Độc đáo ẩm thực măng rừng Tây Bắc
Măng chua là món ăn ưa thích trong nghệ thuật ẩm thực của người Thái vùng núi cao Tây Bắc. Với cách chế biến đơn giản nhưng những món ăn này đã góp phần làm phong phú nghệ thuật ẩm thực độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc vùng Tây Bắc.
Ảnh minh họa
Có thể nói, từ lâu các món ăn được chế biến từ măng chua khá đa dạng, phong phú có vị trí rất quan trọng trong nghệ thuật ẩm thực của người Thái, đây là món ăn dân dã, dễ chế biến, hợp khẩu vị nhiều người.
Theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Thái, việc chế biến măng chua chủ yếu được làm từ măng tre. Ngoài ra, các loại măng bương, nứa, sặt, trúc cũng có thể là nguyên liệu để chế biến măng chua. Để làm măng chua thì chủ yếu lấy phần còn non của cây măng, theo kinh nghiệm, làm măng chua tốt nhất là măng củ.
Đầu tiên, măng lấy về được rửa sạch, nếu là măng dóng thì rửa sạch cả lớp phấn trong lòng cây măng. Sau khi để ráo nước, có thể thái mỏng, đập dập, hoặc nạo thành sợi nhỏ. Phổ biến là thái mỏng hoặc đập dập, vì như vậy măng sẽ ngấu, chua nhanh hơn. Măng được lèn kỹ vào các chum và bịt kín bằng lá dong, lá chuối, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Khoảng 2 đến 3 ngày giở ra lèn kỹ lại, cứ như vậy đến khi măng ngấu và có thể để quanh năm, thậm chí để được vài năm. Khi lấy măng phải dùng những dụng cụ sạch, không dính dầu mỡ, nếu không sẽ bị hỏng. Sau khoảng môt tuần, măng có mùi thơm và vị chua là ăn được, sau đó chỉ cần đậy kín lại và sử dụng dần.
Khi măng đã ngấu, vắt thật kỹ, đãi qua nước để bớt độ chua, đun nhỏ lửa cho sôi lâu, chín kỹ để không có mùi he, nồng của măng. Người Thái thường nấu canh măng chua với gà, vịt, cá, tôm tép, ếch. Măng chua được xào với các thực phẩm trên đến khi chín, sém cạnh, tra mắm muối, đổ lượng nước vừa đủ, ninh kỹ, trước khi bắc xuống, cho gia vị là hành lá, tía tô, mùi tầu, canh măng chua được ăn ghém với rau sống.
Ngoài chế biến măng tươi khi lấy về để tích trữ, người dân tộc thái còn chế biến, phơi để làm măng khô ăn dần rất hấp dẫn.
Video đang HOT
Vùng cao Tây Bắc luôn ẩn chứa những điều bí ẩn, lạ lẫm với nhiều người từ những tục lệ, lễ hội đến phong tục tập quán văn hóa truyền thống, đặc biệt là những món ăn với nghệ thuật ẩm thực độc đáo của người Thái.Món măng rừng với những cách chế biến phong phú đã thực sự trở thành một đặc sản, một niềm tự hào của vùng núi cao Tây Bắc.
6 món rau rừng đặc sản Tây Bắc ăn là "nghiện"
Rau tầm bóp, măng rừng... là những đặc sản vùng Tây Bắc bạn nên ăn thử khi tới nơi đây.
Rau tầm bóp
Rau tầm bóp vốn là loại cây dại mọc ở các nương rẫy mới đốt hoặc các thửa ruộng, bãi đất hoang. Rau tầm bóp có vị hơi đắng nhưng ăn xong sẽ thấy vị ngọt mát ở đầu lưỡi. Loại rau này có thể chế biến thành nhiều món như xào, nấu canh, luộc hoặc nhúng lẩu.
Rau thối
Rau thối là cây dây leo, thân cây dài, có nhiều gai, mọc hoang trong rừng. Vào tháng 3 đến tháng 6 là thời điểm rau thối ngon nhất, cho nhiều lá non nhất. Bà con thường hái phần ngọn, lá non để chế biến.
Rau thối làm được rất nhiều món như xào thịt bò, xào tỏi, rán trứng, làm nộm, nấu canh... Khi ăn rau có vị ngọt bùi, ngậy, giòn... ăn 1 lần sẽ thấy nghiện. Giá rau thối khoảng 50.000 đồng/kg, thời điểm khan hiếm giá lên tới 90.000 đồng/kg. Dù giá khá đắt nhưng rau vẫn đắt khách, hàng về không đủ để bán.
Măng rừng
Có rất nhiều loại măng như: măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt, măng nứa, măng lay... thứ thì ngọt, thứ thì đắng, thứ màu trắng, thứ lại hơi vàng, thứ lại tim tím....
Các loại măng này đều có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau: luộc, xào, nấu canh, làm măng ớt, măng chua hoặc phơi khô để ăn dần...
Đặc biệt món măng nướng chấm chẳm chéo đã trở thành thứ đặc sản không phải ai cũng có may mắn thưởng thức.
Cây vón vén
Loại cây này thường được các mế (mẹ) gọi vui là cây vén váy. Cây này thường mọc ở trong rừng. Lá cây vón vén có vị chua chua, thường được dùng để nấu canh chua. Đặc biệt là dùng để nấu với cá hoặc ninh xương thì rất ngon.
Rau dớn
Rau dớn có hình dạng tựa như dương xỉ. Loại rau này mọc hoang dã ở bìa rừng và ven các dòng suối, thường được bán trong các chợ phiên Tây Bắc.
Rau dớn có tính mát nên các món ăn được chế biến từ rau này có thể hỗ trợ giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chất nhầy trong lá có tác dụng nhuận trường và làm dịu đau lưng. Cách chế biến món ăn này cũng khá đơn giản, có thể xào hoặc làm gỏi.
Dọc đường lên các tỉnh Tây Bắc, khách du lịch dễ dàng nhìn thấy dọc hai bên đường, người dân bán những bó rau dớn với mức giá khoảng 60.000 đồng/kg.
Hoa ban
Hoa ban được ví như linh hồn của núi rừng Tây Bắc, mỗi độ xuân về khi ban nở trắng trời mang đến khung cảnh lãng mạn cho núi rừng cũng là lúc loại hoa xinh đẹp này được những cô gái Thái khéo léo chế biến thành những món ăn ngon đãi khách.
Lá và hoa ban đều có thể chế biến thành những món ngon độc đáo như xôi, xào, nấu canh hay nộm.
Hoa ban sau khi hái về được trần sơ với nước nóng sau đó đem xào, nộm, trộn thịt băm thậm chí là nấu soup cũng rất ngon. Trái ngược với sự mong manh, e ấp của những bông hoa trên cành, hoa ban sau khi chế biến có vị bùi, ngọt thơm, cắn đôi cánh hoa sẽ cảm nhận vị giòn sần sật ngon miệng. Đến Tây Bắc mùa ban nở, đừng bỏ qua món ăn này kẻo rồi bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối mãi không thôi.
Cốm xanh Tú Lệ - Món quà độc đáo của núi rừng Tây Bắc Hạt cốm Tú Lệ mang một màu xanh đậm đặc biệt mà không loại cốm nào có thể lẫn được. Cốm Tú Lệ được chắt lọc từ tinh túy của đất, trời cùng với sự mộc mạc thô sơ của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Sau khi giã, cốm Tú Lệ được đem sàng, sẩy để làm sạch trấu, kết...