Doanh thu từ sách VNEN năm 2017 đạt khoảng 300 tỷ đồng
Thông tin trên được Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Hoàng Thị Hoa đưa ra tại Phiên họp toàn thể lần thứ 7 vào sáng nay 25/9.
Sách hướng dẫn học tiếng Việt theo mô hình VNEN.
Khi nói về thực trạng xuất bản, in, phát hành bộ sách VNEN và tài liệu Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục, bà Hoàng Thị Hoa, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cho biết, nhiều năm qua, ngoài bộ SGK GDPT 2000 (từ lớp 1 đến lớp 12) do Bộ GD&ĐT biên soạn, xuất bản, in, phát hành, còn một số sách thực nghiệm, tài liệu thí điểm cũng do NXBGD VN xuất bản, in, phát hành, đang được sử dụng tại nhiều trường phổ thông trên cả nước; trong đó có bộ sách mô hình trường học mới VNEN và tài liệu Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục.
Theo đó, giá bán 1 bộ sách VNEN cao gấp 4 lần giá 1 bộ SGK GDPT 2000 đối với sách lớp 3 và lớp 4; gấp 3 lần đối với các lớp 5,6 và 7. Ngoài ra, do sách VNEN còn thiếu một số môn nên học sinh học sách VNEN ngoài việc phải chi số tiền rất cao cho bộ sách hướng dẫn học, còn phải chi thêm tiền mua các môn còn thiếu SGK GDPT 2000.
Theo bà Hoa, tuy là sách thí điểm, nhưng hàng năm sản lượng in, phát hành sách VNEN và sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD tăng đột biến: Năm 2017 sản lượng in, phát hành tài liệu tiếng Việt lớp 1 CNGD khoảng 5 triệu bản, tăng gần 13 lần so với năm 2012; sách VNEN là 10 triệu bản, tăng gấp 5 lần so với năm 2014.
Doanh thu từ sách VNEN năm 2017, nếu tính theo sản lượng phát hành và giá bán, đạt khoảng hơn 300 tỷ đồng/năm, tương đương 1/3 doanh thu từ SGK 2000.
Bà Hoa cho rằng, sách VNEN và sách tiếng Việt lớp 1 CNGD được NXBGDVN chỉnh sửa, thay hàng năm, không sử dụng lại, gây lãng phí. Việc tổ chức thí điểm/thực nghiệm bộ sách VNEN và sách tiếng Việt lớp 1 CNGD trong nhà trường phổ thông thời gian qua cũng đang gây ý kiến trái chiều trong dư luận xã hội.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, GSK GDPT 2000, sách VNEN và tài liệu tiếng Việt lớp 1 CNGD cùng do NXB GD VN xuất bản, in và phát hành.
Tuy nhiên, theo bà Hoa khác với SGK GDPT 2000, sách VNEN vài tài liệu tiếng Việt lớp 1 CNGD trong giai đoạn 2012 – 2017 không được bán trên thị trường mà được phân phối độc quyền bởi các công ty con và công ty thành viên của NXBGD thông qua Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố, phòng GD&ĐT các quận/huyện/thị xã; các trường tiểu học, THCS, trên cơ sở rà soát nhu cầu sử dụng các bộ sách này hàng năm.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
GS Hồ Ngọc Đại: Tôi từng kiến nghị cần tặng sách giáo khoa, phát miễn phí cho học sinh lớp 1
GS Hồ Ngọc Đại quan niệm, lớp 1 là lớp rất quan trọng. Nhà nước, nhân dân cần có quà cho trẻ lớp 1 để các em có sách mới, quần áo mới. Ông từng kiến nghị cần tặng sách giáo khoa , phát miễn phí cho trẻ lớp 1, coi đó là món quà đầu tiên cuộc đời dành cho một đứa trẻ.
GS Hồ Ngọc Đại -tác giả công trình "Công nghệ giáo dục".
"Chương trình của tôi khuyến khích trẻ con được sáng tạo"
Chiều 22.9, tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm"Hồ Ngọc Đại-Công cuộc đổi mới toàn diện và triệt để giáo dục". Trong sự kiện, GS Hồ Ngọc Đại đã có những chia sẻ tâm huyết về chương trình "Công nghệ giáo dục", cũng như cuốn sách mà mình tâm đắc "Tiếng Việt lớp 1".
"Từng giây phút của trẻ em là rất đáng quý" - GS Hồ Ngọc Đại nhiều lần nhắc lại quan điểm này trong buổi tọa đàm.
Nhận định trẻ em là "sản phẩm" của thời đại, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng khi bước sang thế kỷ 21, "có những cái chưa hề có nên phải có nền giáo dục chưa hề có". Điều ông mong muốn là tạo nên nền giáo dục hiện đại, không theo gương ai hết, để mỗi người trở thành chính nó, xứng đáng với chính nó.
GS Hồ Ngọc Đại đã dành hơn 2 tiếng để thuyết trình về "Công nghệ giáo dục" và giải đáp băn khoăn của người tham gia.
Buổi tọa đàm diễn ra sôi nổi với phần thảo luận. Nhiều khán giả đặt những câu hỏi rất thẳng để mong GS Hồ Ngọc Đại giải đáp. Có phụ huynh nói rằng, thời gian qua thấy các phương tiện truyền thông nói rất nhiều đến "Công nghệ giáo dục", nhưng nhiều người thực sự chưa hiểu nó có ưu việt gì so với chương trình giáo dục hiện hành?
GS Hồ Ngọc Đại đã tóm lược ngắn gọn: Công nghệ giáo dục là công trình nghiên cứu mà ông tâm huyết, ở đó lấy trẻ em làm trung tâm chứ không phải thầy giáo. Học là chơi chứ không phải vật lộn đau khổ. Học không thi cử, không chấm điểm.
"Tôi có một nguyên tắc sư phạm thế này, trẻ con muốn có cái gì thì tự nó phải làm ra cho chính mình cái đó. Người lớn chỉ tạo phương tiện nhưng nó phải tự làm lấy, chứ không học vẹt, nhớ vẹt.
Mỗi người tự làm lấy sản phẩm cho mình nên không ai giống ai cả. Bản thân tôi không so sánh, nhưng có thể nói thế này: Công nghệ giáo dục là một quá trình có thể tổ chức và kiểm soát được, không may rủi. Vì thế có những cái có thể bắt buộc được là tiếng Việt và có những cái không thể bắt buộc được... Chương trình của tôi khuyến khích trẻ con được sáng tạo"- GS Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh.
"Trẻ con vào lớp 1, cái gì cũng phải mới"
Trước câu hỏi "Bất kể những người sáng tạo đầu tiên đều là người cô đơn, đến hiện tại, GS đã tìm ra truyền nhân của mình để tiếp nối những tư tưởng trong Công nghệ giáo dục?", GS Hồ Ngọc Đại tự hào nói: "Hiện nay tôi có 800.000 học sinh học lớp 1, có hàng vạn giáo viên học và làm theo phương pháp của Công nghệ giáo dục. Tất cả giáo viên dạy theo sách của tôi đều được tập huấn từng tiết học một, vào tiết học sẽ phải làm gì...
Nhưng mọi việc muốn nói gì thì nói đều phải theo thời gian, mà thời gian thì một chiều, nên tôi thiết kế quyển sách không có một bước nào phí đời trẻ con. Trẻ chơi mà học".
Cũng tại tọa đàm, nhiều ý kiến của giáo viên và phụ huynh băn khoăn là hiện nay có nhiều chương trình, nhiều loại sách, liên tục cải cách, khiến giáo viên cũng mệt mỏi.
Đặc biệt, nếu học theo sách "Công nghệ giáo dục" thì liên tục phải mua sách mới, vì năm nào cũng chỉnh sửa, khiến phụ huynh tốn kém tiền bạc. Có người dẫn ra câu chuyện mỗi năm NXB Giáo dục Việt Nam in hàng vạn bản SGK mới, phụ huynh cả nước chi nghìn tỉ đồng để mua.
Về những vấn đề này, GS Hồ Ngọc Đại bày tỏ quan điểm: Lớp 1 là lớp quan trọng, lần đầu tiên đến trường. Lớp 1 phải có áo mới, quần mới, tất cả phải mới... Riêng về lớp 1, tôi đã từng nói với một lãnh đạo nhà nước là phải bỏ tiền để mua tặng học sinh lớp 1 bộ sách mới tinh. Coi đây là món quà của nhà nước, nhân dân, của cuộc đời dành cho một đứa trẻ.
ĐẶNG CHUNG
Theo laodong.vn
Vì sao công nghệ giáo dục gây tranh cãi? Dù cố tình thờ ơ, thì hầu như ai cũng biết câu chuyện gây sóng gió dư luận ngay dịp khai giảng năm học 2018-2019 chính là bộ sách Tiếng Việt lớp 1 được biên soạn theo công nghệ giáo dục. Ý thức khoa học cải tiến hay... cải lùi luôn đáng ủng hộ, quan niệm giáo dục chiều sâu hay chiều rộng...