Độc lạ châu Á: Loài cá chỉ dài 1,2cm nhưng “hét” ra âm thanh lớn hơn tiếng máy bay cất cánh

Theo dõi VGT trên

Trong suốt và chỉ dài 1,2cm, Danionella cerebrum có thể tạo ra âm thanh đến 140 decibel.

CNN đưa tin ngày 28/2, Danionella cerebrum, loài cá nhỏ trong suốt sống ở vùng nước nông ngoài khơi Myanmar, có thể tạo ra âm thanh hơn 140 decibel.

Tác giả nghiên cứu Ralf Britz, nhà ngư học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Senckenberg (Đức), cho biết: “Âm thanh mà cá Danionella cerebrum tạo ra (140 decibel) có thể so sánh với tiếng ồn mà con người cảm nhận được khi máy bay cất cánh ở khoảng cách 100 mét và khá bất thường đối với một loài động vật có kích thước nhỏ bé như vậy”.

Độc lạ châu Á: Loài cá chỉ dài 1,2cm nhưng hét ra âm thanh lớn hơn tiếng máy bay cất cánh - Hình 1

Ảnh: Ralf Britz / Viện nghiên cứu Senckenberg và Bảo tàng lịch sử tự nhiên.

Những động vật lớn có xu hướng tạo ra âm thanh lớn hơn những động vật nhỏ, trong đó voi có thể tạo ra âm thanh lên tới 125 decibel bằng vòi của chúng.

Tuy nhiên, tự nhiên không thiếu những điều bất ngờ. Một số loài động vật nhỏ có thể tạo ra những tiếng động cực kỳ lớn so với kích thước của chúng, bao gồm cả tôm gõ mõ (hay còn gọi là tôm s.úng, tôm pháo), chúng sử dụng cặp càng của mình để tạo ra âm thanh lộp bộp có âm lượng lên tới 250 decibel.

Độc lạ châu Á: Loài cá chỉ dài 1,2cm nhưng hét ra âm thanh lớn hơn tiếng máy bay cất cánh - Hình 2

Hình ảnh tôm gõ mõ.

Video đang HOT

Ngoài ra còn có một số loài cá tạo ra âm thanh lớn bất thường, chẳng hạn như cá Midshipman đực có khả năng phát ra âm thanh g.iao p.hối lên tới 130 decibel, nhưng Danionella cerebrum dường như là loài độc nhất trong số các loài cá.

Trong lịch sử, các nhà khoa học thần kinh là những nhà nghiên cứu quan tâm nhất đến cá Danionella cerebrum, bởi vì nó có bộ não nhỏ nhất được biết đến so với bất kỳ loài động vật có xương sống nào trên hành tinh.

Loài cá này trong suốt và không có hộp sọ nên các nhà nghiên cứu có thể dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận mô não. Nhưng trong khi nghiên cứu bộ não của loài cá trong phòng thí nghiệm, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đức gần đây đã quyết định điều tra tiếng ồn phát ra từ bể của sinh vật này.

Sau khi làm thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện loài cá này tạo âm thanh ồn ào đó bằng bong bóng của chúng. Và chỉ có con đực mới có thể tạo ra âm thanh lớn như vậy.

Dù biết âm thanh của cá Danionella cerebrum đến từ đâu nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không biết chắc tại sao chúng lại làm như vậy. Nhưng họ có một vài giả thuyết. Có thể cá phát ra âm thanh để tìm nhau trong vùng nước đục. Hoặc, có thể, vì chỉ có con đực mới phát ra âm thanh nên nó nhằm mục đích giúp thu hút bạn tình hoặc cảnh báo những con đực khác tránh xa.

Những chiếc răng khổng lồ hé lộ nguyên nhân khiến loài vượn lớn nhất thế giới tuyệt chủng

Các nhà khoa học đã phát hiện ra loài linh trưởng lớn nhất từng sống trên Trái đất đã tuyệt chủng vì nó không thể thích nghi với môi trường thay đổi.

Gigantopithecus blacki, cao 3m và nặng tới 300kg, phát triển mạnh trong các khu rừng ở Nam Á cho đến hơn 200.000 năm trước.

Chính xác tại sao loài vượn lớn này lại tuyệt chủng sau khi hưng thịnh hàng trăm nghìn năm là một trong những bí ẩn lâu dài của cổ sinh vật học kể từ khi nhà khoa học người Đức GHR von Koenigswald lần đầu tiên tình cờ phát hiện ra một trong những chiếc răng của nó tại một hiệu thuốc ở Hồng Kông vào những năm 1930. Chiếc răng hàm lớn đến mức được gọi là "răng của rồng".

Renaud Joannes-Boyau, nhà nghiên cứu tại Đại học Southern Cross của Úc, nói với truyền thông: "Nó lớn gấp ba đến bốn lần so với răng của bất kỳ loài vượn lớn nào". Và đây là lúc mà tất cả các nghiên cứu về loài vượn này bắt đầu.

Những chiếc răng khổng lồ hé lộ nguyên nhân khiến loài vượn lớn nhất thế giới tuyệt chủng - Hình 1
Hình minh họa này do các nhà nghiên cứu cung cấp mô tả Gigantopithecus blacki trong một khu rừng ở vùng Quảng Tây, miền nam Trung Quốc. Ảnh: AP

Tất cả những gì được tìm thấy về Gigantopithecus kể từ đó là bốn phần xương hàm và khoảng 2.000 chiếc răng, hàng trăm chiếc trong số đó được phát hiện bên trong các hang động ở tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc.

Đồng tác giả nghiên cứu Yingqi Zhang thuộc Viện Cổ sinh vật có xương sống và Cổ nhân loại học của Trung Quốc cho biết, ngay cả sau một thập kỷ khai quật trong các hang động này, nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài vượn vẫn chưa rõ ràng.

Tìm cách thiết lập dòng thời gian về sự tồn tại của loài vật này, nhóm các nhà khoa học Trung Quốc, Úc và Mỹ đã thu thập những chiếc răng hóa thạch từ 22 hang động. Họ sử dụng 6 kỹ thuật khác nhau để xác định t.uổi của hóa thạch , bao gồm một phương pháp tương đối mới gọi là xác định niên đại phát quang để đo lần cuối cùng các khoáng chất tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Những chiếc răng cổ nhất có niên đại hơn 2 triệu năm, trong khi những chiếc răng gần đây nhất có niên đại khoảng 250.000 năm trước. Giờ đây, các nhà khoa học đã có thể kể "câu chuyện hoàn chỉnh về sự tuyệt chủng của Gigantopithecus" lần đầu tiên.

Con vật khổng lồ mắc "sai lầm lớn"

Họ xác định rằng "thời kỳ tuyệt chủng" của loài động vật này là từ 215.000 đến 295.000 năm trước, sớm hơn đáng kể so với suy nghĩ trước đây. Trong thời gian này, các mùa trở nên rõ rệt hơn, điều này đang làm thay đổi môi trường địa phương. Khu rừng rậm rạp, tươi tốt nơi Gigantopithecus từng phát triển đang bắt đầu nhường chỗ cho những khu rừng và đồng cỏ rộng mở hơn. Điều này khiến món ăn yêu thích của loài vượn là trái cây ngày càng ít đi.

Con vật khổng lồ không thể đu lên cây để tìm kiếm thức ăn ở nơi cao hơn. Thay vào đó, nó "dựa vào thức ăn dự phòng ít dinh dưỡng hơn như vỏ cây và cành cây", Kira Westaway, một trong những tác giả nghiên cứu cho biết.

Zhang cho biết đây là một "sai lầm lớn" và cuối cùng đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài động vật này. "Cuối cùng, cuộc đấu tranh để thích nghi của nó đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài linh trưởng vĩ đại nhất từng sinh sống trên Trái đất", các tác giả viết.

Kích thước của loài linh trưởng khiến việc đi xa tìm kiếm thức ăn trở nên khó khăn. Vì rất to lớn nên nó cần nhiều thức ăn. Nhưng bất chấp điều đó, "điều đáng ngạc nhiên là G. blacki thậm chí còn tăng kích thước trong thời gian này".

Bằng cách phân tích răng của nó, các nhà nghiên cứu có thể đo được mức độ căng thẳng của loài vượn ngày càng tăng khi số lượng của nó bị thu hẹp.

Những chiếc răng khổng lồ hé lộ nguyên nhân khiến loài vượn lớn nhất thế giới tuyệt chủng - Hình 2
Một chiếc răng hàm Gigantopithecus blacki 1,9 triệu năm t.uổi được tìm thấy trong một hang động ở huyện Điền Đông, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, phía nam Trung Quốc. Ảnh: Getty

Theo một phân tích năm 2019, các protein được phát hiện trong hóa thạch Gigantopithecus cho thấy họ hàng gần nhất còn sống của nó là đười ươi Bornean. Tiến sĩ Frido Welker, từ Đại học Copenhagen, cho biết: "Nó có thể là anh em họ xa (của đười ươi), theo nghĩa là họ hàng gần nhất của nó là đười ươi, so với các loài vượn lớn khác còn sống như khỉ đột, tinh tinh hoặc chúng ta".

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã so sánh số phận của Gigantopithecus với họ hàng đười ươi của nó, Pongo weidenreichi, loài có khả năng xử lý môi trường thay đổi tốt hơn nhiều. Đười ươi nhỏ hơn và nhanh nhẹn hơn, có thể di chuyển nhanh chóng qua các tán rừng để thu thập nhiều loại thức ăn như lá, hoa, quả hạch, hạt và thậm chí cả côn trùng và động vật có vú nhỏ. Nó thậm chí còn trở nên nhỏ hơn theo thời gian, phát triển mạnh khi người anh em họ khổng lồ của nó là Gigantopithecus c.hết đói.

Westaway nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải hiểu được số phận của các loài xuất hiện trước chúng ta - đặc biệt là " với mối đe dọa về sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 đang rình rập chúng ta".

Các hồ sơ hóa thạch cho thấy từ khoảng 2 triệu đến 22 triệu năm trước, hàng chục loài vượn lớn sinh sống ở Châu Phi, Châu Âu và Châu Á. Ngày nay, chỉ còn lại khỉ đột, tinh tinh, tinh tinh lùn , đười ươi và con người.

Rick Potts, người chỉ đạo Chương trình Nguồn gốc Con người tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian cho biết, trong khi những con người đầu tiên xuất hiện ở Châu Phi, các nhà khoa học không biết gia đình vượn lớn đầu tiên xuất hiện ở lục địa nào.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bí mật của loài rắn duy nhất có thể xây tổ và cũng là loài khôn ngoan nhất trong các loài rắn!
11:05:45 26/07/2024
Tiết lộ ảnh thực về siêu hành tinh 200 năm mới quay hết một vòng
01:00:39 27/07/2024
Lộ diện sinh vật lạ 99 triệu t.uổi ở Myanmar, bị nhốt trong hổ phách
12:22:26 25/07/2024
Phát hiện "xưởng châu báu" 3.400 t.uổi ở Trung Quốc
05:07:26 26/07/2024
Năm cuộc đại tuyệt chủng trên Trái Đất có thực sự liên quan đến Mặt Trăng?
07:35:40 26/07/2024
Bốn sinh vật quấn nhau "hóa đá" 38 triệu năm: Loài mới lộ diện
22:08:10 26/07/2024
Động vật có thể nhận ra mình trong gương
06:41:32 27/07/2024
Bí mật rùng mình về những hành tinh bị 'ăn thịt'
06:40:30 26/07/2024

Tin đang nóng

Thúy Vinh nói về vụ kiện 13 năm với Thanh Thảo: "Đó là học phí đắt nhất"
07:02:53 27/07/2024
Á hậu bị tung tin hẹn hò Shark Bình tiết lộ quan hệ yêu đương, ai nghe cũng sốc
07:37:21 27/07/2024
Tiểu Yêu của 'Trường Tương Tư' là nhân vật gây tranh cãi nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện giờ?
06:02:05 27/07/2024
Cường Đôla bị yêu cầu giải trình sau hơn 3 ngày thay thế mẹ ruột làm CEO
06:39:06 27/07/2024
Call me Duy lợi dụng Quốc tang bán hàng bất chấp, bị mắng té tát phải xin lỗi
09:05:27 27/07/2024
Thực hư thông tin cô gái làm ở Samsung lây truyền HIV cho 16 người ở Thái Nguyên
07:19:15 27/07/2024
Sao Việt 27/7: Kasim Hoàng Vũ lộ diện khác lạ sau bạo bệnh
06:41:38 27/07/2024
Hòa Minzy và con trai lặng lẽ bên đường tiễn đưa Bác Trọng, cõi mạng xúc động
10:24:58 27/07/2024

Tin mới nhất

Răng của rồng Komodo được phát hiện có lớp phủ sắt sắc vô cùng nhọn

22:53:19 26/07/2024
Cùng với hàm răng sắc như sắt, rồng Komodo còn có vi khuẩn trong nước bọt có thể g.iết c.hết con mồi sau khi cắn.

'Vũ khí bí mật' của loài bướm

06:47:30 25/07/2024
Các nhà nghiên cứu Đại học Bristol phát hiện bướm và bướm đêm dùng cánh tạo điện tích để hút phấn hoa mà không cần tiếp xúc.

Hươu cao cổ Nam Phi với chiếc cổ xoắn độc lạ

06:46:24 25/07/2024
Ngày 23/7, theo Live Science, một con hươu cao cổ non với chiếc cổ bị vẹo nghiêm trọng đã được phát hiện ở khu bảo tồn tư nhân tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi, thu hút sự chú ý của du khách và các chuyên gia.

Loài nhện khổng lồ săn mồi khét tiếng chuyên ăn thịt chim

06:45:01 25/07/2024
Nhện ăn chim Goliath là loài nhện có kích thước lớn bậc nhất thế giới. Với vẻ ngoài to đến mức đáng sợ, loài nhện này có thể ăn chuột và chim, chúng sở hữu nọc độc khiến con mồi tê liệt chỉ trong giây lát.

Sao chổi tối xuất hiện rất nhiều quanh Trái đất mà chúng ta không hay biết

20:04:29 24/07/2024
Nếu ra ngoài không gian thì ngay ở quỹ đạo Trái đất quay xung quanh Mặt trời, ta sẽ tìm thấy rất nhiều thiên thạch. Trong số đó, có một lượng sao chổi tối không hề nhỏ.

Phát hiện mới về sự tuyệt chủng của voi ma mút và hổ răng kiếm

19:57:04 24/07/2024
Từ nền văn hóa cổ đại, hầu hết con người đã bước sang thời kỳ công nghệ hiện đại nhưng đâu đó trong những cánh rừng Amazon hay nhiều vùng đất khác trên thế giới vẫn có sự xuất hiện của những bộ tộc bí ẩn.

Bí ẩn con tàu ma lơ lửng trên không trung ngoài biển khiến nhiều người hoảng sợ

15:25:53 24/07/2024
Hình ảnh những con tàu lơ lửng trên mặt biển khiến nhiều người cho rằng đây chính là những con tàu bị nguyền rủa trong truyền thuyết. Tuy nhiên, theo lí giải khoa học, đây là một hiện tượng ảo ảnh quang học hiếm thấy.

Bí ẩn về loài cây cực 'độc' mà các nhà khoa học cho rằng nó có thể phát triển mạnh trên Sao Hỏa

14:35:10 24/07/2024
Syntrichia caninervis có thể sống sót qua nhiều năm đóng băng và khô hạn, chịu được nhiệt độ từ âm 196 độ C đến 80 độ C, và thậm chí có thể phục hồi sau khi mất đến 98% hàm lượng nước.

Kim loại dưới đáy biển tự sản sinh oxy ở độ sâu 4.000 m

06:40:14 24/07/2024
Các nhà khoa học làm việc ở vùng đứt gãy Clarion - Clipperton (Bắc Thái Bình Dương) phát hiện những khối kết hạch kim loại ở đáy biển tự sản sinh oxy, gọi là oxy đen .

Dưới bề mặt sao Thủy là lớp kim cương dày 15km?

22:47:25 23/07/2024
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy sao Thủy có thể có một lớp kim cương dày 15km bên dưới bề mặt.

Phát hiện phân tử nước trong khoáng chất lấy từ Mặt trăng

22:45:20 23/07/2024
Phát hiện này mở ra những khả năng mới cho việc phát triển và sử dụng tài nguyên nước trên Mặt trăng trong tương lai.

"Báu vật pharaoh" hiện ra dưới đáy hồ

06:42:04 23/07/2024
Theo Heritage Daily, các báu vật pharaoh này được phát hiện không phải giữa sa mạc, mà ở đáy hồ Nasser, một hồ chứa nước được tạo ra thông qua việc xây dựng đ.ập Aswan High trong những năm 1960 - 1970.

Có thể bạn quan tâm

60 năm Vườn quốc gia Cúc Phương - Khu rừng nhiệt đới hàng đầu thế giới

Du lịch

11:39:31 27/07/2024
Với hệ giá trị đặc biệt, từ địa chất địa mạo, cổ sinh học, lâm sinh, cảnh quan và văn hóa bản địa, Cúc Phương được so sánh ngang hàng với những khu rừng nhiệt đới hàng đầu thế giới.

Lady Gaga gây thất vọng ở khai mạc Olympic Paris, Celine Dion trở lại chấn động

Sao âu mỹ

11:34:56 27/07/2024
Người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới đều đang hướng về Thế vận hội Paris 2024 (Olympic Paris). Đêm khai mạc vừa diễn ra, đã để lại nhiều dấu ấn khó phai, đáng chú ý khi có sự xuất hiện của Lady Gaga và Celine Dion.

Trải qua nhiều biến cố, đôi bạn thân đã cùng nhau về quê mua một căn nhà rộng 110m2 để kỷ niệm t.uổi 30

Sáng tạo

11:32:03 27/07/2024
Tình bạn khác với gia đình và tình yêu. Nhiều khi, người hiểu bạn nhất không phải là gia đình hay người yêu của bạn mà là người bạn thân nhất của bạn.

Lôi Con hát hit triệu view khiến Sơn Tùng "mê mệt", vui sướng nhún nhảy khắp nhà

Netizen

11:31:12 27/07/2024
Lôi Con luôn là nhóc tỳ có sức hút nhất nhì cộng đồng mạng Việt Nam với vẻ ngoài đáng yêu cùng những khoảnh khắc vui nhộn. Lôi Con không ít lần thể hiện sự yêu thích với nhạc Việt khi trổ tài cover các bài hát đình đám khiến chủ hit thí...

Đắk Lắk: Ghi nhận trường hợp cháu bé 8 t.uổi mắc bệnh viêm não Nhật Bản

Sức khỏe

11:01:41 27/07/2024
Đồng thời, xử lý môi trường xung quanh nhà bệnh nhân và tăng cường công tác truyền thông cho người dân các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh.

Từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch, 3 con giáp sau phát tài cực nhanh, giàu sang phú quý không ngờ

Trắc nghiệm

11:01:17 27/07/2024
Theo tử vi từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch cho biết, 3 con giáp sau được dự đoán phát tài cực nhanh, đổi đời nghèo khó, giàu sang phú quý không ngờ.

Phối đồ gam màu xám giúp bạn nâng tầm phong cách như thế nào?

Thời trang

11:01:17 27/07/2024
Trong thế giới thời trang, gam màu xám luôn chiếm một vị trí đặc biệt nhờ vào sự linh hoạt và tính thời thượng của nó.

Long Nhật miễn phí toàn bộ vé vào cổng liveshow kỉ niệm 35 năm ca hát

Nhạc việt

10:57:22 27/07/2024
Live show Người con xứ Huế kỉ niệm 35 năm ca hát của ca sĩ Long Nhật sẽ được tổ chức vào ngày 3/8/2024 tại Sân khấu Bia Quốc Học, Thành phố Huế và sẽ được miễn phí toàn bộ vé vào xem cho khán giả.

Erling Haaland đã sẵn sàng cho 'mùa giải khắc nghiệt nhất'

Sao thể thao

10:53:52 27/07/2024
Haaland đã ghi 90 bàn thắng trong 98 lần ra sân trong 2 năm cho Man.City. Tuy nhiên, hiệu suất ghi bàn có thể còn cao hơn nếu chấn thương không ảnh hưởng quá nhiều đối với siêu t.iền đạo người Na Uy ở mùa qua

Phong cách tiểu thư nhí nhà "hoa hậu giàu nhất Việt Nam", sang không kém mẹ, diện cả đồ hiệu ngàn đô

Phong cách sao

10:52:17 27/07/2024
Hoa hậu Hà Kiều Anh và ông xã Huỳnh Trung Nam có với nhau 3 nhóc tì, hai con trai Vương Khang, Vương Khôi và con gái út Viann.

Review Sweet Home 3: Kết phim vụng về gây thất vọng, Song Kang, Lee Do Hyun có cứu được nội dung?

Phim châu á

10:52:02 27/07/2024
Từng là dự án phim rất thành công trong mùa 1, Sweet Home lại khiến nhiều khán giả thất vọng khi mùa 3 lên sóng với nội dung lộn xộn và cái kết vụng về.