Trung Quốc tăng trưởng quân sự 10 năm nữa cũng không thể thắng Mỹ?
Trung Quốc muốn chi tiêu khổng lồ cho hải quân và cần vài chục năm nữa để thách thức tầm toàn cầu với Mỹ, nhưng cũng không thể chiến thắng.
Trung Quốc tăng cường phát triển khả năng chống can thiệp và ngăn chặn khu vực. Trong hình là máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đang được Trung Quốc phát triển.
Ngày 12/6, Phương Đông báo dẫn nguồn từ tờ “Thời báo New York” Mỹ có bài viết nhan đề “Tránh một cuộc chiến tranh Mỹ-Trung”.
Theo bài viết, quan hệ Trung-Mỹ có thể sẽ khiến cho hai nước xảy ra chiến tranh vào một ngày nào đó.
Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố, đến năm 2020, 60% tàu chiến của Hải quân Mỹ sẽ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tháng 11/2011, tại Australia, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ thành lập căn cứ quân sự của Mỹ ở nước này và khơi dậy thách thức về ý thức hệ với Trung Quốc.
Ông còn nói, Mỹ sẽ “tiếp tục nói thẳng thắn với Bắc Kinh về tầm quan trọng của việc kiên trì các quy tắc quốc tế và tôn trọng nhân quyền”.
Video đang HOT
Cuốn sách “Sự lựa chọn của Trung Quốc: Tại sao Mỹ cần chia sẻ quyền lực” của Hugh White, chuyên gia các vấn đề quốc tế Australia đã diễn giải về nguy cơ nội tại của Trung-Mỹ và chính sách khu vực hiện nay.
Đến năm 2020, Mỹ sẽ chuyển 60% tàu chiến tới khu vực Thái Bình Dương. Trong hình là máy bay không người lái X-47B dự kiến sẽ triển khai cho tàu sân bay Mỹ.
Ông viết: “Washington và Bắc Kinh đã lặng lẽ rơi vào đối đầu”. Để tránh xảy ra xung đột giữa hai nước, Hugh White cho rằng, Trung Quốc và Mỹ cần tiến hành “điều hòa nước lớn” ở châu Á, nền tảng kinh tế được hai bên đồng thuận đã tồn tại.
Rủi ro xung đột hoàn toàn không đến từ việc Trung Quốc theo đuổi tham vọng khả năng lãnh đạo toàn cầu. Ở khu vực ngoài Đông Á, Trung Quốc thúc đẩy chính sách rất thận trọng, chính sách này lấy ưu thế kinh tế làm cốt lõi, không hàm chứa bất cứ nội dung quân sự nào – báo Trung Quốc bình luận.
Một phần lý do kiên trì chính sách này là, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ý thức được rằng, họ muốn có thời gian vài chục năm nữa và chi tiêu hải quân khổng lồ mới có thể tạo ra thách thức mang tính toàn cầu cho Mỹ. Nhưng cho dù đến lúc đó, Trung Quốc cũng hầu như chắc chắn sẽ thất bại.
Ở Đông Á, tình hình lại rất khác. Về lịch sử, hầu hết thời gian, Trung Quốc luôn chủ đạo khu vực này. Khi họ trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới, chắc chắn sẽ muốn làm như vậy. Mặc dù Trung Quốc không thể xây dựng được một lực lượng hải quân thách thức Mỹ ở biển xa, nhưng trong tương lai, họ có thể sản xuất tên lửa, tăng cường lực lượng trên không, đủ để khiến cho Hải quân Mỹ không thể xâm nhập các vùng biển xung quanh Trung Quốc.
Ngoài ra, giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực còn tồn tại tranh chấp lãnh thổ đảo, đá. Trong các tranh chấp này, chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc và chủ nghĩa dân tộc của các nước khác va chạm lẫn nhau.
Philippines mới trang bị 4 máy bay trực thăng vũ trang Sokol.
Sự thù địch đó là tài sản lớn nhất và cũng là rủi ro lớn nhất của Mỹ. Báo Đông Phương viết, điều này có nghĩa là, hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc muốn Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự ở khu vực này. Đúng như Hugh White nói, cho dù Mỹ rút khỏi Đông Á, những nước này cũng không thể “cúi đầu phục tùng” bá quyền của Trung Quốc.
Nhưng nếu Mỹ dốc sức xây dựng đồng minh chống Trung Quốc với các nước này, Washington đang liều lĩnh đưa bản thân cuốn vào tranh chấp lãnh thổ giữa các nước này. Một khi Trung Quốc và một nước nào đó trong khu vực xảy ra xung đột, Washington sẽ đối mặt với sự lựa chọn: Hoặc bàng quan đứng nhìn, danh dự nước đồng minh bị tổn hại; hoặc giao chiến với Trung Quốc – báo Trung Quốc tuyên truyền.
Cho dù là Mỹ hay Trung Quốc đều sẽ không giành được chiến thắng trong chiến tranh, nhưng họ chắc chắn sẽ tạo ra sự phá hoại mang tính tai họa cho nền kinh tế của nhau và thế giới. Nếu xung đột leo thang thành chiến tranh hạt nhân, văn minh hiện đại sẽ bị hủy diệt. Mặc dù duy trì sự đối đầu quân sự và chiến lược lâu dài với Trung Quốc – nước có nền kinh tế mạnh, vị thế trên thế giới của Mỹ cũng sẽ bị suy yếu nghiêm trọng.
Để tránh tinh huông này, Hugh White cho rằng, trật tự Đông Á cần thiết lập một giới hạn mà Trung Quốc và Mỹ đều đồng ý không vượt qua: cam kết không được sự đồng ý của đối phương, không sử dụng vũ lực. Điều nhạy cảm nhất là, nếu Trung Quốc tuyên bố từ bỏ sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, Mỹ rất có thể sẽ công khai ủng hộ Đài Loan và Trung Quốc thống nhất.
Dư luận Đài Loan cho biết, chính quyền Mã Anh Cửu muốn mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ.
Điều cũng quan trọng tương tự là, Trung Quốc phải thừa nhận tính hợp pháp sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á, bởi vì đây là nhu cầu của khu vực này và các nước trong khu vực. Mỹ cũng phải thừa nhận trật tự chính trị hiện nay của Trung Quốc, bởi vì nó giúp kinh tế phát triển và thúc đẩy rất lớn tự do thực sự cho nhân dân Trung Quốc. Trong sự điều hòa đó, Mỹ phải từ bỏ những ngôn từ như của Obama ủng hộ dân chủ hóa Trung Quốc.
Chính như Hugh White nói, sự điều hòa này giữa Mỹ và các nước trong khu vực có thể rất khó sắp đặt, “nếu có sự lựa chọn thay thế không có hại, thì quan điểm này hầu như không đáng xem xét”. Nhưng, Hugh White cũng viết một cách đáng sợ rằng, sự lựa chọn khác có thể cũng tạo ra hậu quả mang tính tai họa.
Mỹ triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler ở khu vực Đông Bắc Á.
Theo Giáo Dục VN
Maras: Bóng ma tội phạm Trung Mỹ
Những thành viên của maras (có nghĩa là băng đảng đường phố) ở El Salvador, khó có thể che giấu được hành tung của chúng: chúng có thể dễ dàng bị phát hiện vì những hình xăm từ đầu đến chân. Được hình thành trong những nhà tù California và xuất ngoại trở lại vùng Trung Mỹ bởi những người nhập cư bị trục xuất, họ đã biến El Salvador thành một trong những quốc gia bạo lực nhất thế giới. Năm ngoái có 4.374 vụ sát nhân, vì các băng đảng tranh giành lãnh địa. Tính trên đầu người, tỉ lệ này cao hơn 15 lần so với nước Mỹ.
Hiện nay sự im lặng đã ngự trị trên những khu vực dữ dằn nhất đất nước. Trong tháng ba, hai băng đảng chính là Mara Salvatrucha và Mara 18 tuyên bố tạm ngừng bắn, cắt giảm tỉ lệ sát nhân xuống hai phần ba. Cảnh sát nói trong tháng năm, thậm chí tình hình còn lắng dịu hơn.
Những băng đảng còn đi tới các nhượng bộ xa hơn. Ngày 2-5-2012, chúng hứa không tuyển mộ thêm thành viên trong các trường học. Năm ngày sau đó, những người tù ở La Esperanza, một nhà tù bị quá tải, tuyên bố ngưng tống tiền những người dùng điện thoại nhà tù. "Tôi muốn kêu gọi sự tha thứ từ xã hội và mọi người hãy cho chúng tôi cơ hội để thay đổi", thủ lĩnh băng đảng Salvatrucha, Dionisio Arístides nói. "Chúng tôi là những người không chỉ làm điều xấu".
Không ai tin được điều đó. "Người dân cảm thấy dễ thở hơn, nhưng có cảm giác như một sự tạm lắng trước một cơn bão", linh mục David Blanchard nói. Nhà thờ của ông nằm giữa những khu vực kiểm soát của các băng đảng tại thủ đô San Salvador của El Salvador. Người ta cho rằng những tay maras sẽ còn tống tiền dữ dội hơn sau đó. Hơn 60 cửa hàng gần khu Mr Blanchard đã phải đóng cửa năm ngoái, sau khi trả tiền "thuê" từ 5 - 15USD một ngày. Thậm chí những tay buôn người còn nói chúng không có lời kể từ khi các băng đảng đòi lấy 70% số lợi nhuận phi pháp của chúng.
Vai trò của chính phủ trong vụ đình chiến này không minh bạch. Ngay trước cuộc bầu cử ngày 11-3, nhà nước đã chuyển 30 tên găngxtơ lâu năm từ nhà tù Zacatecoluca (có biệt danh "Zacatraz", theo tên nhà giam Alcatraz khét tiếng của Mỹ, vì những tình trạng khắc nghiệt ở đây) đến những nhà giam nới lỏng hơn. Các viên chức phủ nhận vụ dàn xếp của họ, và nói rằng những tù nhân muốn được di dời để dễ nói chuyện với nhau hơn thay vì một sự khích lệ để gây ấn tượng trong cuộc bầu cử.
Tháng 9 năm ngoái, chính phủ đã đi tới một hiệp ước với các băng đảng sau khi xảy ra một vụ đấu súng trong đám tang của một tay găngxtơ. Nhà chức trách đã cho những thành viên của một băng đảng ra tù vì chúng yêu cầu được cung cấp nghề nghiệp. Bây giờ có khoảng 200 thành viên mareros đang làm công việc sửa chữa đường sá và vệ sinh các công viên, với số lương 20.000USD mỗi tuần.
Nhưng vấn đề ngừng bắn hiện nay được xem như chỉ mành treo chuông. Giữa tháng chín và tháng ba, ở Belize trung bình mỗi tháng có bảy vụ sát nhân, bằng một nửa tỉ lệ của sáu tháng trước đó. Tuy nhiên, trong tháng 4, khi có hai thủ lĩnh băng đảng bị giết, sự kiện đã làm bùng nổ lên những làn sóng trả thù. Trong một tháng có tới 21 vụ sát nhân xảy ra, nhiều nhất trong vòng hai năm qua.
Dù sao, chuyện ngừng bắn cũng gây ảnh hưởng lớn trên sự mất cân bằng quyền lực giữa các băng đảng và những quốc gia yếu ở Trung Mỹ. Maria Silvia Guillen, một chuyên gia cố vấn của FESPAD, nhận xét: "Người ta nói đó là một tin vui. Nhưng chính các băng đảng sẽ là những kẻ quyết định ở thời điểm nào người dân sẽ được sống trong thanh bình".
Theo CATP
Trung Quốc, Mỹ sẽ phát sinh xung đột nghiêm trọng? Các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ngày càng xem mối quan hệ Trung-Mỹ như "một trò chơi có tổng bằng không". Ông Kenneth Lieberthal, Giám đốc phụ trách nghiên cứu Trung Quốc của Trung tâm John L. Thornton tại Brookings, cựu thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Bill Clinton cho biết, khi thảo luận về...