Đô đốc Mỹ muốn hợp tác quân sự với Trung Quốc
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Samule Locklear hôm qua tuyên bố muốn duy trì củng cố quan hệ quân sự Mỹ – Trung nhằm tăng cường an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Samule Locklear
Phát biểu trong cuộc họp báo của Lầu Năm Góc, Đô đốc Locklear nói rằng việc đảm bảo sự hiểu biết lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc khi Trung Quốc trỗi dậy là rất quan trọng, và để tránh trường hợp tính toán sai lầm và có một tác động tích cực lên môi trường an ninh trong khu vực này.
Đô đốc Locklear mới nhậm chức Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương ba tháng trước. Ông cho biết ông mong muốn có các chuyến thăm trao đổi thường xuyên hơn giữa hai bên.
Đô đốc Hải quân Mỹ cũng cho biết: ông sẽ có chuyến thăm tới Trung Quốc trong ba tuần tới, và sẽ có các cuộc đối thoại với các quan chức quân đội Trung Quốc “một cách rất cởi mở và thẳng thắn”.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sẽ có đối thoại hiệu quả trong những tháng và năm tới… bởi vì điều này rất quan trọng đối với an ninh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, để Mỹ và Trung Quốc có khả năng trở thành đối tác hữu ích” – ông Locklear nói.
Video đang HOT
Đô đốc Hải quân Mỹ nói thêm rằng trong khi Mỹ đang thực hiện chiến lược đặt “châu Á làm trọng tâm”, Washington vẫn tiếp tục xây dựng các quan hệ liên minh và đối tác có thể giúp đảm bảo môi trường an ninh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, duy trì hòa bình và thịnh vượng trong tương lai ở cả khu vực rộng lớn này.
“Do đó, chúng tôi sẽ vẫn để tâm tới các đồng minh và tiếp tục củng cố họ. Chúng tôi sẽ để ý tới các đối tác chiến lược và đảm bảo rằng họ đang được quan tâm đúng mực và hợp tác trơn tru”.
Hiện nay, Đô đốc Hải quân Locklear đang chịu trách nhiệm điều hành Bộ chỉ huy lớn nhất của Mỹ, với khoảng 320.000 binh sĩ, thủy thủ, phi công và lính thủy đánh bộ.
Về vấn đề tranh cãi liên quan tới chủ quyền biển đảo trong khu vực, Đô đốc Locklear cho rằng các tranh chấp này nên được giải quyết một cách hòa bình, và đôi khi các bên liên quan phải có sự nhượng bộ để tránh xung đột xảy ra.
“Tôi nghĩ là có đầy đủ nguồn lực cho mọi người trên thế giới. Chúng ta chỉ cần chỉ ra làm thế nào để mọi người đều được tiếp cận một cách thỏa đáng” – Đô đốc Locklear nói.
Theo VietNamNet
Thế trận mới của Tokyo
Nhật Bản đang thắt chặt quan hệ với các đảo quốc ở Thái Bình Dương, xích lại với Hàn Quốc,hỗ trợ Philippines. Những động thái được cho là phù hợp với chính sách châu Á của Mỹ.
Tàu chiến của Nhật trong lần thăm Mỹ ngày 23-5. Các động thái của Nhật gần đây phù hợp với chính sách châu Á của Mỹ - Ảnh: Reuters
Trong hai ngày 25 và 26-5, Diễn đàn Nhật Bản - các đảo quốc Thái Bình Dương lần 6 đã diễn ra tại Okinawa, Nhật Bản với sự tham gia của 16 quốc gia và một vùng lãnh thổ (trong đó có cả Úc, New Zealand). Diễn đàn này được tổ chức ba năm một lần từ năm 1997. Khu vực Thái Bình Dương giàu tài nguyên và chưa được khai thác nhiều sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của Nhật Bản. Theo Mainichi, vùng nước nam Thái Bình Dương đóng góp khoảng 80% sản lượng cá ngừ của Nhật.
Phát biểu sau hội nghị, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda nhấn mạnh "bằng việc hợp tác với các nước tham gia hội nghị, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần xây dựng hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Thái Bình Dương".
Theo AFP, Nhật Bản cam kết sẽ viện trợ 500 triệu USD trong vòng ba năm cho các đảo quốc ở Thái Bình Dương.
Trao đổi quốc phòng
Tại diễn đàn này, lần đầu tiên các vấn đề về an ninh hàng hải, quyền đánh bắt và quyền tự do đi lại trên biển được đưa vào nghị trình. Đây cũng là lần đầu tiên Nhật Bản đề xuất trao đổi quốc phòng với các đảo quốc ở Thái Bình Dương.
Báo Mainichi cho biết trong tuyên bố chung Okinawa, các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), trong việc duy trì trật tự hàng hải ở Thái Bình Dương.
Theo AFP, tuyên bố chung này được đưa ra trong lúc Trung Quốc ngày càng tỏ ra cứng rắn trong khẳng định chủ quyền trên các vùng biển. Vụ va chạm gần đây nhất trên biển là giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Scarborough khiến quan hệ Bắc Kinh - Manila ngày càng xấu đi. Báo Yomiuri đã cảnh báo Tokyo cũng đang đối mặt với điều tương tự ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông với Trung Quốc. Về xung đột này, tạp chí Slate của Mỹ mô tả tình hình đang ngày càng xấu đi trong những tuần qua giữa Bắc Kinh và Tokyo. Trong tuần qua, Trung Quốc đã hủy bỏ chuyến thăm chính thức đến Tokyo với lý do "không sắp xếp được nghị trình". Thế nhưng theo Kyodo, "việc hủy bỏ này là một tín hiệu phản đối việc Nhật Bản chiếm đóng" các đảo này. Slate dẫn lời Kazuhiko Togo, giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Kyoto, cho rằng tình hình là đáng lo ngại. "Chúng ta cần chuẩn bị về mặt quân sự cùng lúc phải huy động mọi nỗ lực ngoại giao để lấp đầy khoảng cách giữa Tokyo và Bắc Kinh. Nó đang thật sự trở thành một nguyên cớ có thể dẫn đến bùng nổ một cuộc chiến tranh" - ông Kazuhiko Togo cảnh báo.
Giúp Philippines, xích lại với Hàn Quốc
Cùng lúc đó, Tokyo cũng tăng cường các liên kết chặt chẽ hơn với Manila và Seoul. Báo Daily Inquirer dẫn nguồn truyền thông Nhật Bản cho biết Tokyo đang xem xét việc cấp cho Manila các tàu biển, bao gồm cả các tàu tuần tra trọng tải 1.000 tấn, có thể vào cuối năm nay. Theo Philippines Star, hôm nay (28-5) ba tàu huấn luyện của Nhật Bản thăm Philippines.Tuy các quan chức quốc phòng Philippines bác bỏ sự kiện này có liên quan đến tranh chấp trên biển với Trung Quốc, song báo Yomiuri, trong xã luận ngày 25-5, đã nêu rõ việc giúp Philippines tăng cường sức mạnh về an ninh biển cũng là điều quan trọng để Trung Quốc phải suy nghĩ...
Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ ở khu vực, sự xuất hiện lần đầu tiên của Mỹ tại hội nghị vốn chỉ dành cho Nhật Bản và các đảo quốc Thái Bình Dương này là một việc gây chú ý. Kyodo dẫn lời Thủ tướng Noda nói sự tham gia của Mỹ lần này "sẽ có lợi" cho khu vực. Song, Nhân Dân Nhật Báo ngày 27-5 đã phản ứng lập tức khi cho rằng "Nhật - Mỹ đang bắt tay hợp tác để khống chế Trung Quốc".
Không chỉ do mối quan ngại chung với CHDCND Triều Tiên, sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc cũng là một thực tế buộc Tokyo và Seoul phải liên kết an ninh với nhau. Hàn Quốc, vào đầu tháng 5, cho biết đã tiến gần hơn đến việc ký một thỏa thuận hợp tác quân sự với Nhật Bản. Thỏa thuận này cho thấy Seoul sẽ quyết định xóa bỏ những bất đồng về thời gian Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc những năm đầu thế kỷ 20. Kể từ sau khi Nhật Bản chấm dứt chiếm đóng trên bán đảo Triều Tiên năm 1945, phải mất đến 20 năm sau hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao.
"Trung Quốc có thể coi thỏa thuận này là sự mở rộng liên minh do Mỹ đứng đầu ở khu vực Đông Bắc Á - nhà phân tích Baek Seung Joo thuộc Viện Nghiên cứu quốc phòng Hàn Quốc nhận định - Những thỏa thuận này phù hợp với chính sách của Mỹ trong việc thắt chặt quan hệ song phương giữa các đồng minh của mình".
Theo Tuổi trẻ
Trung Quốc lại gây lo ngại trên biển Trung Quốc tiếp tục tung tàu hải giám đến tuần tra biển Đông và biển Hoa Đông, bất chấp phản đối của nhiều nước. Tàu hải giám 83 của Trung Quốc vừa tuần tra ở biển Đông - Ảnh: ChinaPLA Một đội tàu hải giám Trung Quốc vừa hoàn tất đợt tuần tra mà nước này tự cho là nhằm "chống thăm dò...