Kiểm tra công tác thu dung, điều trị bệnh sởi tại Hà Nội
Ngày 27/3, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn, Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai.
Đoàn công tác kiểm tra công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Đây là 2 cơ sở y tế tuyến cuối của khu vực phía Bắc. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, TS Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, từ năm 2024 đến nay, Bệnh viện đã ghi nhận gần 2.700 ca mắc sởi, trong đó năm 2024 là 796 ca, từ đầu năm 2025 đến nay, ghi nhận 1.894 ca mắc. Trong đó, có đến 60% ca bệnh chưa được tiêm chủng hoặc chưa đến tuổi theo khuyến cáo tiêm chủng vaccine sởi.
Hiện, trung bình mỗi ngày, Bệnh viện khám, sàng lọc cho khoảng từ 70-90 ca mắc, ngày cao điểm có hơn 100 bệnh nhân.Bệnh viện đã phân luồng sàng lọc bệnh nhân ngay từ phòng khám theo 2 luồng, một luồng chuyển tuyến dưới với bệnh nhân nhẹ và một luồng tiếp nhận điều trị bệnh nhân nặng tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới của Bệnh viện.
“Thời gian tới, nếu số ca bệnh sởi tăng nhanh, Bệnh viện sẽ cố gắng triển khai đón tiếp, thu dung điều trị và tích cực hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới”, TS Cao Việt Tùng cho biết.
Bệnh viện đã ghi nhận 13 ca tử vong do sởi trong năm 2024 và từ đầu năm 2025 đến nay, trong đó có những ca mắc trên các bệnh lý phức tạp như viêm phổi, đẻ non, rối loạn chuyển hóa, teo đường mật, viêm màng não, teo đường mật …
Hiện tại, lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương lo ngại số lượng bệnh nhân nội trú có thể đông hơn, trong khi phòng bệnh có hạn, bệnh nhân nội trú lại thường mắc kèm nhiều bệnh lý nền nặng nên thời gian nằm viện kéo dài.
Ngoài ra, biểu hiện lâm sàng của bệnh sởi hiện nay không điển hình, khó nhận định, khó kiểm soát việc giao lưu giữa người bệnh và gia đình người bệnh…
Tại đây, TS Dương Huy Lương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện bám sát theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sởi mới nhất vừa được Bộ Y tế ban hành để thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến với các bệnh viện tuyến dưới.
Đại diện Cục Phòng bệnh cũng cho rằng, thách thực hiện nay là nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc bệnh khi chưa được tiêm phòng, do không có kháng thể bảo vệ từ người mẹ, vì vậy, Cục Phòng bệnh đề nghị Bệnh viện phải đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân về tiêm phòng nói chung và tiêm phòng sởi nói riêng.
Video đang HOT
Bệnh nhân điều trị sởi tại Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai
Nhiều người lớn mắc sởi, không nhớ đã tiêm vaccine
Viện Y học nhiệt đới, Bạch viện Bạch Mai, từ cuối năm 2024 đến nay cũng đã khám, điều trị cho 104 bệnh nhân mắc sởi, trong đó ghi nhận nhiều ca diễn biến nặng, có 2 ca cần thở máy xâm nhập, 1 ca cần Ecmo – sức khỏe đã ổn định và ra viện.
Điều đáng nói, trong số những ca mắc này, có đến 75% bệnh nhân không nhớ mình có tiêm chủng hay không.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, Bệnh viện luôn đảm bảo nhân lực, trang thiết bị, sinh phẩm, thuốc cho công tác điều trị bệnh nhân sởi. Hiện, Bệnh viện đã đầu tư và trang bị số hóa cho Khoa Hồi sức tích cực thuộc Viện Y học nhiệt đới, đồng thời xây dựng đội ngũ chuyên gia cấp cứu, hồi sức và truyền nhiễm để đảm bảo cấp cứu và điều trị bệnh nhân đạt kết quả cao nhất.
TS Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục phòng Bệnh đề nghị Viện Y học nhiệt đới nghiên cứu dịch tễ các ca sởi người lớn, để nắm được tỷ lệ miễn dịch cộng đồng đối với những ca sởi người lớn để có những khuyến cáo phù hợp.
Sau khi kiểm tra, GS.TS Trần Văn Thuấn đánh giá cao sự vào cuộc tích cực chủ động của 2 bệnh viện trong công tác điều trị bệnh sởi nói riêng và bệnh truyễn nhiễm nói chung.
Thứ trưởng nhấn mạnh, Thủ tướng rất quan tâm đến công tác phòng chống sởi và đã ra 2 công điện tăng cường phòng chống bệnh sởi cũng như đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi.
Thứ trưởng yêu cầu, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng và các chỉ đạo của Bộ Y tế. Chuẩn bị các tình huống, sẵn sàng ứng phó và xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với từng mức độ, quy mô, để kịp thời đáp ứng với tình hình dịch bệnh trong mọi tình huống.
Trường hợp bệnh sởi tiếp tục gia tăng, các Bệnh viện phải có tính toán quy mô luân chuyển các khoa, phân luồng cách ly điều trị bệnh nhân, để phòng ngừa các nguy cơ lây nhiễm.
Đồng thời, phải đảm bảo thuốc men, vật tư y tế trong mọi tình huống khi các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh sởi nói riêng gia tăng.
Thứ trưởng đề nghị 2 Bệnh viện tăng cường truyền thông, để người dân biết, đưa trẻ đi tiêm chủng và phòng ngừa lây nhiễm sởi.
Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng nhanh
Hiện nay, tình hình bệnh sởi ở trẻ em trên địa bàn một số tỉnh, TP vẫn đang có diễn biến phức tạp.
Đáng lo ngại là phần lớn số ca mắc bệnh sởi đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi vaccine theo khuyến cáo.
Số ca mắc sởi chủ yếu ở người chưa tiêm vaccine
Ngày 30/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tuần qua, toàn TP ghi nhận 76 trường hợp mắc sởi tại 24 quận, huyện, tăng 26 ca so với tuần trước.
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, TP ghi nhận 335 trường hợp tại 30/30 quận, huyện, thị xã, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (0/0). Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi: 98 trường hợp 10 tuổi (11,6%).
Số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng nhanh, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Theo dự báo của CDC Hà Nội, trong thời gian tới, tiếp tục có thêm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi và trên 5 tuổi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine sởi cho trẻ tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Để chủ động công tác phòng chống dịch bệnh, CDC Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.
Các đơn vị tăng cường công tác giám sát phát hiện bệnh nhân tại cơ sở y tế được phân cấp và tại cộng đồng để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng. Ngoài ra, ngành y tế tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi của trẻ từ 1-5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn TP chưa tiêm chủng đủ mũi để tổ chức tiêm bổ sung.
TS Nguyễn Lương Tâm - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2024 bệnh sởi có diễn biến phức tạp. Số ca sốt phát ban nghi sởi là 38.364 (tăng hơn 94 lần so với năm 2023) và số ca dương tính với sởi là 6.725 ca (tăng hơn 130 lần so với năm 2023).
Trong đó, một số tỉnh có số mắc cao như: Đồng Nai (6.360 ca), TP Hồ Chí Minh (4.758 ca), Bình Dương (4.745 ca), Cà Mau (2.405 ca)... Đến nay, cả nước đã ghi nhận 13 ca tử vong do sởi, trong đó chủ yếu là trẻ em do "bệnh chồng bệnh", người già có bệnh nền.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường
Phó Giám đốc CDC TP Hồ Chí Minh Lê Hồng Nga cho hay, tính đến nay, TP đã tiêm vaccine sởi cho hơn 50.000 trẻ từ 1 đến 5 tuổi; hơn 122.000 trẻ từ 6 đến 10 tuổi và hơn 10.200 trẻ ở độ tuổi 6-9 tháng.
Việc TP thực hiện công bố dịch từ tháng 8/2024 là cơ sở pháp lý để phòng, chống dịch sởi hiệu quả hơn. Chỉ 3 ngày sau khi công bố dịch, TP đã có vaccine để triển khai tiêm chủng nhờ sử dụng nguồn ngân sách địa phương. Sau khi triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi, dù tỷ lệ đạt trên 98% nhưng TP vẫn ghi nhận ca bệnh.
Đặc biệt, địa phương đã khảo sát ngẫu nhiên với 616 trẻ từ 1 đến 5 tuổi tại 10 quận, huyện vào đầu tháng 10/2024. Kết quả đáng lưu ý, gần 20% trẻ sống tại TP Hồ Chí Minh nhưng địa chỉ khai báo trên hệ thống lại ở địa phương khác nên các trạm y tế xã, phường không biết để theo dõi, dẫn đến dễ bỏ sót đối tượng, tạo ra lỗ hổng lớn trong tiêm chủng.
Theo TS Nguyễn Lương Tâm, nguyên nhân là do dịch bệnh vẫn luôn diễn biến phức tạp, khó lường và có nguy cơ bùng phát, bệnh mới nổi, tái nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân, sự biến chủng liên tục của các tác nhân gây bệnh.
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Hoài Đức, Hà Nội giám sát quy trình tiêm vaccine sởi cho trẻ.
Cùng với đó, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm vaccine, chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng. Ý thức phòng bệnh vẫn còn hạn chế, một số người dân chủ quan, lơ là. Đặc biệt là tình trạng "anti" vaccine của một bộ phận người dân khiến nhiều trẻ bỏ lỡ tiêm chủng. Điều này dẫn đến một số bệnh có vaccine phòng bệnh như sởi gia tăng thời gian qua.
Bệnh sởi và một số bệnh dự phòng bằng vaccine tiếp tục có nguy cơ gia tăng số mắc khi tỉ lệ tiêm chủng chưa đạt bao phủ cần thiết trong khi quản lý đối tượng tiêm chủng vẫn còn hạn chế, có khả năng gia tăng các trường hợp nhập viện.
Ngành y tế nhận định, bệnh sởi, cúm và các dịch bệnh khác vẫn sẽ là thách thức lớn, đòi hỏi phải có phương án dự phòng và đáp ứng chống dịch nhanh, quyết liệt.
Để kiểm soát bệnh, hạn chế tối đa lây nhiễm chéo, theo TS Nguyễn Lương Tâm, các bệnh viện phải tiến hành cách ly, phân luồng sàng lọc bệnh hô hấp khi nhập viện, kiểm soát nhiễm khuẩn, hạn chế tối đa lây nhiễm chéo. Đặc biệt, các địa phương cần tổ chức tiêm bù, tiêm vét, rà soát đối tượng tiêm chủng, nhất là tiêm vaccine sởi cho trẻ em.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương lưu ý, các địa phương theo dõi sự gia tăng các bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do virus và các bệnh xảy ra trong dịp Tết, mùa lễ hội đầu năm. Đặc biệt, Sở Y tế các tỉnh/TP chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh bảo đảm thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân trong dịp Tết 2025; sẵn sàng các phương án trong tình huống dịch bệnh gia tăng.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tiếp tục tăng mạnh, sốt xuất huyết giảm sâu Trong tuần vừa qua, số mắc sởi tại Hà Nội tăng mạnh từ 25 ca lên 44 ca, trong khi số mắc sốt xuất huyết giảm mạnh tới 291 ca... Khám bệnh cho trẻ em tại Hà Nội Ngày 16-12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần vừa qua (từ ngày 6 đến 13-12), toàn thành phố...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch

Cung cấp nhiên liệu đúng cách trước, trong và sau khi tập luyện thể thao

Uống nước gừng chanh có tác dụng gì?

Những thói quen càng làm càng hại thận

Bổ sung cholesterol đúng cách cho trẻ mắc hội chứng Smith Lemli Opitz

Một bệnh nhi tại Cao Bằng tử vong nghi mắc ho gà

Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Cần bao nhiêu protein để tăng cơ?

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị trong hội chứng Felty

Uống sữa kiểu này cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết

Quầng thâm mắt bật mí điều gì về sức khỏe của bạn?
Có thể bạn quan tâm

Nam nghệ sĩ thân với Mỹ Tâm: "Cay vì mất tình yêu và mất cả bạn"
Nhạc việt
21:05:12 24/04/2025
Indonesia nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong giữ vững hòa bình và cân bằng khu vực
Thế giới
21:04:02 24/04/2025
Tử hình 2 đối tượng vận chuyển ma túy qua đường chuyển phát nhanh
Pháp luật
20:46:07 24/04/2025
Mỹ nữ "khóc đẹp như tiên" đang bị hủy hoại vì 2 nam diễn viên là ai?
Sao châu á
20:29:23 24/04/2025
Chuyện gì đang xảy ra giữa Hoa hậu Thanh Thủy và Negav?
Sao việt
20:20:29 24/04/2025
Xóa gấp bức ảnh cụ ông bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản: Thân thế thật sự gây choáng
Netizen
20:12:59 24/04/2025
Disney+ hoãn quay 'Knock Off' vô thời hạn vì Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
19:37:36 24/04/2025
Yamaha 135LC Fi 2025 về Việt Nam, 'hâm nóng' phân khúc xe số thể thao
Xe máy
18:50:20 24/04/2025
Simone Inzaghi phạm sai lầm không thể tha thứ khiến Inter trả giá đắt
Sao thể thao
17:41:34 24/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Nguyên hứa sẽ có trách nhiệm, tìm tên mới cho Phỏm
Phim việt
17:32:20 24/04/2025