Độc đáo bánh sắn
Bánh sắn làm tại thiên đình, Ngọc Hoàng ăn thấy giật mình khen ngon” – đó là câu thơ 1 vị khách ghé ngang gửi tặng cho những người làm bánh sắn tại Cát Hải.
Ghé thăm nơi đây mùa này, đừng quên thưởng thức món bánh sắn dân dã mà vô cùng độc đáo của người dân miền biển Cát Hải.
Bánh sắn – món ăn dân dã, độc đáo của Cát Hải.
Video đang HOT
Bánh sắn Cát Hải chỉ bán từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch trong năm, vì đây là mùa thu hoạch, sắn có rất nhiều. Bánh sắn được chế biến đơn giản. Vỏ và nhân bánh đều được làm từ củ sắn.
Để làm bánh sắn, người làm bánh làm sạch sắn, tách vỏ, luộc chín rồi chia làm hai phần để làm vỏ và nhân. Vỏ bánh được giã nhuyễn hơn, đến độ mịn như bột mì và rất dẻo. Sau đó được cán mỏng vòng bánh. Vỏ bánh sau khi cán mỏng được thoa chút dầu ăn, cắt thành những miếng hình chữ nhật dài khoảng 20cm, rộng 10cm. Nhân bánh giã vừa phải không nhuyễn như làm vỏ bánh rồi trộn thêm một ít đường trắng. Tiếp đó, nhân bánh được vo thành những thanh hình trụ đặt vào vỏ bánh rồi cuộn tròn lại, là xay chiếc bánh sắn hoàn chỉnh. Điểm độc đáo của thứ bánh sắn này là để được khoảng hai ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh và đặc biệt có thể ăn lúc đói, không bị say như ăn củ sắn luộc.
Bánh sắn dân dã, được làm đơn giản là vậy, thế nhưng khi thưởng thức lại đem đến một cảm giác khác lạ. Độ dẻo của vỏ bánh, vị bùi bùi, ngọt ngọt của nhân bánh quyện với vị thơm đặc trưng của sắn khiến thực khách một lần khi đến với Cát Hải sẽ không thể nào quên. Trong cái lạnh tê tái của mùa đông, bánh sắn với sự đơn giản mà tinh tế trở thành một hương vị quen thuộc, ấm áp với mỗi du khách đến với Cát Hải.
Theo Haiphon
Đậm đà món don Quảng Ngãi
Có những món ăn chỉ nghe tên cũng có thể hình dung ra hương vị nhưng cũng có món dù nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần, người ta cũng chẳng tưởng tượng nổi hình thù, nguồn gốc của chúng ra sao.,
Don - đặc sản chỉ có ở Quảng Ngãi là một trong những món ăn như vậy.
Con don là loài nhuyễn thể gần giống với hến, vỏ có hai mảnh hình dẹt và dài chỉ khoảng 1 cm, bên trong phần thịt có màu trắng đục và tua xung quanh. Don có ở sông Trà Khúc và sông Vệ nhưng phần lớn tập trung ở sông Trà Khúc. Đặc biệt, do đặc điểm dòng nước khác nhau nên con don chỉ sinh sống phần lớn ở đoạn chảy qua xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Phú (TP Quảng Ngãi - đoạn gần cuối nguồn dòng sông), còn những nơi khác hầu như không có hoặc rất ít.
Thường vào mùa khô hạn (khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm), người dân xung quanh hai con sông trên mới vào mùa cào don. Do sống vùi trong cát nên việc cào don rất cực khổ với người dân nơi đây, đặc biệt là những hôm gặp nước lớn, người cào phải ngâm mình trong nước.
Don khi được cào về sẽ được chà vỏ, rửa thật sạch, ngâm cho nhả hết cát, rồi đun nước luộc cho đến khi há miệng. Sau đó, tách riêng phần nước luộc don và con don, dùng đũa khuấy đều cho phần thịt rớt ra khỏi vỏ. Sau khi đã tách vỏ, phần thịt bỏ vào nước luộc don nấu lại, tùy khẩu vị mà nêm nếm cho vừa miệng, nhưng nhất thiết phải có một chút cay the từ ớt để tăng độ kích thích. Món don sau khi chế biến xong chỉ gồm một tô nước có màu trắng đục, trong có chứa nhiều con don nhỏ xíu. Để thêm món ăn được đậm đà, tô don nhất thiết phải có ít hành tây thái mỏng và một ít bánh tráng sống hoặc chín tùy theo sở thích. Khi nhận tô don nóng hổi bốc khói, du khách dằm thêm trái ớt hiểm, đơn giản vậy nhưng đi sâu vào tâm trí của mỗi người con Quảng Ngãi khi xa quê hương.
Theo những bậc cao niên, ngày xưa món don chỉ thịnh hành ở những vùng quê nghèo khó và thường được những phụ nữ luống tuổi quảy gánh đi bán dạo cho những người lao động cực khổ vào lúc xế, chiều. Có lẽ chính vì cuộc sống cơ cực, nghèo khó đó mới có món don, bởi vậy khi nhắc đến món này, nhiều người dân Quảng Ngãi hình dung đó là món ăn dân dã, nóng hổi, cay nồng như chính hơi thở, cuộc sống cực khổ của con người nơi đây...
Ngày nay, khi đi ngang qua Quảng Ngãi, du khách có thể thưởng thức món don ở nhiều hàng quán khắp nơi. Có nơi don được bán từ trưa đến tối với giá khoảng 15.000 đồng/tô. Còn ở những thành phố lớn như Đà Nẵng, TP HCM... món don cũng được bày bán nhưng rất ít địa điểm và không còn giữ được vị tươi ngon của don, không còn "mùi" hơi thở, "mùi" cuộc sống khổ cực của chính món don Quảng Ngãi.
Với những hương vị mang nét rất riêng, món don Quảng Ngãi đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là 1 trong 4 sản vật Quảng Ngãi. Don và cá bống sông Trà cũng nằm trong số 50 món đặc sản nổi tiếng Việt Nam.
Theo NLĐ
5 món ngon miền Tây khó cưỡng, thực khách nào cũng muốn thưởng thức Ẩm thực miền Tây luôn gắn liền với những món ăn dân dã nhưng độc đáo. Về miền Tây, du khách có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn bình dị, nhưng đằng sau đó là hành trình khám phá và tìm kiếm nguyên liệu, chế biến món ăn giữa không gian rộng lớn của miền sông nước... Nhái kho sả nước cốt...