Đồ lưu niệm “nằm chờ” khách trong mùa dịch Covid-19
Trước tình hình dịch virus corona đang diễn biến phức tạp, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giảm mạnh khiến các tiểu thương bán hàng lưu niệm cũng điêu đứng.
Chợ Hàn là trung tâm mua sắm tại thành phố Đà Nẵng thu hút nhiều du khách khi đến thành phố biển này. Tuy nhiên, từ Tết nay đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lượng khách đến Đà Nẵng giảm mạnh khiến các tiểu thương kinh doanh hàng lưu niệm ở đây cũng điêu đứng.
Theo các tiểu thương ở đây cho biết, Tết và hè là mùa cao điểm du lịch nhưng hiện nay tình hình buôn bán rất ảm đạm, hàng hóa “nằm chờ” nhưng khách chẳng thấy đâu.
Các quầy đồ lưu niệm ế ẩm, vắng bóng người mua
Hiện tại, nguồn thu của các tiểu thương ở đây phụ thuộc hoàn toàn vào khách Nhật Bản, Thái Lan,… Một số cửa hàng phải cắt giảm nhân viên và không nhập hàng mới để tránh tình trạng hàng hóa bị ứ đọng.
Cô Hoàng Mai, một tiểu thương bán hàng lưu niệm buồn bã nói: “Từ Tết Nguyên đán đến nay lượng khách ra vào chợ giảm nhiều khiến hàng trăm tiểu thương lao đao. Doanh thu giảm mạnh và nhiều gian hàng thường xuyên đóng cửa vì không có khách. Nếu tình hình này kéo dài, e rằng buôn bán sẽ còn lỗ nặng, không thu hồi được vốn”.
Video đang HOT
Nhiều cửa hàng kinh doanh không đủ để đóng tiền thuê ki – ốt, điện, nước.
“Những sản phẩm lưu niệm dù có hoa văn bắt mắt, chạm khắc tinh xảo và giá cả phải chăng nhưng cũng nằm chưng chứ không bán được vì không có khách”, nhân viên tại quầy lưu niệm Gia Bảo cho biết tình trạng tương tự.
Nếu tình trạng này kéo dài, nhiều cửa hàng còn phải đóng cửa
Các tiểu thương ở đây cũng cho biết, dịch Covid-19 khiến doanh thu cửa các cửa hàng giảm đến 70%, thậm chí giảm đến 90% và tạm dừng kinh doanh. Khi chưa có dịch, các mặt hàng giỏ xách, nón lá, mũ cói,… luôn bán chạy nhất, thì nay, hầu như dậm chân tại chỗ. Nhiều cửa hàng còn không đủ để các tiểu thương đóng thuế ki – ốt, điện, nước.
Được biết, các tiểu thương chợ Hàn luôn tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch do Ban quản lý nhằm đảm bảo an toàn cho khách cũng như cả cộng đồng.
Theo Dân Việt
Rộ giải cứu mùa dịch Covid-19, dân buôn bán hàng tạ tôm hùm mỗi ngày
Không chỉ những người bán hải sản, rất nhiều shop bán hàng online trước đây chỉ bán mỹ phẩm, quần áo, hoa quả, hàng tiêu dùng... cũng chuyển sang bán tôm hùm.
Hơn 1 tuần qua, nhiều đơn vị kinh doanh hải sản tại Hà Nội đã tuyên bố hỗ trợ người dân giải cứu tôm hùm trong bối cảnh mặt hàng này không thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc do ảnh hưởng của dịch virus corona (Covid-19).
Theo ghi nhận của phóng viên, tại thời điểm trước tết Nguyên đán, giá tôm hùm ở mức khá đắt đỏ, dao động từ 1 -2 triệu đồng/kg nhưng sau khi dịch virus corona bùng phát giá tôm đã giảm khoảng 30-45% xuống còn từ 500.000-900.000 đồng/kg (tùy loại và kích cỡ). Trong khi đó, trên các shop bán hàng online giá tôm được rao bán với đủ mức giá khác nhau. Theo đó, loại 5 - 6 con/kg giá 550.000 đồng/kg, loại 4 con/kg giá 650.000 đồng/kg, loại 3 con/kg giá 750.000/kg, loại 2 con/kg giá 900.000 đồng/kg.
Chị Hương (chủ cửa hàng chuyên bán hải sản online ở quận Đống Đa) cho biết, thông thường chị thường hay bán cá, mực, tôm, hàu... còn tôm hùm giá cao, phải vận chuyển bằng đường hàng không nên chỉ khi nào khách đặt thì chị mới nhập về.
"Tính đến thời điểm này, giá tôm dù đã bắt đầu tăng nhưng vẫn còn khá rẻ so với trước Tết. Tôm tại cửa hàng tôi có loại 3-4 con/kg có giá là 750.000 đồng/kg, loại 2 con/kg có giá là 950.000 đồng/kg. Ngoài ra, cửa hàng tôi cũng có tôm hùm giá 550.000 đồng/kg nhưng đây là tôm chết ngộp, đông lạnh. Tôm sống không có giá đó. Trung bình mỗi ngày tôi bán được khoảng 30-50 kg, riêng 2 ngày cuối tuần đơn hàng tăng vọt lên tới gần 120 kg".
Trong khi đó, tại một cửa hàng chuyên hải sản trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội), giá tôm hùm baby (loại 0,3-0,4 kg/con) mua sống mang về đã tăng từ 700.000 - 750.000 đồng/kg (tuỳ loại) lên 780.000 đồng/kg. Theo nhân viên tại cửa hàng này, giá tôm hùm bắt đầu thay đổi do giá nhập từ ngư dân tăng cao.
"Tôm hùm cứ về đến cửa hàng là hết, một phần cửa hàng giữ lại để mời khách đến nhà hàng, phần còn lại để trả hàng cho khách đặt mua. Trung bình mỗi ngày, cửa hàng tiêu thụ hết khoảng 3-4 tạ tôm hùm trên toàn hệ thống. Riêng trong tối nay cửa hàng sẽ nhập 1 tấn tôm để phục vụ nhu cầu khách hàng".
Chị Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, chị thường ăn tôm hùm khi đi tiệc tùng, sinh nhật hay được mời. Được biết, giá tôm đang giảm mạnh nên chị quyết định mua 2 kg cho cả gia đình thưởng thức vừa để ủng hộ bà con, vừa để bồi bổ sức khỏe cho cả gia đình.
"Tuy nhiên, giá tôm nhảy vọt theo từng giờ, mới sáng sớm hôm nay chủ cửa hàng báo giá 750.000 đồng/kg loại 3-4 con/kg thì đến chiều mức giá đã lên tới 850.000 đồng/kg. Khi nghe thông báo tôi khá sốc nhưng vì đã thông báo cho các cháu nhỏ nên tôi vẫn quyết định mua".
Không chỉ những người bán hải sản, rất nhiều shop bán hàng online trước đây chỉ bán mỹ phẩm, quần áo, hoa quả... cũng chuyển sang bán tôm hùm. Chị Mai, chủ shop bán quần áo online chia sẻ, nguồn hàng quần áo từ Trung Quốc khó về nên tôi quyết định chuyển sang bán tôm hùm.
"Công việc này vừa giúp tôi có thêm thu nhập vừa hỗ trợ người nông dân tiêu thụ hàng hóa. Mặc dù mặt hàng này không rẻ như các thực phẩm khác nhưng rất được khách hàng ủng hộ. Trung bình mỗi ngày tôi bán được khoảng 30-40kg tôm hùm loại 2-3 con/kg có giá 850.000 đồng/kg. Khách muốn mua phải đặt trước khoảng 3-4 ngày mới có hàng".
Theo Nhịp sống kinh tế
Dân Hà Nội đổ xô mua dưa hấu giải cứu nông dân các tỉnh phía Nam Hàng tấn dưa hấu được hạ tải và bày bán với giá 7.000 đồng/kg ngay tại vỉa hè đường Võ Chí Công, (Tây Hồ, Hà Nội), xung quanh, người dân xúm lại mua hàng cứu giúp người dân phương Nam giữa mùa dịch. Theo ghi nhận , hầu hết số dưa trên xuất xứ từ phía Nam, nhưng không xuất đi được sang...