Định hình phát triển cho vùng “tâm điểm vàng” kết nối giao thông
Vùng H.Thống Nhất với trung tâm là TT.Dầu Giây được xem là “điểm nút” giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, lợi thế từ mạng lưới giao thông cũng được xác định là động lực chính để phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
Huyện Thống Nhất là điểm nút giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong ảnh: Nút giao giữa đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và quốc lộ 1 trên địa bàn TT.Dầu Giây, H.Thống Nhất
* Hạ tầng giao thông là động lực phát triển
Huyện Thống Nhất được xem là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất không chỉ của tỉnh Đồng Nai mà còn của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện nay, trên địa bàn huyện có hàng loạt tuyến giao thông kết nối huyết mạch đã được xây dựng như: tuyến đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1, quốc lộ 20, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Cùng với đó, nhiều tuyến giao thông quy mô quốc gia cũng đang và sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian sắp tới như đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây; đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Với vị trí “đầu mối” của các tuyến giao thông kết nối, hạ tầng giao thông cũng chính là lợi thế hàng đầu để định hình hướng phát triển của vùng H.Thống Nhất.
Theo Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (thuộc Bộ Xây dựng), đơn vị thực hiện lập quy hoạch xây dựng vùng H.Thống Nhất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với lợi thế về hạ tầng giao thông, vùng H.Thống Nhất có thế mạnh để phát triển trên nhiều lĩnh vực như: phát triển vùng đô thị, công nghiệp tập trung chuyên ngành nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, thương mại – dịch vụ ở quy mô cấp vùng.
Kiến trúc sư Nguyễn Chí Hùng, Chủ nhiệm đồ án quy hoạch xây dựng vùng H.Thống Nhất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho rằng, dựa trên các trục giao thông kết nối hiện có, đồ án đã xác định 2 trục phát triển chính cho vùng H.Thống Nhất gồm trục phát triển Bắc – Nam bám theo quốc lộ 20, là trục liên kết hầu hết trung tâm các xã với hạt nhân trung tâm là đô thị Dầu Giây và trục phát triển Đông – Tây bám theo quốc lộ 1, là trục đối ngoại quan trọng liên kết H.Thống Nhất với 2 đô thị lớn là TP.HCM và TP.Biên Hòa.
Video đang HOT
Về định hướng phát triển không gian, theo kiến trúc sư Nguyễn Chí Hùng, vùng H.Thống Nhất được đề xuất có 4 khu vực phát triển. Cụ thể 4 khu vực phát triển của vùng H.Thống Nhất gồm: khu vực phát triển 1 là khu vực giao lộ của các tuyến giao thông chính như: đường sắt Bắc – Nam, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, quốc lộ 1, quốc lộ 20…; khu vực phát triển 2 là khu vực phía Nam của huyện với trục liên kết chính là tỉnh lộ 769; khu vực phát triển 3 là khu vực phía Tây Bắc của huyện với trục liên kết chính là đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú và khu vực phát triển 4 là khu vực phía Bắc của huyện với trục liên kết chính là quốc lộ 20. “Việc phân chia các vùng phát triển được dựa trên các đường giao thông chính, hướng tới khu vực trung tâm hạt nhân là TT.Dầu Giây” – kiến trúc sư Nguyễn Chí Hùng cho biết.
* Xác định lợi thế phát triển từ 3 tuyến giao thông mở mới
Ngoài hàng loạt tuyến giao thông quan trọng đã được quy hoạch, lợi thế về hạ tầng giao thông của vùng H.Thống Nhất còn được “nâng tầm” khi trong quy hoạch giao thông vận tải đường bộ tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sẽ có thêm nhiều tuyến đường giao thông quan trọng được mở mới đi qua địa bàn.
Ông Vũ Xuân Dự, Trưởng phòng Kế hoạch – tài chính (Sở GT-VT) cho biết, trong 4 tuyến đường mở mới được bổ sung vào quy hoạch giao thông vận tải đường bộ tỉnh có đến 3 tuyến đường đi qua địa bàn H.Thống Nhất. “Đơn vị tư vấn cần cập nhật 3 tuyến đường này vào đồ án, trên cơ sở đó có các quy hoạch phù hợp, khai thác tối đa lợi thế để phát triển kinh tế, hạ tầng của địa phương. Hiện nay do chưa cập nhật nên trong đồ án chưa định hướng được hướng phát triển cụ thể” – ông Vũ Xuân Dự đề nghị.
Đồng thuận với đề nghị trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho rằng, 3 tuyến đường giao thông mở mới được bổ sung vào quy hoạch là những trục giao thông rất quan trọng. Do đó, cần nhanh chóng được cập nhật vào quy hoạch vùng để tính toán khai thác tối đa lợi thế phát triển từ sự đồng bộ của mạng lưới giao thông. “Khi có những trục giao thông quan trọng được quy hoạch mở mới qua địa bàn thì địa phương cần tính toán ngay các trục “xương cá” kết nối với các trục này để định hình các vùng phát triển” – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh.
Góp ý thêm cho đồ án quy hoạch vùng H.Thống Nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng đề nghị cần tính toán kỹ quy hoạch mạng lưới giao thông kết nối với đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đã có trong quy hoạch. Theo đó, địa phương cần rà soát cụ thể các đường ngang để có kế hoạch xây dựng các hầm chui, cầu vượt để khi làm việc với Bộ GT-VT thì phải có quy hoạch cụ thể. Hạn chế tối đa việc phải xây dựng các đường gom lên đường cao tốc vì rất phức tạp khi thực hiện.
Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, sau năm 2025, khi cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 hoàn thành xây dựng, các trục đường cao tốc cơ bản hoàn thành, động lực phát triển của vùng H.Thống Nhất sẽ tăng thêm. Do đó, việc quy hoạch cần thực hiện kỹ càng, phát huy lợi thế của “từng mét đất”.
Hạ tầng sẽ dẫn dắt kinh tế phát triển. H.Thống Nhất có lợi thế khi có rất nhiều quy hoạch, nhất là quy hoạch giao thông đi qua địa bàn. Do đó, quy hoạch vùng phải xác định được Thống Nhất cần làm gì để tạo đột phá cho giai đoạn tới” – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng yêu cầu.
Đắk Lắk cần chú trọng nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Chiều 12/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021.
Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng chúc mừng tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Tỉnh đã vượt qua khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của dịch COVID-19 để hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển mà Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra từ đầu năm, nhất là việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giảm nghèo bền vững... Đắk Lắk đã có nhiều đổi mới trong xây dựng Nghị quyết, tuyển chọn, bố trí cán bộ như: thí điểm tuyển chọn Bí thư Huyện ủy, thi tuyển chức danh Giám đốc Sở Công Thương...
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh yêu cầu ưu tiên hàng đầu trong năm 2021 của tỉnh Đắk Lắk là giữ vững ổn định chính trị, chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, đồng thời triển khai ngay khi có Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ tỉnh; có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phân công cán bộ gắn trách nhiệm rõ ràng.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng yêu cầu tỉnh Đắk Lắk thực hiện tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đắk Lắk phải làm chặt chẽ, bài bản, rà soát lại tất cả các địa bàn để bảo đảm tốt nhiệm vụ này.
Đối với công tác cán bộ, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm sự hài hòa, đoàn kết, làm tốt công tác tư tưởng, rõ trách nhiệm.
Cùng với những nhiệm vụ trên, Đắk Lắk triển khai ngay việc thực hiện nội dung Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt "Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030" và các chương trình mục tiêu quốc gia khác. Đắk Lắk được chọn làm điểm thực hiện Đề án ở khu vực Tây Nguyên nên tỉnh cần chú trọng phối hợp với các bộ, ngành Trung ương thực hiện tốt và hiệu quả nhằm nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội yêu cầu Đắk Lắk hoàn thành tốt việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa...
Đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Báo cáo với Đoàn công tác tại buổi làm việc, ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, năm 2020, tỉnh đã thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Sau thời gian giãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh dần phục hồi và duy trì phát triển. Đặc biệt, Đảng bộ tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 và tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh.
Vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh và các yếu tố bất lợi gây ra, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk vẫn đạt mức khá, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ổn định; huy động vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức bán lẻ hàng hóa, số doanh nghiệp thành lập mới tăng hơn so với năm 2019. Giá trị tổng sản phẩm quốc dân (GNP) đạt 61.800 tỷ đồng, tăng 9,86% so với năm 2019; thu ngân sách đạt gần 8.400 tỷ đồng; gần 1.600 doanh nghiệp mới được thành lập (tăng khoảng 16% so với năm 2019); tỷ lệ hộ nghèo 4,97%... Các hoạt động văn hóa, thể thao, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện, đảm bảo đời sống của người dân. Công tác quản lý đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng. Cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh có nhiều tiến bộ. Quốc phòng an ninh tiếp tục được tăng cường, giữ vững...
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường cho biết, trong năm 2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như: Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, các Nghị quyết Đại hội cấp trên cơ sở và cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025; trong đó chú trọng xây dựng, ban hành 18 nghị quyết, đề án, chương trình... Tỉnh tổ chức tốt việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo đúng quy định; tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng; hoàn thiện quy hoạch kinh tế - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, nhất là quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột theo Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 103-NQ/CP của Chính phủ.
Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số công trình trọng điểm, dự án lớn tạo động lực cho sự phát triển như: Dự án đường Đông - Tây, hồ Ea Tam...; giải quyết dứt điểm một số vụ tranh chấp khiếu kiện; vấn đề đất lâm nghiệp; tranh chấp đất đai tại một số công ty lâm, nông nghiệp...
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Trước đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã đi thăm, chúc Tết một số đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk.
Bí thư tỉnh ủy Bến Tre Phan Văn Mãi chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số Bến Tre là tỉnh có nhiều tiềm năng nhưng mức phát triển vẫn còn thấp ở đồng bằng sông Cửu Long. Làm sao để Bến Tre phát triển đột phá là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền, đảng bộ và nhân dân Bến Tre trong thời gian tới. Lời toà soạn: Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển...