Doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn tăng bất chấp dịch Covid-19
Doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 3 tháng đầu năm nay của Việt Nam vẫn tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở TP.HCM
Tổng cục Thống kê nhận định hoạt động thương mại, dịch vụ trong 3 tháng đầu năm 2020 diễn ra kém sôi động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Người tiêu dùng hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý 1.2020 giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giảm ở hầu hết các thị trường, mức giảm mạnh nhất tập trung ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ.
Dù vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1.2020 vẫn đạt 1,24 triệu tỉ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 3 tháng đầu năm nay ước đạt 985.800 tỉ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 126.200 tỉ đồng, giảm 9,6%; doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 7.800 tỉ đồng, giảm 27,8% và doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 126.300 tỉ đồng, tăng 1,5% so với quý 1/2019.
Đồng thời, doanh thu viễn thông ước tính 3 tháng đầu năm 2020 đạt 98.100 tỉ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối tháng 3, tổng số thuê bao điện thoại đạt 129,2 triệu thuê bao, giảm 6% so với cùng thời điểm năm 2019. Trong đó, số thuê bao di động là 125,5 triệu thuê bao, giảm 5,9% và thuê bao truy nhập Internet băng thông rộng cố định ước tính đạt 15,2 triệu thuê bao, tăng 13%.
Một lĩnh vực nữa cũng gia tăng trong 3 tháng đầu năm nay là kinh doanh bảo hiểm. Số liệu thống kê cho thấy doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21% và lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, hoạt động kinh doanh bảo hiểm quý 1.2020 đạt mức tăng cao, ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Các công ty bảo hiểm nhân thọ đã cung cấp nhiều gói sản phẩm linh hoạt mang tính thời điểm, tăng các gói hỗ trợ nhằm thu thút khách hàng sở hữu các hợp đồng bảo hiểm phù hợp.
Video đang HOT
Trong khi đó, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tác động trực tiếp tới hoạt động vận tải quý đầu năm nay khiến vận tải hành khách đạt 1.190,7 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, vận tải hàng hóa đạt 435,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước…
FastGo nói kiện vì tội vu khống, tài xế "phản pháo" cam kết của hãng không đúng
Trong khi hãng xe FastGo cho rằng, tài xế không đáp ứng điều kiện cam kết và tiến hành khởi kiện các đối tác này thì tài xế lại nói rằng, điều kiện mà hãng đưa ra không đúng như ban đầu.
Diễn biến mới liên quan đến sự việc đối tác tài xế căng băng rôn "tố" FastGo (ứng dụng gọi xe công nghệ thuộc Tập đoàn NextTech), đại diện FastGo cho biết, doanh nghiệp đã chính thức gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an và làm thủ tục khởi kiện 3 tài xế sử dụng 3 xe VinFast Fadil treo băng rôn với thông tin không đúng sự thật, gây ảnh hưởng trật tự công cộng và có dấu hiệu vu khống xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của FastGo.
Theo thông tin từ phía hãng, trong tháng 10/2019, 3 đối tác lái xe chưa đáp ứng các điều kiện cam kết, đặc biệt là tỷ lệ hoàn thành chuyến đi rất thấp, chỉ ở mức từ 52,3%, cao nhất là 72,02% (nhận cuốc xong lại huỷ không đón khách hoặc không đón được khách) nên không được doanh thu cam kết.
Mục 1.1 về điều kiện doanh thu cam kết 25 triệu đồng trong văn bản "Hướng dẫn tài VinfastCar" do FastGo cung cấp có nội dung tỉ lệ nhận chuyến và tỉ lệ thành công bằng hoặc trên 90%.
Phản hồi về thông tin này, một trong số các tài xế cho biết, họ không đồng tình với kết luận "chưa đáp ứng các điều kiện cam kết" từ phía hãng.
Theo quy định về cam kết hỗ trợ doanh thu, tài xế phải đảm bảo tỷ lệ nhận chuyến trên hoặc bằng 90% nhưng không có điều khoản tài xế phải đảm bảo tỷ lệ chuyến thành công (không tính các cuốc hủy) là con số này. Ngoài ra, nếu hợp đồng là tỉ lệ chuyến đi thành công thì cũng rất khó bởi có tình trạng khách đặt cuốc ảo, khách hủy chuyến.
Mục quy định về cam kết hỗ trợ doanh thu trong hợp đồng của tài xế FastGo chỉ có tỉ lệ nhận chuyến bằng hoặc trên 90%.
Nói về việc hủy chuyến, tài xế cho rằng do được chế độ tự động nhận cuốc nên trong quá trình chở khách vẫn nhận được chuyến đến nên phải thực hiện thao tác này.
Do không có khách, không đủ doanh thu cộng thêm việc vẫn phải tiếp tục trả góp tiền mua xe khiến các tài xế lo lắng về khả năng vỡ nợ, dẫn đến sự việc họ lên tiếng phản đối chính sách của hãng.
Và cũng vì nhiều lý do, đặc biệt là việc minh bạch các con số thống kê liên quan đến số chuyến trong lịch sử chuyến đi, các thông số hiển thị trên ứng dụng FastGo và các chỉ số theo Hợp đồng mà cuộc gặp gần đây nhất vào chiều 14/11, tài xế và hãng chưa tìm được tiếng nói chung.
Hiện tại, sự việc đang nhận được nhiều quan tâm từ cộng đồng lái xe công nghệ, làm bùng nổ nhiều tranh luận trái chiều. Có ý kiến cho rằng tỉ lệ nhận chuyến bằng hoặc trên 90% của hãng xe công nghệ là "đánh đố" tài xế, tuy nhiên, nhiều người phản pháo, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Vũ Như (một tài xế công nghệ ở Hà Nội) cho biết, tùy theo chính sách của hãng, nếu nhiều khách thì tỉ lệ nhận cuốc 90% có thể đạt hoặc khi hệ thống tự động nhận chuyến thì tài xế có thể nhận được 100%. Tuy nhiên, tỉ lệ hoàn thành chuyến thành công lại khác, có thể bằng hoặc ít hơn so với tỉ lệ nhận cuốc do nhiều yếu tố.
Chiều 13/11, một số đối tác tài xế FastGo căng băng rôn "tố" chính sách cam kết doanh thu 25 triệu đồng/tháng của hãng không đúng.
Cùng ngày, FastGo xác nhận có 3 đối tác tài xế cá biệt thực hiện hành vi trên. Đây là nhóm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh đã thống nhất giữa hai bên nên không được hưởng chính sách theo cam kết.
Về sự việc này, trước đó, công ty FastGo đã xem xét và hỗ trợ một phần doanh thu cho các đối tác tài xế và yêu cầu nhóm này lên làm việc. Tuy nhiên, sau khi nhận được đối soát doanh thu, 3 đối tác tài xế đó không đồng ý và doạ biểu tình.
Theo Hoàng Linh
Trí thức trẻ
Các thương hiệu smartphone thắng lớn ngày mua sắm Độc thân 11/11 Chỉ trong vòng vài giờ đầu ngày mua sắm độc thân 11/11, các hãng điện thoại đã đạt doanh thu gấp nhiều lần ngày thường. Tất cả các hãng smartphone lớn của Trung Quốc đều đạt doanh số khủng chỉ trong vài giờ đầu tiên của ngày hội mua sắm 11/11. Huawei cho biết doanh số trên cửa hàng điện tử chỉ mất...