Doanh nghiệp tự chứng nhận C/O: Hải quan chủ động ngăn ngừa hành vi gian lận xuất xứ hàng hoá
Theo Tổng cục Hải quan, tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTAs), việc doanh nghiệp được áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa có rất nhiều ưu điểm và mang lại nhiều lợi ích, nhưng đi đôi với những lợi ích đó là mối lo ngại về nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ có thể xảy ra.
Cán bộ Hải quan Hải Phòng kiểm tra chứng từ C/O hàng xuất khẩu của doanh nghiệp. Ảnh: Hải Anh
Cơ quan hải quan đã và đang chủ động triển khai các giải pháp phòng ngừa.
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện FTAs
Theo bà Hoàng Thị Thủy – Trưởng phòng Giám sát, quản lý xuất xứ hàng hóa và sở hữu trí tuệ, Cục Giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan), trong quá trình thực hiện các FTAs, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến chứng nhận C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) hàng hóa nhập khẩu, theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN), nhưng cũng đảm bảo quản lý nhà nước, chống các hành vi gian lận, trong đó đang được quan tâm là quy định DN tự chứng nhận C/O.
Theo cơ chế tự chứng nhận C/O, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang DN (hoặc nhà nhập khẩu). DN (hoặc nhà nhập khẩu) sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc C/O và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó.
Việt Nam đang tham gia áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong 3 FTAs là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).
Điển hình như EVFTA áp dụng cơ chế tự chứng nhận C/O đối với DN xuất khẩu được cấp mã số REX, có nghĩa là DN có mã số REX sẽ được tự chứng nhận C/O cho hàng hóa của mình trên chứng từ thương mại. Cơ quan hải quan căn cứ mã số REX của DN, kiểm tra trên trang điện tử của EU và hồ sơ hải quan để xác định C/O hàng hóa.
Theo đó, đối với các lô hàng từ Việt Nam xuất khẩu vào EU có giá trị không quá 6.000 Euro thì bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận C/O. Sau đó, thương nhân có trách nhiệm báo cáo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận C/O và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu lên trang web: www.ecosys.gov.vn.
Video đang HOT
Áp dụng tự chứng nhận C/O hàng hóa là cơ chế “mở” có rất nhiều ưu điểm và mang lại nhiều lợi ích, đây là cơ hội phát triển thị trường, gia tăng xuất khẩu mà Chính phủ và các bộ, ngành tạo thuận lợi cho DN…
Tiềm ẩn nguy cơ gian lận C/O
Cũng theo bà Hoàng Thị Thủy, thực tế cho thấy, cơ quan hải quan đã phát hiện và phối hợp với lực lượng chức năng khởi tố hàng chục vụ liên quan đến gian lận C/O, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp để được hưởng ưu đãi thuế quan. Trong đó nhiều vụ việc DN Việt Nam (bao gồm cả DN FDI) nhập khẩu hàng hóa/nguyên vật liệu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu nhưng hàng hóa không trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc chỉ trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí C/O theo quy định, nhưng khai C/O Việt Nam hoặc hợp thức hóa bộ hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận C/O của Việt Nam để xuất khẩu.
Thách thức đặt ra đối với cơ quan chức năng và cơ quan hải quan hiện nay là thay vì hàng hóa xuất khẩu sẽ được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu kiểm tra, xác định C/O hàng hóa, thì DN chủ động tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên chứng từ thương mại. Theo đó, rủi ro gian lận, giả mạo C/O hàng hóa sẽ nhiều hơn so với cơ chế cấp C/O truyền thống (cấp C/O giấy theo mẫu quy định). Cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra, xác định C/O hàng hóa căn cứ theo các thông tin mà DN cung cấp.
Nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo C/O hàng hóa, bà Hoàng Thị Thủy cho biết, cơ quan hải quan phải thay đổi phương thức quản lý so với cách thức kiểm tra C/O truyền thống, chủ yếu chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” để không làm tăng thời gian kiểm tra hồ sơ hải quan, kéo dài thời gian thông quan mà vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó, cơ quan hải quan áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ như kiểm tra, điều tra, xác minh làm rõ đối với các trường hợp gian lận, giả mạo C/O.
Về tổng thể, Tổng cục Hải quan tiếp tục chủ động thu thập thông tin về các mặt hàng bị các thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản,… áp dụng thuế chống bán phá giá cụ thể đối với từng nước. Thực hiện phân tích, đánh giá số liệu để kịp thời phát hiện mặt hàng, DN nhập khẩu, xuất khẩu tăng đột biến các mặt hàng trùng với các mặt hàng bị áp thuế chống bán phá giá hoặc đang điều tra… để thực hiện kiểm tra, giám sát, ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo C/O.
“Để ngăn chặn gian lận C/O hiệu quả, các bộ, ngành liên quan cũng cần nêu cao vai trò quản lý và trách nhiệm. Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) siết chặt công tác quản lý cấp giấy chứng nhận C/O…”, bà Hoàng Thị Thủy nói.
Hải quan: 75 năm nỗ lực 'gác cửa nền kinh tế'
Ngày 8/9, Tổng cục Hải quan và các đơn vị liên quan đã phối hợp tổ chức Tọa đàm Kỷ niệm 75 năm thành lập Hải quan Việt Nam với chủ đề "Vì mục tiêu bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia".
Hiện đại hoá, chuyển mình mạnh mẽ
Nhìn lại 75 năm trước, Hải quan Việt Nam được thành lập theo Sắc lệnh số 27/SL do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký ngày 10/9/1945, chỉ 8 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của lực lượng Hải quan đối với lịch sử phát triển của đất nước.
Toàn cảnh buổi Toạ đàm. Ảnh: VGP.
Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, với vai trò là "người gác cửa nền kinh tế", trong chiều dài lịch sử 75 năm qua, các thế hệ cán bộ công chức Hải quan Việt Nam đã không ngừng phát huy truyền thống, đoàn kết, nhất trí, đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ; nỗ lực phấn đấu, chủ động sáng tạo, thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc, nỗ lực xây dựng Hải quan Việt Nam "Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả".
Cơ quan Hải quan đã tích cực phối hợp đấu tranh phòng ngừa với gian lận thương mại, trốn thuế, rửa tiền... Tính riêng trong 5 năm trở lại đây, lực lượng hải quan đã đấu tranh bắt giữ, xử lý gần 90.000 vụ vi phạm pháp luật, trong đó khởi tố gần 200 vụ án hình sự, gần 600 vụ án đã đủ hồ sơ đề nghị khởi tố tội danh trốn thuế, làm hàng giả... Đặc biệt, cơ quan hải quan đã bắt giữ số lượng lớn tang vật như: 30 tấn ngà voi, 10 tấn sừng tê giác, hàng triệu tấn phế liệu phế thải...
Thời gian gần đây đã xử lý hàng trăm vụ vi phạm, giả mạo xuất xứ, kiến nghị thu hồi xử lý 500 giấy chứng nhận xuất xứ do các cơ quan thẩm quyền cấp không đúng quy định. "Hiện nay, chúng tôi cũng đang xác minh điều tra số lượng lớn hàng lậu đủ loại như dược phẩm, mỹ phẩm, dược liệu..., có trị giá gần 500 tỷ đồng, chúng tôi cương quyết sớm xử lý đưa ra công luận", ông Nguyễn Văn Cẩn chia sẻ thêm.
Với những nỗ lực của mình, trong 75 năm qua, Hải quan Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Trong đó, 2 lần được tặng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1995 và năm 2005).
Mới đây nhất, tại Hội nghị điển hình tiên tiến ngành hải quan lần thứ VI (tổ chức ngày 20/8 tại Hà Nội), Tổng cục Hải quan vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Chia sẻ về những vấn đề đặt ra đối với ngành hải quan hiện nay, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, thách thức đặt ra đối với cơ quan hải quan là tạo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm quản lý nhà nước về hải quan. Cơ quan hải quan đã có nhiều giải pháp cải cách hiện đại hóa trong nội tại, đồng thời kiến nghị với các bộ, ngành liên tục cải cách để giảm chi phí, giảm thời gian thông quan cho doanh nghiệp (DN).
Cụ thể, khi đã tạo thuận lợi thì vẫn phải tiếp tục duy trì hệ thống kiểm soát mạnh với các lực lượng chủ chốt như chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro cùng các nghiệp vụ khác. Ông Mai Xuân Thành cho rằng, việc triển khai đồng bộ các giải pháp mới có thể tạo thuận lợi và bảo đảm quản lý, qua đó càng thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển.
Về định hướng mục tiêu cải cách, Phó Tổng Cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết, trong chiến lược 10 năm qua ngành hải quan đã đặt ra những mục tiêu nhất định trong khối ASEAN. Tuy nhiên trong chiến lược 10 năm tới, vấn đề nằm trong top mấy của khu vực không phải là vấn đề đặt ra đối với ngành hải quan mà phải tính tới thông lệ, chuẩn mực tốt nhất trên thế giới để Hải quan Việt Nam tiến tới.
Nhấn mạnh về yếu tố hiện đại hoá, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (CNTT) và Thống kê hải quan Nguyễn Mạnh Tùng cho biết, ứng dụng công nghệ tạo thuận lợi cho ngành hải quan trong suốt 25 năm qua.
Ông Tùng dẫn ví dụ nổi bật là hệ thống hải quan điện tử VNACCS/VCIS vừa triển khai. Đây là bước chuyển quan trọng ở cả phương diện quản lý cũng như hệ thống công nghệ và tính lan tỏa toàn xã hội. Sau triển khai thành công VNACCS/VCIS, dấu ấn thành công nữa của ngành hải quan là triển khai hệ thống VASSCM.
Hướng tới chuẩn mực quốc tế để đáp ứng tình hình mới
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, thực tế những tháng đầu năm 2020, dù dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu nhưng nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa vẫn rất lớn. Cùng với đó, tình hình vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới đang rất nóng.
Lãnh đạo ngành hải quan nhận định, những vấn đề nêu trên là thách thức, song cũng là cơ hội để ngành hải quan tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để thực hiện tốt đồng thời "mục tiêu kép", tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và bảo đảm an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của quốc gia.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn chia sẻ tại Toạ đàm. Ảnh: VGP.
Giải pháp tổng thể đã và đang được ngành hải quan tập trung thực hiện là, tiếp tục hoàn thiện về thể chế, hệ thống văn bản quy phạp pháp luật trong lĩnh vực hải quan; đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ...
Đặc biệt, đối với công tác phòng, chống buôn lậu, ngoài vai trò chủ công của lực lượng Kiểm soát hải quan, cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các lực lượng chức năng như: Kiểm tra sau thông quan; quản lý rủi ro; kiểm định hải quan...
Mặt khác, Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện tốt vai trò giúp việc Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, và cả các công tác thường xuyên, đột xuất của Ban chỉ đạo 138/CP trong lĩnh vực kiểm soát hải quan.
Đặc biệt, thời gian tới, xu thế hội nhập kinh tế, giao lưu thương mại quốc tế không ngừng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu; yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa, cũng như mục tiêu hiện đại hóa ngành hải quan phải được tiến hành mạnh mẽ, hiệu quả và sâu rộng hơn nữa. Để tiếp tục đóng góp vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, yêu cầu tái thiết kế hệ thống CNTT tổng thể của ngành hải quan trở nên bức thiết hơn lúc nào hết. Mục tiêu là xây dựng được hệ thống mới hiện đại, thông minh, tích hợp, phủ rộng tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
Về xây dựng lực lượng, hình thành lực lượng hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ, hoạt động minh bạch, liêm chính, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức hải quan có phẩm chất đạo đức, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được phân công.
Nhấn mạnh truyền thống 75 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn đề nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành, đặc biệt thể hệ trẻ phải học tập ưu điểm của các thế hệ đi trước, đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu vì mục tiêu chung xây dựng Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, chủ động, vững vàng.
"Ngành hải quan cần đảm đương tốt trọng trách trong giai đoạn phát triển mới, góp phần thúc đẩy giao thương, đưa hàng hoá Việt Nam đi ra ngoài cũng như đưa tạo điều kiện đưa hàng hoá, công nghệ vào xây dựng đất nước", Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn nói.
Xuất khẩu tôm ở Cà Mau có nhiều tín hiệu khả quan sau dịch Kim ngạch xuất khẩu tôm quý I năm nay của tỉnh Cà Mau đạt khoảng 163 triệu USD, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình hình xuất khẩu tôm những tháng đầu năm nay của tỉnh Cà Mau khả quan hơn cùng kỳ năm trước, khi tình hình dịch bệnh trong nước được khống chế tốt, các Hiệp định thương...