Đồ vật nghe vốn không sạch sẽ được đính kim cương, treo giá 30 tỷ
Chiếc bồn cầu mạ vàng xa hoa trị giá 1.288.677 USD (~30 tỷ đồng) đã được trưng bày tại một hội chợ thương mại ở Thượng Hải. Tổng cộng 40.815 viên kim cương nặng 334,68 carat đã được gắn vào chiếc bồn cầu này.
Bạn sẽ chi bao nhiêu cho một chiếc bồn cầu để đi vệ sinh? Đối với giới siêu giàu ở Trung Quốc, câu trả lời là hơn 1 triệu USD. Một chiếc bồn cầu xa hoa có thể chống đạn được đính hơn 40.000 viên kim cương đã được trưng bày tại một hội chợ thương mại ở Thượng Hải. Chiếc bồn cầu sang trọng này trị giá 1.288.677 USD (gần 30 tỷ VND), theo nhà sản xuất từ Hồng Kông (Trung Quốc).
Chiếc “ngai vàng” này được sản xuất bởi Coronet, một thương hiệu thuộc sở hữu của công ty trang sức Hồng Kông Aaron Shum. Đá quý từ công ty này được ưa chuộng bởi những người nổi tiếng và có địa vị tại Trung Quốc.
Hình ảnh chiếc bồn cầu siêu đắt tiền (Nguồn: Dailymail)
Theo những người thợ kim hoàn, chiếc bồn cầu được mạ vàng và chỗ ngồi được đặc biệt làm bằng kính chống đạn, đính kèm 40.815 viên kim cương, nặng tổng cộng 334,68 carat. Aaron Shum, người sáng lập thương hiệu, từ chối bán nó dù sản phẩm của anh đã thu hút khá nhiều khách hàng tiềm năng.
“Chúng tôi muốn xây dựng một bảo tàng nghệ thuật kim cương để nhiều người có thể chiêm ngưỡng”, ông nói.
Nhà sản xuất hiện đang cố gắng thực hiện một kỷ lục thế giới Guinness đối với những chiếc bồn cầu sang trọng có bệ ngồi được đính nhiều viên kim cương nhất.
Nếu điều này thực sự thành công, đó sẽ là Kỷ lục Guinness thế giới thứ 10 của Aaron Shum với những tác phẩm trang sức của ông.
Doanh nhân này trước đây đã sản xuất một cây đàn guitar được phủ 400 carat kim cương trị giá 2 triệu USD, cũng như một đôi giày cao gót được đính 10.000 viên kim cương hồng trị giá 4,28 triệu USD.
Video đang HOT
Cả hai tác phẩm này cũng được trưng bày tại Thượng Hải, tại Triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ hai trong tuần này.
Nhà vệ sinh dát vàng của một doanh nhân Trung Quốc (Nguồn: Dailymail)
Rất nhiều người đã thực sự “choáng” bởi chiếc bồn cầu đặc biệt này. Trên Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc, một người đã nói đùa: “Nếu không làm việc chăm chỉ, tôi còn không đủ tiền để mua một chiếc bồn cầu bằng sứ thông thường”. Một người dùng khác đã hỏi: “Tại sao mọi người cần kính chống đạn đính kim cương cho bồn cầu của họ?”
Năm 2001, một doanh nhân 46 tuổi ở Hồng Kông đã chi 38 triệu đô la Hồng Kông (hơn 112 tỷ VND) để xây dựng một nhà vệ sinh cực kỳ đắt tiền, trong đó có một toilet bằng vàng và gạch ốp tường mạ vàng.
Theo Huy Nguyễn / Dailymail
Muốn biết đối phương có đáng tin cậy hay không, chỉ cần đọc vị 4 cách bắt tay sau là rõ
Xưa nay, bên cạnh lời nói, ngôn ngữ cơ thể cũng hết sức quan trọng trong giao tiếp. Muốn biết đối phương có đáng tin cậy hay không, chỉ cần đọc vị 4 cách bắt tay sau là rõ.
1. Kiểu bắt hai tay
Nếu đối tác dùng cả hai tay, bàn tay thứ hai đặt ở lưng bàn tay bạn. Điều này thể hiện ý chí chấp nhận sự quyết định của bạn, nhưng vẫn phần nào muốn thương hảo. Họ thường có ý niệm: "Tôi muốn nói chuyện với anh một chút", họ trung thực và cở mởi, không giữ tâm cơ ám hại ai bao giờ.
Ngược lại, nếu bàn tay thứ hai của họ đặt trên bàn tay bạn, hãy xem lại bản thân. Vì bạn đang làm họ thiếu tin tưởng.
2. Kiểu bắt tay thống trị
Nếu đối tác bắt tay như một đô vật - lật tay họ lên trên tay bạn - điều đó cho thấy họ muốn thống trị, có ý lấn át và muốn kiểm soát người khác. Thông qua cách bắt tay này, họ muốn nói: "Tôi là ông chủ, tôi không quan tâm anh nghĩ gì về tôi. Bởi tất cả đều do tôi quyết định".
3. Kiểu bắt tay phục tùng
Nếu đối tác sử dụng kiểu bắt tay này, lòng bàn tay sẽ hướng lên trên. Điều đó cho thấy họ là người nhút nhát, không tự tin và dễ bị chi phối. Với người này, nếu ngón cái của họ vô thức đặt lên trên, đồng nghĩa bạn có thể thu được thỏa thuận mong muốn nếu hợp tác với họ.
4. Kiểu bắt tay cá chết
Một cái bắt tay lạnh nhạt, hờ hững, trơn tuột như cá chết cho thấy sự nhu nhược, thờ ơ, yếu đuối, và không sẵn sàng đặt tâm trí vào việc hợp tác với bạn.
8 điều tối kỵ không nên làm khi bắt tay
1. Không nên giơ tay trái ra bắt, vì sẽ thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối phương, nhất là với người Ấn Độ.
2. Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo cần phải tránh trường hợp bắt tay chéo, tạo ra hình thành chữ thập, thể hiện điều xui xẻo.
3. Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen.
4. Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.
5. Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, im lặng hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai.
6. Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương, kiểu như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ.
7. Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên xuống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.
8. Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương. Nếu có bệnh lý cơ thể, nên giải thích và kèm theo lời xin lỗi chân thành.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Theo Xuân Quỳnh/Khoevadep
Xét xử VN Pharma : Thành viên chuyến đi Ấn Độ phản bác quan điểm của Viện kiểm sát "Cơ quan điều tra xác nhận có căn cứ xác định lô thuốc sản xuất tại Ấn Độ. Việc đại diện VKS không sử dụng các tài liệu được cơ quan chức năng Ấn Độ, Việt Nam là chưa đảm bảo thực tế khách quan...", bà Nguyễn Minh Hoài, thành viên đoàn công tác của Bộ Y tế trong chuyến đi Ấn Độ...