung bình 10 tiết 1 tuần; còn chương trình năm 2018 được thực hiện đến 420 tiết một năm, tăng thêm 2 tiết để giáo viên, học sinh dạy học đỡ vất vả hơn".
Việc tăng số tiết cho lớp 1 và 2 (các lớp đầu cấp tiểu học) nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe tiếng Việt, nhờ đó có được công cụ để học tốt các môn học khác.
Như vậy, về nội dung kiến thức, chương trình 2018 có phần giảm nhẹ hơn so với chương trình năm 2000, tăng tiết đối với lớp 1, lớp 2 là để giảm tải, chứ không phải tăng tải, giúp các em học sinh học đủ 29 chữ cái và khoảng 140 vần mới biết đọc, biết viết.[1]
Thưa Bộ, 1 tiết bây giờ chúng tôi phải dạy từ 60 đến 70 phút mới xong bài
Chỉ nhìn vào việc một tuần tăng 2 tiết tiếng Việt (lớp 1) và tăng 1 tiết tiếng Việt của lớp 2 để khẳng định là đã giảm tải giúp giáo viên, học sinh dạy học đỡ vất vả hơn e rằng không thực tế.
Bởi, thời lượng dạy học tăng (1 đến 2 tiết) nhưng lượng kiến thức, mục tiêu cần đạt trong một tiết lại tăng lên rất nhiều.
Chia sẻ về vấn đề này, một số giáo viên lớp 1 cho biết, tăng thời lượng gọi là giảm tải chỉ là cách giải thích bề ngoài. Còn nặng ở đây là trong từng bài học. Mỗi bài học có nội dung rất dài...dạy mãi không hết bài.
Yêu cầu là 35 phút/ tiết, nhưng thật ra để dạy học sinh biết đọc hết nội dung bài có khi phải đến 50 đến 60 thậm chí 70 phút.
Tại sao lại bắt trẻ học nhanh, nhồi nhét để làm gì? Trong khi ngày xưa học chậm mà chắc. Giờ học nhanh nhưng toàn học vẹt, toàn nhìn tranh nghĩ chữ, đâu có phải đọc chữ?
Thầy T. Q. thì cho rằng, giảm hay tăng, nặng hay nhẹ không thể căn cứ vào số tiết học. Cái cốt lõi là tiết học phải nhẹ nhàng, thầy trò phải hào hứng và chất lượng học được nâng lên rõ ràng.
Trong thực tế thì không phải như vậy, một bài phải kéo dài thành 2 tiết, thầy trò gần như là phải đánh vật, ra khỏi trường là đến giờ đi học thêm thì phỏng có là nhẹ. Ngày xưa học có một buổi, không biết học thêm là gì.
Nếu Chương trình năm 2000 một tiết dạy chỉ 2 âm hoặc vần thì Chương trình giáo dục năm 2018 có tiết học tới 4 âm vần và đọc cả đoạn văn bản dài.
Hay như, cuối năm học lớp 1, cũng chỉ yêu cầu học sinh tập chép bài thơ, đoạn văn ngắn. Thế nhưng sách giáo khoa hiện nay tuần 15 học sinh đã phải viết chính tả.
Vì thế, trong thực tế dù quy định thời lượng một tiết dạy 35 đến 40 phút nhưng giáo viên chúng tôi đang phải dạy ít nhất là 50 phút/tiết có khi 60 phút và thậm chí 70 phút học sinh mới nắm được bài.
Các trường hiện tăng thời lượng học tiếng Việt một tuần thêm khoảng 5 đến 6 tiết nữa
Những trường dạy 2 buổi/ngày, 10 buổi/tuần thì thời lượng học tiếng Việt của học sinh đã tăng lên đáng kể. Gần như toàn bộ các tiết bổ sung buổi chiều đều dành cho việc ôn luyện môn tiếng Việt.
Thế nên, một ngày có 7 tiết học nhưng có khi các em phải học từ 4 đến 5 tiết tiếng Việt. Và, một tuần các em phải học gần 20 tiết tiếng Việt. Dù học nhiều như thế nhưng tối về học sinh không ôn luyện thêm thì ngày mai đến lớp hơn một nửa lớp kiến thức lại như mới.
Chương trình và sách giáo khoa lần này được nhiều giáo viên và phụ huynh đánh giá là quá nặng.
Thế nên, bằng những phản ánh thực tế của giáo viên ở nhiều trường học, Bộ Giáo dục cũng cần phải lưu ý chứ cứ khẳng định rằng tăng thời lượng (chỉ một đến 2 tiết) là đang giảm tải, giảm áp lực cho giáo viên và học sinh thì e rằng việc thay chương trình và sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sang năm cũng không khác gì lớp 1 năm nay thì buồn lắm thay.
Tài liệu tham khảo:
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bo-giao-duc-khang-dinh-chuong-trinh-moi-tang-tiet-voi-lop-1-2-la-de-giam-tai-post213194.gd[1]
Đầu năm học, phụ huynh lại khổ vì đi tìm sách tin học Sau khi học sinh lớp 6 chính thức bước vào năm học mới được 1 tuần thì phụ huynh học sinh tại TP.HCM lại nháo nhào đi tìm sách tin học cho con. Phụ huynh học sinh lớp 6 phải vất vả đi tìm sách tin học - Đ.T Cứ ngỡ chuẩn bị đủ bộ sách giáo khoa cho con vào học lớp...