Đoàn phim ‘Đào, Phở và Piano’ xúc động khi khán giả kín rạp, phải kê thêm ghế nhựa
Có mặt tại buổi giao lưu công chiếu phim Đào, Phở và Piano, đoàn phim gồm đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn, diễn viên Cao Thùy Linh và Doãn Quốc Đam đã rất xúc động khi thấy khán giả Đà Nẵng ngồi kín rạp, phải kê thêm ghế nhựa, đồng thời mọi người dành những tràng pháo tay giòn giã khi phim kết thúc. Phóng viên đã kịp ghi lại buổi giao lưu ngắn của đoàn phim sau buổi công chiếu sôi nổi này.
Có mặt từ sớm tại buổi giao lưu công chiếu phim Đào, Phở và Piano trong khuôn khổ Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ II, đoàn phim gồm đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn, diễn viên Cao Thùy Linh và Doãn Quốc Đam đã được khán giả tại cụm rạp CGV Vincom, Đà Nẵng xin chụp ảnh lưu niệm. Sau đó, đoàn phim đã vào rạp xem phim cùng khán giả 15 phút cuối phim. Cả đoàn rất bất ngờ vì khán phòng kín khán giả, thậm chí ngay lối đi, rạp phải kê thêm ghế nhựa mới đủ lượng vé khán giả đã đăng ký xem phim. Khi phim kết thúc, những tràng pháo tay giòn giã của khán giả vang lên, lúc này NSND Lê Khanh từ hàng ghế phía trên bước xuống ồm chầm lấy đoàn phim gửi lời chúc mừng tới các thành viên.
Diễn viên Doãn Quốc Đam chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đến Đà Nẵng, tôi cảm thấy khán giả ở đây rất nhiệt tình. Phim mang dự thi tại DANAFF tôi có chung cảm xúc là mong được mọi người ghi nhận! Tôi không nghĩ hôm nay phim được khán ủng hộ như thế nên tôi rất vui và hi vọng sau khi xem, phim đã làm hài lòng khán giả!”. Tiếp lời bạn diễn, Cao Thùy Linh bày tỏ: “Cũng như anh Đam, đây là lần đầu tôi đến Đà Nẵng nên cảm thấy hạnh phúc vì không ngờ khán giả đáng yêu đến thế. Tôi xin cảm ơn tình cảm yêu thương của khán giả dành cho đoàn phim chúng tôi!”.
Sau phần chia sẻ của Cao Thùy Linh, có khán giả thắc mắc về nhân vật nữ chính làm cảm tử quân rất xúc động nhưng chưa hiểu rõ về tình yêu nước của cô ấy vì sao luôn gắn liền với chiếc piano và đạo diễn Phi Tiến Sơn đã cho biết: “Trước tiên tôi xin cảm ơn sự có mặt của khán giả đã ủng hộ dành cho phim. Nhìn tình cảm ấm áp của mọi người dành cho chúng tôi, tôi nhớ về khoảng thời gian 1 năm trước khi cả đoàn phim đang lăn lộn thực hiện phim này trong khí hậu buốt rét của miền Bắc nên quay phim rất khó khăn. Về câu chuyện nữ chính thì khán giả nên hiểu câu chuyện phim là đôi trẻ này từ lúc cưới nhau đến khi chia tay ra trận họ chỉ có 6 tiếng đồng hồ bên nhau. Những lúc đó họ rất anh dũng nói về sự quyết tâm chiến đấu nhưng khi thực sự đối diện với sự hi sinh thì ai cũng sợ mà chỉ trong hoàn cảnh đặc biệt thì cô gái yếu đuối như vậy mới thay đổi tính cách trở thành cảm tử quân. Vì thế mới có câu nói của nhân vật: Chúng ta sinh ra không phải anh hùng, chúng ta cũng sợ chết nhưng trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy thì chúng ta sẵn sàng với cái chết!”.
Câu trả lời này đã nhận được sự vỗ tay tán thưởng nhiệt tình của tất cả khán giả. Và tiếp theo, một khán giả trung niên đã nhận xét: “Cảm ơn đoàn phim đã cho khán giả xem một chuyện phim hấp dẫn khác với nhiều chuyện phim trước đây. Mặc dù bối cảnh kháng chiến nhưng bộ phim nói về con người nên không gượng gạo nhưng có chi tiết tôi thắc mắc là vì sao cô gái muốn mang cây đàn đi khi cả thành phố đã di tản!”. Đạo diễn Phi Tiến Sơn đã giải đáp: “Trong phim, cô gái về nhà tìm anh người yêu, việc lấy cây đàn chỉ là lý do và trong cô còn mặc cảm cô ở tầng lớp khác, cô là tiểu thư nên mang trong mình một tình yêu nước kiểu khác. Và các anh du kích không phải ai cũng tin cô này vì vậy họ giúp cô đưa cây đàn đi nhanh cho an toàn đội quân. Đây là câu chuyện có thật trong lịch sử: trong thời chiến khốc liệt không phải ai cũng tin nhau nên đoàn phim đã tái hiện chiến tranh tàn khốc ra sao và thời đó cũng có những tầng lớp khác nhau như cha cố, họa sĩ, vợ chồng bán phở… cùng những nhu cầu rất đời của họ!”.
Video đang HOT
Một nữ khán giả đã đặt câu hỏi cho đôi diễn viên trẻ đóng phim thời xưa có gặp khó khăn gì không: “Bản thân tôi là lớp trẻ, biết lịch sử qua sách vở nên khi đạo diễn đưa kịch bản thì tôi có lo, nhưng đạo diễn đã đưa nhiều tài liệu tham khảo, các diễn viên trong đoàn hỗ trợ nhau để cùng hoàn tất phim!”, diễn viên Cao Thùy Linh đã chia sẻ.
Doãn Quốc Đam tiếp lời rằng: “Thú thật làm phim này rất khó vì thứ nhất tôi không sinh ra ở thời điểm đó, diễn viên cũng không sinh ra lớn lên ở Hà Nội để biết rằng cách sống Hà Nội xưa và nay cũng khác. Các thế hệ cha ông ngày xưa, các cụ nói chuyện với nhau rất văn thơ, vì vậy tôi phải tìm hiểu lại qua các chú bác còn sống thời 1946 hoặc xem video tài liệu. Tôi còn nhớ lời một cụ kể lại rằng ngày xưa tôi là cậu bé, có tình yêu nước nhưng không biết lớn cỡ nào vì ngày đó tôi còn đi học, còn được chơi bắn bi với các bạn, khi Tây đến chiếm đóng đã cấm mọi thứ nên bực quá thì xông ra đánh lại chúng, thế thôi!
Có thể nói những khó khăn khi làm phim là một bài tập tốt cho tôi rèn thêm kỹ năng diễn xuất, bồi dưỡng thêm kiến thức cho tôi! Tôi nhận được sự giúp đỡ từ ekip đoàn phim để cùng đóng góp cho phim nhưng tôi cũng mất thời gian để ngấm và đôi khi vài cảnh quay đầu tiên còn chưa trọn vẹn nhưng sau đó thì cả đoàn phim đã rất chung tay cố gắng gửi đến mọi người bộ phim như hôm nay!”.
Sau phần trả lời này, đoàn phim cùng khán giả tiếp tục chụp hình lưu niệm với nhau.
'Đào, Phở và Piano': Hay không bằng hên?
Đào, Phở và Piano là tựa phim gây nên cơn sốt vô tiền khoáng hậu trong lịch sử điện ảnh Việt thời gian vừa qua và hiện cơn sốt vẫn chưa hạ nhiệt. Nhiều khán giả sẽ tự hỏi, chìa khóa của cơn sốt này nằm ở đâu?
Cơn sốt có 1-0-2
Tại sao nói cơn sốt của khán giả dành cho Đào, Phở và Piano là vô tiền khoáng hậu? Hẳn nhiên là do trong nhiều năm trở lại đây, từ khi các bộ phim được sản xuất bởi các công ty tư nhân lên ngôi, thì Đào, Phở và Piano là phim hiếm hoi được nhà nước đầu tư và đặt hàng, lại được săn đón tới vậy. Bên cạnh đó, thể loại phim lịch sử và có bối cảnh chiến tranh vẫn thường được coi là khó xem, kén khán giả tại thị trường Việt Nam.
Đào, Phở và Piano - cơn sốt chưa từng có của điện ảnh Việt
Ấy thế mà điều không tưởng đã xảy ra. Trang web bán vé của Trung tâm chiếu phim Quốc gia - cơ sở chiếu phim quốc doanh duy nhất phát hành bộ phim Đào, Phở và Piano đã bị sập do số lượng người truy cập quá tải. Tại rạp, người xếp hàng đứng chờ hàng tiếng đồng hồ để đến lượt mua vé, các suất chiếu ít ỏi của Đào, Phở và Piano luôn luôn kín chỗ. Tới nỗi Trung tâm này phải tăng suất chiếu, khán giả đòi rạp phải cắt suất chiếu của một phim Việt khác chiếu cùng thời điểm để nhường cho Đào, Phở và Piano.
Chính bản thân những người làm ra bộ phim, điển hình như đạo diễn NSƯT Phi Tiến Sơn cũng cảm thấy vô cùng bất ngờ, hay Trung tâm chiếu phim Quốc gia cũng loay hoay với tình huống chưa từng có này. Các nhà phát hành phim tư nhân thì không thể mua phim về phát hành bởi nhà nước chưa có chế tài cũng như kinh phí phát hành cho phim được đặt hàng. Cơn sốt vì thế càng mãnh liệt, đến nỗi bắt đầu có những trường hợp "phe" vé chợ đen với giá cao ngất ngưởng, hoặc rao bán lại vé trên mạng rồi lừa đảo lẫn nhau. Những thực tế này khiến những người đứng ngoài cơn sốt phải đặt câu hỏi: "Liệu Đào, Phở và Piano có hay đến thế?".
Một bộ phim có chất lượng trung bình khá
Quay trở lại nội dung của Đào, Phở và Piano. Câu chuyện lấy bối cảnh tại một khu phố cổ Hà Nội vào năm 1947, khi diễn ra trận đánh với thực dân Pháp đã đi vào lịch sử. Phim lựa chọn kể câu chuyện về Dân - một chiến sĩ dân quân cảm tử và mối tình của anh với Thục Hương - con gái của một gia đình sống trong khu phố cổ. Sau khi đi sơ tán và bị lạc gia đình, Thục Hương trở lại khu phố, nơi đã trở thành chiến luỹ - để tìm Dân. Chuyện tình yêu của họ được kể song song với những câu chuyện của các nhân vật phụ khác như Sóc - một chú bé đánh giày yêu nước, chuyện nấu phở của hai vợ chồng già nhất quyết không chịu đi sơ tán, chuyện ông họa sĩ già dùng hết màu đỏ của mình để vẽ cờ Việt Nam cho những liệt sĩ, chuyện một quý ông Tây học, ngoài mặt thì thân Pháp nhưng hết lòng yêu nước Việt. Tất cả những câu chuyện đó tạo thành một bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến ngoan cường của quân dân Thủ đô Hà Nội trong cuộc chiến chống lại thực dân Pháp.
Phim có cách kể chuyện phi tuyến tính
Điểm sáng của phim là phần bối cảnh tập trung, không quá dàn trải như một số phim có đề tài chiến tranh khác, bên cạnh đó là việc sử dụng câu chuyện của một vài cá nhân để nói về sự khốc liệt của chiến tranh. Chưa kể phần tạo hình và một số khung hình của phim được đầu tư tỉ mỉ, ưa nhìn. Các nhân vật ít nhiều để lại dấu ấn trong lòng khán giả.
Tuy nhiên, phải chi đạo diễn không đưa vào quá nhiều nhân vật để có thể đào sâu hơn, khắc họa rõ nét hơn những nhân vật chính. Dân là một nhân vật chính có thể trở thành nhân vật yêu thích của nhiều người nếu được đầu tư. Anh bị coi là hậu đậu, vô dụng trên chiến tuyến nhưng rất hăng hái đánh giặc, xung phong đi lấy vũ khí cho tiểu đội. Cho đến cuối cùng, Dân vẫn không chấp nhận được việc mình cứ mãi vô dụng như vậy. Phải chăng nếu cho Dân một nhiệm vụ, một mục đích và một hành trình thì bộ phim sẽ có cấu trúc chặt chẽ và hấp dẫn hơn?
Cấu trúc của phim, như đã đề cập - có phần dàn trải và không chắc chắn, điều này gây ra sự không tập trung cho khán giả khi xem phim, thậm chí khiến không ít người... buồn ngủ. Phim sử dụng thời gian phi tuyến tính, đạo diễn lựa chọn kể chuyện theo những mốc thời gian khác nhau. Tuy nhiên phương pháp này chỉ làm cho phim có vẻ hiện đại hơn một chút chứ không góp phần tăng độ hấp dẫn. Từ cấu trúc không chặt chẽ lại dẫn đến việc rất nhiều cảnh trong phim bị cắt đột ngột, khiến người xem không nắm được logic câu chuyện. Nhiều logic trong tâm lý và hành động của các nhân vật cũng không hợp lý, điều này có lẽ đến từ việc thiếu chi tiết cài cắm trong kịch bản, ảnh hưởng khá nhiều đến cảm xúc của khán giả trong nhiều phân đoạn.
Tựu trung, Đào, Phở và Piano là một nỗ lực làm phim theo phong cách hiện đại của đạo diễn kiêm biên kịch Phi Tiến Sơn. Nếu nói một cách khách quan, phim cũng có sự đầu tư, bối cảnh dãy phố cổ Hà Nội, dựa trên phố Hàng Bè thời xưa được các họa sĩ dựng lại tuy không thể hoàn hảo, nhưng tốn không ít công sức để giúp khán giả hồi tưởng lại thủ đô những năm tháng oanh liệt ấy. Chưa kể, trận chiến bom ba càng ở đầu phim cũng là một điểm nhấn không tồi, với góc quay đa dạng, phần nào làm nổi bật tinh thần bất khuất của những chiến sĩ Vệ quốc quân.
Tuy nhiên, phim cần nhiều hơn để có thể trở thành một bộ phim xuất sắc. Dẫu sao, đây cũng là một dấu hiệu tốt với những bộ phim được nhà nước đặt hàng có đề tài mang tính tuyên truyền, bởi trước giờ chúng vẫn bị khán giả mặc định gắn mác "nhàm chán".
Hay không bằng hên?
Lại nói về cơn sốt Đào, Phở và Piano, nhiều người cho rằng phim bỗng gây được chú ý là do may mắn. Nhận định này không hẳn sai, tuy nhiên để khẳng định nó có đúng hay không còn cần thời gian và nhiều phân tích. Chỉ biết rằng đến thời điểm hiện tại, luồng ý kiến nhận định về phim vẫn chia làm hai phe: người thì khen hết lời, kẻ lại chê không ngớt. Nhưng phải chăng chúng ta vẫn nên vui mừng, bởi một tác phẩm nghệ thuật được làm ra, miễn là nhận được phản hồi từ khán giả vẫn tốt hơn là bị ghẻ lạnh?
Bối cảnh phim dù còn hạn chế nhưng cũng được coi là một điểm cộng
Không ít cuộc chiến bàn phím nổ ra trên mạng về Đào, Phở và Piano và rất nhiều cuộc đấu khẩu có chủ đề "lòng yêu nước". Nhiều người cho rằng yêu nước thì phải xem phim chiến tranh và hiểu về lịch sử. Tuy nhiên, cá nhân người viết cho rằng yêu nước có thể được thể hiện bằng rất nhiều cách khác nhau chứ không chỉ bằng việc đi xem một bộ phim và bắt buộc phải khen nó.
Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải công bằng trong mọi vấn đề. Phim hay thì được khen, dở thì phải chê, chưa tới thì phảo góp ý, để người làm phim rút ra kinh nghiệm cho những tác phẩm tiếp theo. Bản thân khán giả, họ thông minh và công bằng, dù là với phim của nhà sản xuất tư nhân hay được đặt hàng bởi nhà nước. Miễn là phim hấp dẫn, sẽ có khán giả. Và với trường hợp Đào, Phở và Piano, phim có sự hấp dẫn riêng với một bộ phận khán giả, đó là điều không thể chối cãi. Chỉ mong rằng trong tương lai gần, nhiều đạo diễn trẻ và các nhà sản xuất sẽ dám dấn thân vào địa hạt đề tài này, với kiến thức và tư duy mới mẻ, để mảng phim chiến tranh sẽ trở nên quen thuộc và dễ dàng hơn với khán giả Việt.
Để giải mã 'cơn sốt' Đào, Phở và Piano có lẽ cũng chẳng khó. Mỗi người sẽ có cách lý giải cho bộ phim nổi lên từ hiệu ứng "truyền miệng" này. Có thể là khán giả, nhất là giới trẻ hiện nay sợ không thể bắt kịp xu hướng, sợ bị bỏ lại với hiệu ứng đám đông. Nhưng cũng không ngoại trừ, điện ảnh Việt đang thiếu dòng phim lịch sử có cách tiếp cận gần gũi với khán giả, sau những bộ phim thị trường đang có xu hướng một màu.
'Đào, phở và piano' đã có thể lãi 21 tỉ 'nếu không giảm giá vé' "Nếu bán với giá vé bình thường thì Đào, phở và piano lãi 21 tỉ', Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành nói tại họp báo thường kỳ Bộ VH-TT-DL ngày 11.4. Phim Đào, phở và piano hiện thu được 21 tỉ đồng. Ông Vi Kiến Thành cho biết: "Phim hòa vốn với số tiền nhà nước đặt hàng. Nhưng đó là...