Doanh nghiệp vận tải chuyển đổi số để thích ứng với dịch
Dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp tại các địa phương đang khiến các doanh nghiệp (DN) vận tải lao đao do đứt gẫy kết nối vận tải, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, nhưng cũng là cơ hội để DN chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách, hàng hóa để phát triển trong và sau dịch.
Xu hướng giao dịch không tiếp xúc và những khó khăn
Dẫn đầu xu hướng chuyển đổi số là các DN ứng dụng gọi xe BE, Grab, GoViet… thích ứng nhanh với việc ứng dụng chuyển đổi số vào vận chuyển đồ, vận chuyển hành khách. Để phục vụ cho nhu cầu mua sắm, đi lại của khách hàng trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, hạn chế tụ tập đông người ở một địa điểm, hầu hết các DN gọi xe đã áp dụng công nghệ 4.0 thành công trong việc phát triển dịch vụ mua hàng từ xa, “đem chợ về nhà”, đi chợ hộ cho người dân tại các thành phố lớn.
Ứng dụng gọi xe BE chuyển đổi số hiệu quả.
Với dịch vụ GrabMart (ứng dụng Grab), người dùng có thể lên ứng dụng để tìm kiếm và chọn mua các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, trái cây tươi, thức uống đóng chai, rau củ quả từ các đối tác liên kết của Grab là các cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Đơn hàng sẽ được gửi trực tiếp đến máy nhận đơn của các doanh nghiệp liên kết. Lái xe nhận đơn chỉ cần đến cửa hàng báo số đơn, chờ nhận và giao hàng, lược bỏ các quy trình ghi nhớ đơn hàng, mua hộ, thanh toán thủ công, nhằm rút ngắn thời gian.
Hay ứng dụng Be đang áp dụng dịch vụ “BE đi chợ”, đáp ứng cho các khách hàng có nhu cầu mua hàng hóa thiết yếu từ bó rau, vỉ trứng… với hóa đơn không quá 500.000 đồng. Khách chọn điểm mua hàng như siêu thị, cửa hàng tiện lợi cùng món hàng muốn mua và thông qua ứng dụng kết nối với lái xe có vị trí phù hợp nhất để thực hiện công việc còn lại… Các dịch vụ 4.0 này đã và đang giải quyết được nỗi lo lắng hạn chế đến những nơi công cộng, thúc đẩy giao dịch không tiếp xúc, điểm mua bán tiếp xúc đông người như chợ truyền thống, siêu thị, tránh lây nhiễm dịch…
Đối với các DN vận tải hàng hóa, hành khách, Công ty Vận tải hành khách Hà Sơn Hải Vân đã và đang ứng dụng đặt vé qua App hoặc website, hỗ trợ hiệu quả cho DN trong các giao dịch bán vé, thanh toán online, chuyển phát hàng hóa, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí… đặc biệt là trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, DN phải cắt giảm nhân công, giám chi phí vận hành và nâng cao các cấp độ phòng dịch. Theo lãnh đạo DN này, khách hàng chỉ cần 30 giây để tìm và đặt vé, đặt chỗ, đặt hàng phù hợp mà không phải tới bến xe hay phòng vé, trong khi mọi thông tin lái xe, địa điểm… đều minh bạch tới các cơ quan giám sát.
Tương tự, Công ty CP Vận tải Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng (tuyến vận tải Hải Phòng-Hà Nội) hiện nay đã “kích hoạt” hệ thống bán vé qua mạng giống như Hàng không, Đường sắt. Chỉ với điện thoại thông minh hay máy tính để bàn, hành khách có thể lên mạng đặt vé, chọn chỗ, ngày giờ đi… và thanh toán trực tuyến. Cách làm này sẽ là giải pháp hữu hiệu trong công tác phòng chống dịch COVID-19 cho cả DN và khách hàng. Theo ông Khúc Hữu Thanh Hải, với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào vận tải, các thông tin lái xe, theo dõi vị trí di chuyển của xe, thời gian xe đón… giúp hành khách giảm thiểu rủi ro tiếp xúc cộng đồng….
Tuy nhiên, thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, dịch COVID-19 bùng phát, tiếp diễn phức tạp đang gây áp lực lớn lên các dịch vụ vận tải, nhất là với vận tải đường bộ khi doanh thu từ đầu năm đến nay giảm khoảng 80%. Các hoạt động giãn cách xã hội khiến chuỗi cung ứng vận tải bị đứt gẫy. Đáng chú ý, có đến khoảng 75% DN vận tải quy mô nhỏ lẻ, chỉ có một vài xe, thậm chí chủ xe kiêm luôn lái xe, làm ăn chụp giật. Doanh thu giảm, khiến nhiều DN phải dừng hoạt động khi xảy ra dịch bệnh và chỉ có khoảng 20% DN vận tải trong cả nước ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, do chi phí đầu tư chuyển đổi số, đầu tư mô hình tự động hóa có cao từ hàng tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng tùy theo quy mô DN, nên nguồn lực tài chính dành cho đầu tư quản trị kỹ thuật số trở thành những bài toán khó giải đối hầu hết DN nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan liên quan. Trong khi đó, còn không ít lãnh đạo DN vận tải hoạt động theo mô hình truyền thống “ngại” thay đổi do thiếu kinh nghiệm, năng lực cạnh tranh hạn chế.
Thúc đẩy chuyển đổi số như thế nào?
Theo ông Lê Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (Bộ GTVT), DN vận tải cả nước đa phần quy mô vừa và nhỏ. Hiện nay, bên cạnh số ít DN vận tải lớn chuyển đổi số hiệu quả, thành công, còn lại đa phần chưa phát triển được các nền tảng số kết nối giữa các chủ xe, chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng
Điều quan trọng nhất hiện nay là các quy định pháp luật chưa có hành lang pháp lý bắt buộc các DN phải chuyển đổi số, giao dịch điện tử và hệ thống chia sẻ kết nối dữ liệu thống nhất giữa các ngành, lĩnh vực vận tải chưa hoàn thiện.
Doanh nghiệp vận tải chuyển đổi số là xu hướng tất yếu.
Các chuyên gia vận tải cho rằng, trên cơ sở kinh nghiệm chuyển đổi số thành công của số ít DN vận tải lớn, cần xây dựng, thử nghiệm, tiến tới bắt buộc các DN nhỏ và vừa phải có ứng dụng nền tảng công nghệ. Khi đó, DN mới có thể kê khai được các thông tin và hành trình của lái xe, hành khách vận chuyển trong ngày. Ứng dụng này cũng phải có mã QR code để hành khách khai báo y tế khi có dịch bệnh.
“Bộ GTVT sẽ rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số, thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số, sẵn sàng thử nghiệm và áp dụng cái mới trong ngành GTVT. Đồng thời, sẽ có cơ chế, chính sách thúc đẩy chia sẻ, cung cấp dữ liệu mở và xây dựng các nền tảng cung cấp dịch vụ vận tải, logistics dưới hình thức giao dịch điện tử”, ông Lê Thanh Tùng cho hay.
Qua tìm hiểu, chuyển đổi số là dữ liệu được số hóa, giúp DN vận tải dự báo được số lượng khách, xây dựng thương hiệu bền vững, giúp DN có được dữ liệu thông tin về khách hàng, Qua đó có thể tạo ra các chương trình khuyến mại, thúc đẩy khách hàng thân thiết tiếp tục sử dụng dịch vụ. Chuyển đổi số sẽ trở thành vấn đề sống còn của DN vận tải trong tương lai, buộc DN muốn tồn tại phải trang bị cho mình nền tảng công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
“Trong vận tải hàng hóa, trên cơ sở số hóa thông tin và vận hành theo mô hình kinh tế số, Bộ GTVT cũng sẽ xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ logistics kết nối các kho bãi, bến cảng, DN vận tải để giảm giá thành chi phí. Xây dựng các nền tảng số, các sàn giao dịch vận tải kết nối giữa chủ hàng, nhà giao vận và khách hàng để phát triển thành một hệ thống một cửa, giúp chủ hàng tìm phương tiện và kho bãi tối ưu”, ông Lê Thanh Tùng cho biết thêm.
Đưa tin giả là hành động phá hoại
Tin giả không chỉ gây hoang mang cho người dân mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống dịch của cơ quan nhà nước
Khi nền tảng mạng xã hội phát triển và du nhập vào Việt Nam, người dân có thêm kênh để tiếp nhận thông tin đa dạng hơn. Tuy nhiên, kèm với đó là thông tin không có nguồn gốc, không được kiểm chứng ngày càng nhiều hơn.
Tin giả tràn lan
Mỗi chủ tài khoản Facebook, YouTube, Zalo, Twitter... là một "nhà báo kiêm tổng biên tập", tự viết tin, bài rồi tự xuất bản mà không có một cơ chế kiểm soát. Chính vì kiểu "nhà nhà làm báo" nên thông tin xuất hiện tràn lan, thật giả lẫn lộn.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, đặc biệt là trong đợt bùng phát dịch thứ 4, trên mạng xã hội - nhất là Facebook, YouTube - xuất hiện rất nhiều tin giả. Tìm hiểu sẽ thấy những thông tin này được người theo dõi mạng xã hội rất quan tâm; một số người không kiểm chứng đã vô tư chia sẻ, bình luận. Tác hại từ những thông tin này hết sức nguy hiểm, gây hoang mang trong xã hội, dao động lòng dân.
Đối với một số tài khoản mạng xã hội của những người "nổi tiếng", thu hút nhiều lượt người theo dõi thì hậu quả còn nặng nề hơn. Một số người lợi dụng các thông tin này, xuyên tạc chủ trương, chính sách của nhà nước về công tác phòng chống dịch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Trường hợp một MC đăng trên Facebook cá nhân thông tin không chính xác về đội ngũ tình nguyện viên ở Hải Dương vào hỗ trợ TP HCM chống dịch, vừa mới bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TP HCM xử phạt 7,5 triệu đồng là một ví dụ điển hình.
Mới nhất, chiều 29-7, một tài khoản Facebook có tên "Thùy Linh" đăng thông tin "Giờ giới nghiêm của Hà Nội sẽ tính từ 18 h tối nay...". Thông tin này, ngay lập tức bị Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT-TT) xác định là tin giả và thông báo để mọi người cảnh giác.
Lướt qua mạng xã hội, còn rất nhiều thông tin giả dạng này. Hết lấy hình ảnh xác chết ở đâu đó trên thế giới để gán ghép là xác chết do bị Covid-19 ở Việt Nam, rồi hình ảnh một người đàn ông chạy xe máy trên đường vắng đêm khuya chở quan tài và lấp lửng thông tin.
Tung tin giả "Hà Nội giới nghiêm từ 18 giờ ngày 29-7" (Ảnh: Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam).
Vi phạm nghiêm trọng pháp luật
Việc người dùng mạng xã hội đưa, chia sẻ thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội không chỉ gây hoang mang trong xã hội, mà cần phải xác định hành vi này cố tình phá hoại các chính sách của nhà nước, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, trên website của VAFC có hướng dẫn người dân về cách nhận biết, phòng tránh, đối phó với tin giả. Thông tin này là rất cần thiết đối với người dân, nên được phổ biến, lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội để người dân biết cách nhận biết và phòng tránh.
Về pháp luật, hành vi đưa, phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội đã bị nghiêm cấm. Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, tại khoản 1 điều 5 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi: "Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân".
Về quy định xử phạt, nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì bị xử phạt theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ. Tùy vào hành vi mà mức xử phạt hành chính có các khung: từ 5-10 triệu đồng; từ 10-20 triệu đồng; từ 20-30 triệu đồng; từ 30-50 triệu đồng; từ 50-70 triệu đồng được quy định tại các điều 99, 100, 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Thực tế, trong thời gian qua, những người cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thường bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt 7,5 triệu đồng, có trường hợp bị xử phạt 12,5 triệu đồng. Mức phạt này là tương đối nhẹ so với khung quy định. Trong tình hình dịch bệnh đang phức tạp như hiện nay, cần xử lý nghiêm khắc hơn đối với người lan truyền tin giả. Tùy vào từng hành vi, cơ quan có thẩm quyền cần mức áp dụng cao nhất của từng khung xử phạt.
Đối với những người đã bị xử phạt hành chính mà còn tiếp tục đăng tải thông tin giả hoặc những thông tin bị xác định là giả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách, chủ trương của nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc thì cần xử lý hình sự. Tùy vào hành vi và nội dung vi phạm, cơ quan có thẩm quyền cần xử lý người thực hiện hành vi vi phạm về một trong các tội được quy định tại Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như: "Tội làm nhục người khác" (điều 155), "Tội vu khống" (điều 156), "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" (điều 331)...
5 trụ cột chính ứng phó với đại dịch Covid-19 Theo TS Phạm Trọng Nghĩa, với diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường của dịch Covid 19, bên cạnh việc tiếp tục áp dụng các biện pháp hiện nay, cần sử dụng công cụ pháp lý mạnh hơn. Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát tại Việt Nam kéo dài và gây tác động nặng nề nhất trong các đợt dịch...