Đổ hàng trăm chai nước xuống sông giữa nắng nóng kỷ lục tại Trung Quốc
Video quay lại cảnh nhóm người xả nước khoáng xuống sông cầu may khi nắng nóng vẫn kéo dài tại Quảng Đông ( Trung Quốc) khiến nhiều dân mạng bức xúc.
Ngày 1/9, một người quay lại cảnh nhóm đàn ông và phụ nữ lớn tuổi ở tỉnh Quảng Đông mang hàng trăm chai nước khoáng lên cầu và đổ xuống sông, giữa lúc Trung Quốc đang trải qua đợt khô hạn kéo dài chưa từng có và cuộc tranh luận ở về nghi lễ phóng sinh dân gian đang diễn ra nảy lửa, theo SCMP.
Nhóm này đã dành khoảng 2 tiếng đồng hồ để đổ hết các chai nước, từ khoảng 10h đến trưa cùng ngày.
Nhóm người đổ nước xuống sông bị cáo buộc lãng phí tài nguyên.
Hoạt động của họ nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người qua đường. Mọi người cố gắng thuyết phục họ không nên lãng phí khi đất nước đang phải trải qua một trong những đợt khô hạn khắc nghiệt nhất trong những năm gần đây.
Người đàn ông đăng tải clip lên mạng cho biết nhóm này mang theo rất nhiều chai nước nên phải dùng tới cả xe đẩy để chuyển lên cầu. Nhãn dán trên chai cho thấy đó là những chai nước mới được đóng gần đây.
“Tôi đã đề nghị họ để nước lại tại các trạm phúc lợi công cộng cho những người có nhu cầu có thể lấy nước”, người đàn ông giấu tên chia sẻ.
Nhóm người phải sử dụng tới xe đẩy để chuyển nước lên cầu. Ảnh: Weibo.
“Tôi hỏi họ lý do họ đổ nước xuống sông. Họ không những không trả lời mà còn nói rằng tôi đang làm phiền họ và làm ảnh hưởng đến sự thành tâm của họ trong việc cầu nguyện sức khỏe”, anh nói thêm.
Video sau đó nhanh chóng trở thành một trong những chủ đề được quan tâm nhất trên Weibo và thu hút 82 triệu lượt xem.
“Họ đang tiêu tiền của mình và đó không phải việc của tôi, nhưng họ đang lãng phí nước”, một cư dân mạng bình luận.
“Họ đang giải phóng nước khỏi não của họ thì đúng hơn”, một người dùng khác mỉa mai, mượn một cụm tiếng lóng mang nghĩa xúc phạm tại Trung Quốc – “não úng nước”, thường được sử dụng để mô tả những người bị coi là mất trí.
“Sẽ thật tuyệt nếu những kẻ đó thả tiền thay vì nước”, một người khác nói đùa.
Vào năm 2018, một nhóm cư dân ở Thiên Tân cũng đổ nước khoáng xuống một con sông lớn trong một nghi lễ tương tự.
Việc xả nước cầu may không phải là chưa từng có ở Trung Quốc, nhưng hiếm hơn so với phóng sinh động vật. Ảnh: Handout.
Nghi lễ này được gọi là “fang sheng”, có nghĩa là “thổi sự sống vào thiên nhiên”, và đã được thực hiện ở Trung Quốc từ thời cổ đại bởi hầu hết là các tín đồ Phật giáo. Nghi lễ nêu bật giáo lý về lòng từ bi của Phật giáo, với việc tin rằng phóng sinh động vật thể hiện lòng nhân từ của con người và sẽ mang lại may mắn.
Thông thường, người ta thường thả cá, chim, tôm và rùa, nhưng một số người chọn thả rắn, thỏ, chuột và thậm chí cả bọ cạp và cá sấu.
Nghi lễ này làm dấy lên tranh cãi từ các nhà bảo vệ môi trường với lo ngại rằng một số động vật được phóng sinh không phù hợp với môi trường tại một số khu vực nhất định và sẽ gây hại cho hệ sinh thái địa phương.
Cô dâu câm điếc kết hôn, hành động của nhà trai khiến dân mạng khen ngợi
Thời điểm nhận ly nước từ con dâu, mẹ chồng đã giơ ngón tay cái thể hiện bà rất hài lòng với nàng dâu.
Ngày 23/10, một video ghi lại cảnh tượng trong đám cưới ở Hồ Bắc (Trung Quốc) được chia sẻ lên mạng xã hội khiến dân mạng dậy sóng.
Theo tìm hiểu, trong ngày trọng đại của cặp đôi, cô dâu câm điếc không thể nghe hay nói chuyện với người xung quanh. Trong lúc dâng trà đến bố mẹ chồng, một người chú bên nhà trai đã nồng nhiệt hỗ trợ bằng cách ra ký hiệu, chuẩn bị đệm lót, ly nước giúp cô dâu hoàn thành suôn sẻ nghi lễ trong ngày cưới.
Trong video, thời điểm nhận ly nước từ con dâu, mẹ chồng đã giơ ngón tay cái thể hiện bà rất hài lòng với nàng dâu. Sau đó, bố mẹ chồng tặng cặp đôi uyên ương mỗi người phong bao đỏ.
Lúc này, người chú bên nhà trai có động thái đáng chú ý khi giật chiếc phong bao lì xì trên tay chàng rể và đưa cho cô dâu khiến những người chứng kiến hôn lễ bật cười.
Sự việc sau khi đăng tải đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng, hầu hết đều cảm thấy 'tan chảy' trước hành động ấm ấp của nhà trai đối với cô dâu khuyết tật và tin rằng cô nhất định sẽ có cuộc sống hạnh phúc khi về nhà chồng.
Một số người bình luận:
'Cô dâu câm điếc có những khiếm khuyết không thể bù đắp, nhưng động thái bên nhà trai thực sự khiến cô dâu cảm thấy an toàn và biết có đồng minh đứng về phía mình'.
'Mẹ chồng không hề có ý coi thường nàng dâu, xem ra cô ấy đã tìm được một tổ ấm tốt'.
Chế giễu vợ chỉ biết ăn ngủ, vợ có màn đáp trả khiến chồng bật khóc Màn 'quay xe' bất ngờ của người chồng sau khi chế giễu vợ đã khiến cộng đồng mạng được một trận cười nắc nẻ. Ngày 26/10, một video ghi lại cảnh tượng vợ có màn đáp trả khi bị chồng chế giễu ở Cam Túc (Trung Quốc) được chia sẻ lên mạng xã hội khiến dân mạng chú ý. Theo tìm hiểu, sau...