Đố ai đam mê ‘thi đại học’ được như người đàn ông này: Thi miệt mài 23 lần, chưa có dấu hiệu ngừng
Ông Liang Shi (sinh năm 1967) người Tứ Xuyên, Trung Quốc là một thí sinh vô cùng đặc biệt. Tính đến thời điểm năm 2019, khi kì thi Gaokao (tức Cao Khảo, tương tự như thi Đại học tại Việt Nam với độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt của Trung Quốc) được tổ chức, ông Liang Shi đã tham gia thi được… 23 lần.
Trong khi các sĩ tử ai ai cũng căng thẳng tột độ, run như cầy sấy mỗi khi nhắc tới trải nghiệm thi đại học, thì người đàn ông này lại có lý tưởng đi ngược lại đám đông. Lòng quyết tâm, sự kiên trì của ông khiến dân tình vô cùng ấn tượng. Ông Liang Shi muốn đỗ vào trường đại học danh tiếng để làm tròn mong muốn của cha mẹ.
Được biết, ông Liang Shi là con thứ tư trong gia đình có 5 anh em. Cha mẹ của thí sinh đặc biệt này rất mong các con vào đại học để có một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, cả 5 anh em đều chưa ai thực hiện được.
Ông Liang Shi coi việc thi đại học là quyết tâm lớn của cuộc đời
Năm 1983, ông Liang thi đại học lần đầu tiên. Dù gia đình, thầy cô tích cực khuyến khích và động viên, ông vẫn trượt 3 năm liên tiếp vì quá lười. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông Liang buộc phải ngừng việc học để đi làm kiếm sống.
Tuy vậy sau đó, ông Liang vẫn canh cánh trong lòng về ước nguyện của cha mẹ. Từ năm 1987 đến 1991, ông đăng ký thi Gaokao nhưng liên tục trượt. Tưởng chừng sự quyết tâm của Liang phải dừng chân do quá tuổi thi đại học thì tới năm 2001, Trung Quốc bãi bỏ quy định về tuổi đối với người thi cao khảo.
Video đang HOT
Ông tâm sự rằng muốn tìm một môi trường đại học thật tốt thay vì kiếm bằng thông thường
Ông Liang miệt mài tại các lớp luyện thi Gaokao
Năm 2002, ông Liang tiếp tục điền hồ sợ đăng ký thi GaokaoNăm 2016, ông Liang đạt 453 điểm. Năm 2018, điểm số của ông lên mức 469 điểm, vừa đủ để đỗ đại học. Dù kết quả lần này tốt hơn lần trước nhưng ông không nhập học vì cho rằng thành tích này vẫn chưa đủ tốt.
Nhiều người tò mò về hành trình thi cử hơn 20 lần của thí sinh cao tuổi này. Điều ấy khiến Liang Shi thấy áp lực. Ông khẳng định mình đang tìm kiếm một môi trường đại học thật sự tốt chứ không ham thi ‘cho có’ để lấy bằng như mọi người vẫn kháo nhau.
Tự nhận mình đã bắt đầu chậm chạp, tiếp thu và phản ứng chậm hơn nhưng ông Liang vẫn giữ nguyên quyết tâm của mình. Câu chuyện của ông, thoạt tiên nghe có vẻ kỳ lạ, dần trở thành động lực cho các sĩ tử Gaokao khác.
Cả trường chưa đầy 10 người đỗ đại học
Đó là thời tôi đi học, năm 2003. Khi đó, chúng tôi trải qua một kỳ thi tốt nghiệp THPT, nếu đậu kỳ thi này mới được thi đại học.
ThS Nguyễn Thái Châu - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính, marketing (phải) - tư vấn về chọn ngành, chọn nghề cho học sinh tỉnh Bình Dương - Ảnh: NH.HUY
Thi tuyển sinh thời điểm đó theo phương án 3 chung (đề, ngày thi và chung điểm sàn) nên việc thi tuyển như một ngày hội của cả nước. Tất cả đều dồn sức cho kỳ thi này với nỗ lực ít nhất phải trên hoặc bằng điểm sàn do Bộ GD-ĐT đưa ra thì mới mong đỗ đại học.
Năm thi đó, cả trường tôi có chưa đầy 10 người đỗ đại học. Do vậy, ai đỗ đại học thật sự rất vinh dự.
Ngoài phần thưởng của nhà trường, ghi danh vào "bảng vàng" truyền thống thì địa phương còn dành phần thưởng khích lệ, động viên tinh thần, nhắn nhủ tân sinh viên sau khi học xong đại học thì về quê làm việc...
Nói như vậy để thấy rằng ngày nay việc đậu đại học sao trở nên quá dễ dàng. Ví dụ như cách đây ít hôm, trên Tuổi Trẻ đăng trường hợp một trường ở Phú Quốc, Kiên Giang có đến 191 em cùng trúng tuyển vào một trường đại học. Và đây không phải là cá biệt.
Nguyên nhân đến từ sự cạnh tranh tuyển sinh giữa các trường đại học, khi ngành và chỉ tiêu tuyển mở ra ngày càng nhiều nhưng người học không tăng lên, ngược lại còn giảm đi do tỉ lệ sinh ngày càng thấp.
Việc gần như tỉnh nào cũng có trường đại học (do nâng từ cao đẳng lên và mở thêm) đã tạo nên hiện tượng người người, nhà nhà học đại học.
Lại nhớ, con số cử nhân và sau đại học thất nghiệp lên tới gần 200.000 người được Bộ LĐ-TB&XH công bố trước đây, khiến nỗi lo về hiện tượng tuyển sinh ồ ạt, dễ dàng hiện nay sẽ lại tạo ra áp lực trong việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này trong tương lai.
Các đại học có quyền cạnh tranh trong tuyển sinh nhưng đừng tuyển sinh bất chấp, vì hệ lụy là khó lường, trong đó có hiện tượng thất nghiệp của cử nhân. Và trước mắt khiến cho việc vào đại học trở nên mất giá, bởi đó là cửa vào quá sức rộng!
Cuối cùng, cử nhân thất nghiệp gây ra tổn hại rất lớn, vì lẽ ra, nếu định hướng từ đầu - để họ học nghề (trung cấp, cao đẳng) thì họ sẽ ra trường và đi làm sớm hơn, đỡ tốn kém chi phí, công sức và thời gian đào tạo.
Cách tính điểm 'lạ' có thể khiến thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học Có những trường hợp có điểm bằng hoặc hơn mức điểm chuẩn mà trường công bố song vẫn trượt, lý do lại là do cách tính điểm chuẩn khác với cách tính thường lệ. Các thí sinh thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội hẳn "ngấm" nhất về điều này. Nhiều thí sinh trượt đại học mơ ước dù có mức điểm không...