Đôi bạn thân là học sinh giỏi quốc gia
Đạt nhiều huy chương trong các kỳ thi học sinh giỏi, Hòa và Quốc – đôi bạn cùng lớp tại THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Kon Tum) một lần nữa lại cùng nhận được học bổng do độc giả VnExpress.net tài trợ.
Hồ Thị Hòa và Võ Duy Quốc, THPT chuyên Nguyễn Tất Thành có thành tích học tập nhất nhì của tỉnh Kon Tum. Năm lớp 10, Hòa vào lớp chuyên Toán, còn Quý chọn Hóa làm môn chuyên của mình tại trường. Tuy khác lớp, hai bạn trẻ nhanh chóng kết thân vì cùng thuộc đội tuyển tỉnh dự thi Olympic khu vực miền Nam. Năm đó, cả hai đều mang về huy chương bạc cho trường.
Lên lớp 11, hai bạn được chuyển về học cùng lớp và từ đó tiếp tục cùng nhau chinh phục nhiều kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực, cấp quốc gia và đều đạt huy chương.
Đôi bạn Quốc và Hòa (thứ 1, 2 từ trái qua) trong buổi gặp gỡ tại tòa soạn VnExpress. Ảnh: Hải Duyên.
Cùng lớp, cùng trường và đều có thành tích cao nhưng điều kiện học tập của hai người bạn này khá khác nhau. Hòa sinh ra trong một gia đình nghèo tại huyện K”Bang tỉnh Kon Tum. Nhà có 5 anh chị em, bố mẹ đều làm ruộng, cuộc sống khó khăn nhưng Hòa luôn dẫn đầu về thành tích học tập trong trường, cả ở huyện và tỉnh. Từ lớp 10, Hòa phải xa gia đình, chuyển lên thành phố ở trọ để theo học tại trường chuyên Nguyễn Tất Thành.
Hòa kể, những ngày chuyển lên thành phố học, em ở trọ với nhiều người đã đi làm, nên thường xuyên không có không gian riêng yên tĩnh để học. Giờ học của em thường vào rất khuya, đến tầm 1-2h sáng mới đi ngủ, rồi 4h sáng đã phải dậy để học bài tiếp.
“Biết học khuya quá sẽ không tốt, nhưng phòng trọ đông người sinh hoạt ồn ào nên em phải học trễ và dậy sớm một chút. Cũng mệt nhưng dần dần thành thói quen”, Hòa chia sẻ.
Còn Duy Quốc sinh ra và lớn lên tại thành phố Kon Tum. Mẹ làm giáo viên tiểu học nên từ bé, Quốc đã được gia đình quản lý chặt và định hướng rõ con đường học vấn.
Khi được hỏi về thời gian học của mình Quốc cười: “Hiếm khi nào em học quá 22h. Em nói mà bạn bè không ai tin, sau thời gian đó là em không thể suy nghĩ được gì nữa. Nhiều bạn gọi điện cho em giờ đó là không gặp được vì em đã ngủ”.
Video đang HOT
Theo Quốc, cậu chia đều thời gian để học tốt các môn chứ không quá tập trung vào một môn. 3 ngày trước những kỳ thi quan trọng cậu thường không học thêm gì mà để đầu óc thoải mái.
Trong khi Hòa có sở thích học Toán, thì Quốc lại mê những phản ứng Hóa học. Chính đam mê khác nhau mà cả hai dễ dàng giúp đỡ nhau cùng tiến. Khúc mắc của mỗi môn học không phải sở trường của người này được người kia giải đáp và hướng dẫn tận tình. Nhờ thế, điểm trung bình các môn lớp 12 của cả hai đều cao ngất ngưỡng. Duy Quốc đạt 9,3 còn Hòa không thua kém với điểm 9,2.
Trong kỳ thi đại học vừa qua, Quốc chỉ thi ĐH Ngoại thương TP HCM và đạt 27,5 điểm. Trong khi đó người bạn cùng lớp của cậu cũng đạt số điểm khá cao 25,5 vào ĐH Ngân hàng TP HCM.
Đôi bạn cùng tiến này cũng là 2 trong số 10 gương mặt được nhận học bổng của độc giả VnExpress năm đầu tiên.
Theo VNE
Lớp luyện chữ đẹp giữa phố cổ Hà Nội
Với khả năng viết chữ đẹp, thầy giáo trẻ Dương Thanh Tuấn ngày ngày dạy và luyện cho hơn trăm học viên đủ mọi lứa tuổi trong căn phòng nhỏ 40 m2 ở phố cổ Hà thành.
Sinh năm 1979, anh Dương Thanh Tuấn đã trải qua 12 năm làm công việc luyện chữ đẹp cho mọi người tại căn phòng nhỏ chỉ 40 m2 của mình tại phố Hàng Mành (Hà Nội).
Mỗi ngày có hơn 100 học viên, chia làm 6 ca, từ sáng tới tối. Đông nhất là các bạn trẻ, sinh viên sư phạm, giáo viên tiểu học hoặc các em nhỏ ở độ tuổi lớp 1 hoặc mẫu giáo lớn.
Thầy Tuấn kể, từng có một học viên 78 tuổi theo học. Để luyện tốt chữ cần dùng bút máy ngòi sắt do không bị trơn trượt, từ đó viết các nét thanh, nét đậm theo kiểu đưa nhẹ, kéo mạnh một cách chính xác, dễ tạo nên những vần chữ đẹp hơn.
Gia đình có truyền thống 3 đời hành nghề luyện chữ đẹp. Anh Tuấn vốn là cháu cụ Dương Khả, nổi tiếng những năm 40 về viết chữ. Người thầy thế hệ 7x này từng tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ, cũng từng lên giảng đường dạy học, tuy nhiên chỉ được ít thời gian, năm 2000 anh quyết định về nhà nối dõi nghề truyền thống của gia đình.
Bé Đào Khánh Trang (7 tuổi) dù đau một bên mắt vẫn cố gắng đến lớp luyện chữ. Với chi phí 800.000 đồng/khóa (12 buổi), có người chỉ hai buổi đã viết đẹp ngay, nhưng có người học mãi không thành công đành bỏ cuộc giữa chừng.
Với người lớn tuổi việc tiếp thu cách thức viết sao cho đẹp khá dễ, nhưng với trẻ em thì vất vả.
Nhiều lần thầy Tuấn phải cầm tay các em hướng dẫn đặt từng đường bút, điểm xuất phát của từng nét chữ trên vở ô ly.
Chị Đào Thị Nhuyễn, giáo viên tiểu học An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) lặn lội từ quê lên Hà Nội học một khóa để về luyện chữ cho học sinh.
Thày Tuấn rèn cho học viên từng cách mở nắp bút, tư thế ngồi, vẽ mẫu từ trong vở cho đến trên bảng. Với mỗi lứa tuổi, anh có một giáo án, phương pháp truyền đạt riêng.
Anh bảo, viết chữ đẹp là phải làm sao không đứt rời mạch, không nhấc bút giữa chừng, đảm bảo bút nghiêng đủ 15 độ so với dòng kẻ dọc
Mỗi khi thầy viết, học trò chăm chú nhìn theo từng đường nét, nhiều người nhìn chữ mà như bị mê hoặc và trầm trồ "Ôi, đẹp quá"!
Thành quả sau những ngày được rèn luyện của một học viên. Anh Tuấn rất khen ngợi những nét chữ này, luôn mang ra làm mẫu.
Theo VNE
Mỗi lớp tiểu học không quá 35 học sinh Ngày 30/12, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư Điều lệ trường tiểu học. Theo thông tư, học sinh được tổ chức theo lớp học, mỗi lớp có không quá 35 học sinh. Theo nội dung Thông tư, diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh (HS) và đặc điểm vùng miền với bình...