Định hướng nghề nghiệp tương lai cho con cái: Cha mẹ nên làm gì?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, đó cũng là lúc các bậc phụ huynh “đau đầu” với việc chọn trường, chọn ngành cho con.
Vai trò quan trọng
Càng gần đến kỳ thi tốt nghiệp THPT là thời điểm các bậc phụ huynh và các em học sinh càng quan tâm tới việc đưa ra quyết định cho nghề nghiệp trong tương lai của con em mình.
Đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, việc định hướng nghề nghiệp cha mẹ cần bàn bạc với con cái từ khi các em còn đang học những năm đầu THPT rồi chứ không đợi tới gần kỳ thi mới thực hiện.
Việc định hướng nghề nghiệp sớm cho các em học sinh tại gia đình và nhà trường rất quan trọng.
“Trong việc lựa chọn nghề nghiệp, cha mẹ ngay từ những năm đầu học THPT đã phải giúp con em mình tìm hiểu hệ thống nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động, đòi hỏi của nghề nghiệp đối với mỗi học sinh, qua đó biết được mình thích làm gì và phù hợp với nghề nghiệp nào”, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói.
Cùng với đó, vị ĐBQH khóa XII này cũng cho rằng cha mẹ cần phải trao đổi, trò chuyện với con em mình để nghe các con nói lên nguyện vọng của mình rồi đưa ra các định hướng để cùng bàn bạc, phân tích và cuối cùng để các con có sự lựa chọn đúng đắn.
Video đang HOT
Trước mỗi kỳ thi, phụ huynh có thể có những thông tin tham khảo liên quan đến các trường đại học năm ngoái, năm kia tuyển sinh số lượng là bao nhiêu, lấy điểm chuẩn như thế nào,… để tính toán khả năng con em mình có thể vào trường nào trong số những trường mà mình cảm thấy phù hợp.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng.
Đồng quan điểm, Thạc sĩ Lương Thị Hạnh Ngân (Dự án Xã hội hóa Giáo dục Đích thực) cho rằng,việc định hướng nghề nghiệp cho các em không phải nằm ở giai đoạn trước khi thi tốt nghiệp THPT.
“Việc định hướng nghề nghiệp trong giai đoạn này giống như việc chữa cháy vậy. khi căn nhà đã bị lửa thiêu rụi đồ đạc mới nghĩ xem dập lửa thế nào và cứu đồ, cứu người ra sao thay vì ngay từ lúc đầu ta đã có những hoạt động chăm sóc nhà cửa, bảo trì, bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho căn nhà đó”, Thạc sĩ Lương Thị Hạnh Ngân nói
Đứa trẻ lớn lên nhưng chưa được trang bị đầy đủ hành trang vào đời, chúng được giáo dục để trở nên phụ thuộc rồi, thì lúc đó sẽ cần đến việc định hướng nghề nghiệp. Lúc này, những hoạt động định hướng nghề nghiệp có vai trò giống như những sự gợi ý cho trẻ “chọn tạm” cho hành trình ngắn ngủi phía trước mặt, để tránh rơi vào tình trạng hụt hẫng vì không biết tiếp theo mình cần phải làm gì…
Để con lựa chọn con đường phù hợp
Trước thực trạng hiện nay nhiều bậc phụ huynh vẫn có suy nghĩ nhất định con em mình phải thi vào các trường đại học thay vì đi học nghề, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng việc định hướng nghề nghiệp cần phải căn cứ vào năng lực, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi học sinh, từ đó mới quyết định nên đi theo hướng nào cho phù hợp.
“Nếu con đường đi học đại học mà có cơ hội phát triển thì tôi nghĩ rằng lựa chọn đó là đúng đắn nhưng trong trường hợp đi thi cốt chỉ để lấy cái tiếng đỗ đại học thì không cần thiết mà lúc đó cần phải tính một con đường khác như có thể đi học nghề, mà học nghề sau này vẫn có thể tiếp tục học lên nếu có điều kiện”, GS Nguyễn Minh Thuyết nói.
Càng gần đến kỳ thi tốt nghiệp THPT là thời điểm các bậc phụ huynh và các em học sinh càng quan tâm tới việc đưa ra quyết định cho nghề nghiệp trong tương lai của con em mình.
Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, việc phó mặc cho con em tự quyết là không nên bởi các em còn ít tuổi, chưa đủ kinh nghiệm để lựa chọn. “Cha mẹ cũng không nên áp đặt nghề nghiệp cho con em mình, bởi vì nếu những nghề đó không phù hợp với sở thích, sở trường của các con thì sẽ rất khó phát triển”, ông nói.
Trong khi đó, Thạc sĩ Lương Thị Hạnh Ngân cho rằng, đứng trước một bước ngoặt mới trong cuộc đời của những bạn học sinh – giai đoạn tốt nghiệp phổ thông hầu như các bạn đều rơi vào trạng thái băn khoăn và chọn lựa. Không có nhiều em có trong mình một mục đích sống, một con đường, một chí hướng, một lộ trình rõ ràng.
“Đa phần trong số các em được gieo cho một “nhiệm vụ” trong cuộc đời đó là có một công việc, có một sự nghiệp riêng. Vậy là các em có một hướng để phấn đấu đó là tìm nghề. Nhưng nghề nào, nghiệp nào là phù hợp với các em, phù hợp với khả năng cũng như ước nguyện của các em? Trong khi các em đang trải qua giai đoạn đầy hoài bão, đầy mơ mộng, đầy khao khát nhưng sự hiểu biết mặc dù vốn sống còn rất ít ỏi”, Thạc sĩ Lương Thị Hạnh Ngân phân tích.
Việc cần làm nhất của các bậc phụ huynh là giáo dục các em từ khi các em là một đứa trẻ, giúp các em nhìn nhận được bản thân mình hướng đến những giá trị bền vững.
Các em mong muốn mình được trưởng thành, hạnh phúc và có được một cuộc tốt đẹp, được trở thành người có ích và có giá trị, mong muốn được góp sức mình tạo ra những thứ có ý nghĩa nhất.
“Việc “Định” một “Hướng” “nghề nghiệp” nào đó cho các em là một công việc giúp các em giảm bớt việc trải qua những mất mát, thừa thãi không cần thiết để có thể biến ước mơ thành hiện thực, để đạt được mục tiêu trưởng thành – hạnh phúc – sống tốt”, Thạc sĩ Lương Thị Hạnh Ngân nói.
Đặc biệt, chuyên gia này cho rằng việc của cha mẹ đó là giáo dục các em từ khi các em là một đứa trẻ, giúp các em nhìn nhận được bản thân mình, giúp các em biết điều ý nghĩa mà các em cần hướng đến thực sự là gì, bền vững nhất là gì.
“Giáo dục, định hướng cho con không phải là những thứ hời hợt như một vợ, hai con, ba lầu, bốn bánh, năm châu…. mà phải hướng tới thứ mà khiến con trở thành một con người đàng hoàng và đứng giữa trời đất chẳng phải sợ hãi điều gì. Muốn vậy, chính bản thân cha mẹ cần tự định hướng cho mình và tự đánh giá được chính mình”, Thạc sĩ Lương Thị Hạnh Ngân chia sẻ.
Gần 2.000 học sinh, sinh viên Thanh Hóa được tư vấn, giới thiệu việc làm
Ngày 16/4, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá đã tổ chức Ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên năm 2021. Tại đây, đã có gần 2.000 học sinh, sinh viên được tư vấn, giới thiệu việc làm...
Các học sinh, sinh viên được các đơn vị tư vấn, giới thiệu việc làm
Tham gia ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm có 17 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tại đây, các em học sinh, sinh viên đã được tư vấn đã giới thiệu, định hướng nghề nghiệp, từ đó các em sẽ định hướng, chọn cho mình ngành, nghề phù hợp với chuyên môn được đào tạo, giúp tìm kiếm công việc làm phù hợp với bản thân.
Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm là nhịp cầu kết nối giúp học sinh, sinh viên tiếp xúc, thể hiện năng lực bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm đúng chuyên ngành đào tạo tại các đơn vị, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa.
Được biết, thời gian qua, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng, tổ chức chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giúp các học sinh, sinh viên chọn cho mình ngành nghề học, việc làm phù hợp với năng lực bản thân.
Đăng ký xét tuyển đại học thế nào để tăng tỷ lệ đỗ? Các chuyên gia cho rằng, thí sinh cần cân nhắc chọn ngành rồi mới chọn trường. Với mỗi ngành cần chú ý đến phương thức tuyển sinh, lựa chọn những phương thức phù hợp để tối đa hóa cơ hội trúng tuyển. Thời gian đăng ký xét tuyển đại học đang đến gần, thời điểm này, bài toán chọn ngành, chọn trường cũng...