Siêu dự án cao tốc Bắc – Nam: Cú hích lớn cho kinh tế đất nước

Theo dõi VGT trên

Cao tốc Bắc – Nam sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ tạo nên cú hích rất lớn cho phát triển kinh tế – xã hội của nhiều địa phương.

Từ tuyến cao tốc đầu tiên

Cuối tháng 11/2017, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020. Đến ngày 30/9/2020, với việc 3 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam gồm đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45, đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết và đoạn Phan Thiết – Dầu Giây đồng loạt được khởi công, trục cao tốc xuyên Việt đầu tiên của Việt Nam đang từng bước thành hình.

Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 2 thập kỷ, năm 1998 được coi là dấu mốc đặc biệt đối với ngành GTVT khi tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam là Pháp Vân – Cầu Giẽ được khởi công (lúc này chưa được coi là đường cao tốc). Đến năm 2002, khi dự án hoàn thành và đưa vào khai thác, Bộ GTVT có Quyết định 2047/2002/QĐ-BGTVT trong đó tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ được gọi là “đường khai thác theo tốc độ cao”.

Siêu dự án cao tốc Bắc - Nam: Cú hích lớn cho kinh tế đất nước - Hình 1
Phát triển hạ tầng giao thông góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế. Ảnh: Phạm Hùng

Video đang HOT

Năm 2013, đề xuất nâng cấp đường Pháp Vân – Cầu Giẽ lên thành đường cao tốc được chấp thuận. Đến nay, tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn được coi là nền móng đầu tiên của đường cao tốc ở nước ta.

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020, giai đoạn 2016 – 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021, nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2021 – 2025 của ngành GTVT, Bộ GTVT cho biết, tính đến tháng 12/2020, cả nước đã có 1.163km đường cao tốc đưa vào khai thác. Trong đó, riêng giai đoạn 2011 – 2020 đã có tới 1.074km cao tốc được hoàn thành. Như vậy, tính từ khi tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đưa vào khai thác năm 2002 với chiều dài 32,3km thì trong hai thập kỷ qua, hệ thống đường cao tốc của Việt Nam đã có sự bứt phá thần tốc. Trong đó, sự ra đời của siêu dự án cao tốc Bắc – Nam chính là cột mốc quan trọng nhất.

Ngày 21/1/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, nối từ Hà Nội đến Cần Thơ, với tổng vốn đầu tư trên 300.000 tỷ đồng. Tuyến cao tốc này có chiều dài khoảng 1.811km, bao gồm 16 đoạn tuyến, quy mô 4 – 8 làn xe với lộ trình xây dựng đến năm 2030.

Năm 2016, Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411km. Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 52/2017/QH14 về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Trước mắt đầu tư 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh với tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, trong đó có 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP.

Lợi thế vượt trội

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Hữu Đức – có kinh nghiệm nhiều năm làm cố vấn cao cấp cho Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng, hạ tầng giao thông luôn là nguồn động lực rất lớn cho sự phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào. So với các tuyến đường bộ thông thường khác như quốc lộ, tỉnh lộ…, cao tốc có lợi thế vượt trội, giúp phương tiện đi nhanh hơn nên tiết kiệm nhiên liệu, thời gian di chuyển, giảm ùn tắc giao thông…

PGS.TS Ngô Trí Long – chuyên gia kinh tế khẳng định, cao tốc Bắc – Nam sẽ là trục xương sống của mạng lưới giao thông quốc gia, do khả năng tiếp cận đa dạng của các đối tượng khai thác. Hệ thống đường giao thông Việt Nam đã hình thành một trục dọc với Quốc lộ 1. Cùng với đó, những tuyến đường xuyên tâm chạy từ Đông sang Tây cũng tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, do đặc thù giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 là giao thông hỗn hợp, dân cư sinh sống dọc hai bên nên tốc độ khai thác thấp, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện vận tải, áp lực giao thông ngày càng gia tăng.Hiện trạng tuyến đường này không thể nâng cấp mở rộng được, bởi sẽ ảnh hưởng đến dân sinh, khối lượng GPMB, chi phí đầu tư lớn và hiệu quả không cao. “Sự xuất hiện của cao tốc Bắc – Nam với những tiêu chuẩn của đường chất lượng cao sẽ khắc phục được hạn chế này của mạng lưới giao thông hiện nay” – PGS.TS Ngô Trí Long nói.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, sau khoảng 2 năm nữa, khi dự án cao tốc Bắc – Nam hoàn thành thi công 654km, Việt Nam sẽ có được tuyến đường cao tốc tốt nhất đi qua nhiều địa phương, chạy dọc theo chiều dài đất nước, kết nối rất nhiều cảng biển, cảng hàng không lớn từ Bắc đến Nam.

Đặc biệt, tuyến cao tốc này còn kết nối với nhiều tuyến quốc lộ, khu vực xung quanh tuyến đường cao tốc, các địa phương có thể xem xét để quy hoạch lại khu kinh tế, khu công nghiệp, dựa vào lợi thế của đường cao tốc để phát triển kinh tế, tạo nguồn công ăn việc làm. “Về lâu dài, cao tốc Bắc – Nam sẽ tác động rất lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương” – Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nói.

Cả nước chung tay phòng, chống dịch Covid-19

Bước vào năm 2020, dịch Covid-19 (được đ.ánh giá là dịch bệnh tồi tệ nhất trong khoảng 100 năm trở lại đây) bùng phát ở nhiều nước đã tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng đồng quốc tế, tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu.

Cả nước chung tay phòng, chống dịch Covid-19 - Hình 1

Triển khai tiêm thử nghiệm vắc-xin phòng Covid-19 do Việt Nam sản xuất. Ảnh: MINH QUYẾT

Tại nước ta, với chiến lược phù hợp và sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành liên quan, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế đ.ánh giá là một trong số ít quốc gia có hoạt động chống dịch hiệu quả nhất trong bối cảnh là nước có thu nhập trung bình thấp, đầu tư cho y tế còn nhiều hạn chế.

Tinh thần "Chống dịch như chống giặc"
Ngay từ khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên (ngày 23-1-2020), trên cơ sở kinh nghiệm trong việc phòng, chống dịch SARS (năm 2003), cúm A/H1N1 (năm 2009), Việt Nam đã triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của dịch bệnh. Đáng chú ý, khi tình hình diễn biến phức tạp và lan rộng tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch Covid-19. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và đúng đắn ngay từ rất sớm, mang lại hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 được thành lập đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân.
Sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, thống nhất chỉ đạo quyết liệt và xuyên suốt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các cấp ủy đảng với sự nỗ lực triển khai của chính quyền các cấp là một nét rất đặc trưng của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Với sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương với tinh thần "chống dịch như chống giặc", toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc và huy động được sự tham gia của toàn thể người dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội để thực hiện các biện pháp chống dịch một cách mạnh mẽ, huy động được các nguồn lực lớn trong thời gian ngắn phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
Đã có nhiều biện pháp quyết liệt lần đầu được áp dụng trong công tác phòng, chống dịch như: hạn chế nhập cảnh, tiến tới dừng nhập cảnh đối với tất cả người từ nước ngoài vào Việt Nam, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài về, truy vết người tiếp xúc trên diện rộng... Công tác chống dịch đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị của Bộ Y tế; giữa Bộ Y tế với các bộ, ngành liên quan và với các địa phương, qua đó đã huy động được sức mạnh tổng lực với sự tham gia, đồng lòng của toàn thể người dân trong việc ứng phó dịch Covid-19. Trong các hoạt động chống dịch, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc đồng bộ và luôn đề cao cảnh giác, triển khai cao hơn một bước so với thực tế cần thiết. Thực tế triển khai hoạt động chống dịch tại các địa phương cũng cho thấy có sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự đoàn kết, tương trợ giữa các đơn vị trong ngành y tế, giữa các địa phương trong cả nước.
Ngay từ những ngày đầu khi dịch xảy ra, Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới để chia sẻ thông tin, đ.ánh giá tình hình và đề ra các biện pháp chống dịch quyết liệt nhưng hợp lý. Bên cạnh đó, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam cũng đã thể hiện là quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế thông qua việc hỗ trợ các trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch cho một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Chúng ta đã quan tâm chăm sóc, điều trị cho người nước ngoài tại Việt Nam, được bạn bè quốc tế đ.ánh giá cao.
Bài học về "thần tốc và truy vết"
Thực tế chống dịch Covid-19 tại Việt Nam ngay từ ngày đầu cho đến nay được các cơ quan chuyên môn đề ra một chiến lược hợp lý và duy trì xuyên suốt, nhất quán và được chứng minh qua thực tiễn là phù hợp và hiệu quả. Chiến lược đó là: "ngăn chặn; phát hiện; cách ly; khoanh vùng dập dịch và điều trị hiệu quả". Theo PGS, TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ T.Ư (người luôn có mặt ở các điểm nóng của dịch Covid-19), trong chống dịch tại thực địa thì việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo chiến lược "phát hiện; cách ly và khoanh vùng dập dịch" là hết sức quan trọng và đóng vai trò then chốt cho chống dịch thành công. Khi ca bệnh Covid-19 xảy ra trong cộng đồng việc đầu tiên phải làm chính là truy vết tất cả những người tiếp xúc với người bệnh để tổ chức cách ly. Những người tiếp xúc gần với người bệnh (F1), là những người có nguy cơ rất cao bị lây bệnh và có thể sẽ trở thành nguồn lây nguy hiểm trong cộng đồng, cho nên việc truy vết F1 ngay khi phát hiện ca bệnh là yếu tố cực kỳ then chốt, quyết định trong việc chống dịch với nguyên tắc truy vết là phải "thần tốc và triệt để".
Theo các nhà dịch tễ, khi truy vết không nên hỏi ngay người bệnh vào chi tiết những người tiếp xúc mà phải xác định các "mốc dịch tễ" trước - bởi đây là những đầu mối dịch tễ lớn sau đó mới truy vết đến từng người tiếp xúc. "Mốc dịch tễ" chính là những địa điểm/sự kiện mà người bệnh đã đến, đã tham dự trong thời gian từ ba ngày trước khi khởi phát đến khi người bệnh được cách ly y tế. Truy các "mốc dịch tễ" rất quan trọng để từ đó mới truy ra từng cá nhân F1, nếu bị bỏ quên "mốc dịch tễ" thì có nghĩa rất nhiều F1 sẽ bị bỏ sót. Một người bệnh thường đi nhiều nơi, tham gia rất nhiều hoạt động nên có rất nhiều "mốc dịch tễ" ở nhiều địa điểm khác nhau cần phải điều tra. Cho nên để truy vết thần tốc thì nhóm điều tra ban đầu khi phát hiện được các "mốc dịch tễ" phải báo ngay về bộ phận đầu mối bằng mọi phương tiện nhanh nhất. Căn cứ vào các "mốc dịch tễ" nhận được, bộ phận đầu mối ngay lập tức cử nhiều đội truy vết đồng loạt tới các địa điểm có "mốc dịch tễ" để truy vết F1. Trong trường hợp một số "mốc dịch tễ" nằm ngoài địa bàn quản lý thì bộ phận điều phối sẽ liên hệ và thông báo "mốc dịch tễ" cho các đơn vị liên quan để phối hợp điều tra truy vết ngay. Có những "mốc dịch tễ" không chỉ ở một địa phương mà còn liên quan đến nhiều địa phương khác, cho nên phải có sự liên hệ các địa phương để đồng loạt ra quân truy vết F1 tại các mốc dịch tễ đó. Cách làm này đã giúp cho việc truy vết được thần tốc và toàn diện. Còn nếu chỉ cử một đội truy vết làm từ đầu đến cuối thì có thể phải mất vài ngày đến hàng tuần cũng không truy vết xong được F1 và như vậy sẽ không bảo đảm tốc độ của việc chống dịch.
Tập trung cao độ để đạt mục tiêu kép
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam đã và đang được kiểm soát tốt. Kết quả đó là t.iền đề để Chính phủ chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Cả nước đang trong tình trạng "bình thường mới", nhưng để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu kép đó cần tiếp tục phát huy các thành quả đạt được, quyết tâm khống chế và kiểm soát tốt dịch bệnh.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực. Để tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu kép vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cần thực hiện các giải pháp cụ thể như sau: Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về nhập cảnh, giám sát, cách ly y tế, phòng, chống Covid-19, nhất là các điều kiện trước khi nhập cảnh (giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, giấy khai báo y tế...), việc đưa đón từ cửa khẩu, các khu vực cách ly y tế đối với người nhập cảnh (bao gồm khu cách ly trong, ngoài quân đội có thu phí) tuyệt đối không để lây lan trong khu vực cách ly, lây lan ra cộng đồng; bảo đảm việc xét nghiệm đúng số lượng, thời gian, đối tượng. Tiếp tục quản lý chặt chẽ xuất nhập cảnh qua biên giới, đặc biệt chú trọng quản lý các đối tượng chuyên gia, lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc, các đối tượng nhập cảnh trái phép; đồng thời tiếp tục triển khai nghiêm việc tổ chức thực hiện cách ly theo hướng dẫn của ngành y tế.
Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng bản đồ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với từng cơ sở y tế, trường học, khách sạn... để các cơ sở tự theo dõi, người dân, chính quyền giám sát thực hiện. Tuyên truyền hướng dẫn cộng đồng thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt thông điệp 5K gồm: khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế. Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất, cung ứng sinh phẩm xét nghiệm, chẩn đoán nhanh, vắc-xin trong nước để tiến tới tự chủ về công nghệ sản xuất, có thể xuất khẩu. Trước mắt, chủ động tiếp cận các nguồn vắc-xin phòng Covid-19 trên thế giới để sớm mua được vắc-xin sử dụng phòng bệnh cho cộng đồng. Mặt khác, rà soát, cập nhật các kịch bản phòng chống dịch, chuẩn bị ứng phó với tình huống xấu nhất trong mùa đông năm nay, Tết dương lịch và Tết âm lịch sắp tới...
Kết thúc năm 2020, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp khi số lượng các ca mắc mới tiếp tục tăng ở nhiều nước và đã ghi nhận sự xuất hiện biến thể mới của vi-rút SARS-CoV-2. Hơn lúc nào hết, rất cần sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả của các quốc gia, các tổ chức quốc tế để thắp lên hy vọng sớm khống chế đại dịch nguy hiểm này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giáo hội kỷ luật đại đức Thích Nhuận Đức sau các clip thuyết giảng trên mạng
22:03:54 06/06/2024
Mưa giông toàn miền Bắc, hơn 7.000 lượt sấm sét dội xuống Hà Nội
12:25:57 05/06/2024
Bộ Công an nêu các trường hợp phải đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1-7
08:30:08 06/06/2024
Hà Nội: Cháy căn hộ trong chung cư mini 9 tầng, 30 người tháo chạy thoát thân
16:48:40 05/06/2024
Nam thanh niên bế em bé, chạy xe máy lên đường Vành đai 3 trên cao
20:43:04 05/06/2024
Cô gái ở Hà Nội đi hái rau bị sét đ.ánh nguy kịch
12:53:58 05/06/2024
Công an TPHCM vào cuộc vụ người phụ nữ t.ử v.ong sau khi nâng mũi
23:56:39 06/06/2024
Giá vàng nhẫn lao dốc không phanh, có thương hiệu bán dưới 75 triệu đồng
21:34:15 05/06/2024

Tin đang nóng

Sở TT&TT TP.HCM xử lý đơn Hương Tràm tố cáo người tung tin đồn sang Mỹ sinh con
21:48:41 06/06/2024
Ca sĩ Chu Bin là ai?
21:34:47 06/06/2024
Trịnh Kim Chi mừng con gái lên chức giám đốc, Mai Phương Thuý xinh đẹp không ngờ
21:45:21 06/06/2024
Ca sĩ Chu Bin bị tạm giữ vì liên quan đến m.a t.úy
20:16:51 06/06/2024
Hoa hậu Hồng Kông từng phá sản, thế chấp vương miện giờ ra sao?
21:15:45 06/06/2024
Tung ảnh cưới, vợ hơn Huỳnh Anh 6 t.uổi: Tôi không đẹp nhưng có quyền được yêu
21:51:38 06/06/2024
Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM thu thập, xử lý vụ tài khoản Angela Phương Trinh phát ngôn sốc
21:18:50 06/06/2024
Diễn viên 'Đồng t.iền xương m.áu' tặng vợ trẻ 2 chiếc ô tô giá hơn chục tỷ đồng
21:56:26 06/06/2024

Tin mới nhất

TPHCM xuất hiện 4 ca mắc sởi đầu tiên năm 2024, lo ngại dịch bùng phát

19:37:48 06/06/2024
Sau hơn 1 năm không có ca bệnh, TPHCM đã xuất hiện 4 ca mắc sởi đầu tiên trong năm 2024, tất cả đều chưa tiêm vắc xin, nguy cơ xảy ra dịch sởi cận kề.

Vụ cháy ở Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất viện, cụ bà vẫn đang nguy kịch

16:59:12 06/06/2024
Liên quan tới vụ cháy nhà trọ (số 1, ngõ 43/98/31, phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), sức khỏe cụ bà 84 t.uổi vẫn trong tình trạng phức tạp. Còn cặp vợ chồng cố thủ trong nhà tắm đã xuất viện.

Âu trú bão ở Thanh Hóa bị người dân chiếm dụng, đặt lồng nuôi cá

14:46:36 06/06/2024
Khu vực mặt nước (neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão) dọc sông Bạng, thuộc 2 phường Bình Minh và Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn đang bị người dân chiếm dụng.

Nghệ An báo cáo Bộ Công an về 114 dự án cây xanh

14:36:58 06/06/2024
UBND tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo kết quả rà soát của 17 cơ quan, đơn vị thực hiện 114 dự án trồng và chăm sóc cây xanh từ năm 2019 đến nay.

Ngồi uống cà phê, một giáo viên bị tấm bê tông rơi trúng người t.ử v.ong

14:28:00 06/06/2024
Sự việc xảy ra khoảng 20h tối 5/6, chị N.T.T. (1985, trú thôn 11, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột) cùng 2 con nhỏ đi uống cà phê tại quán Nhà Bẹp trên địa bàn xã.

Chồng lái xe 7 chỗ bất ngờ tông trụ điện, người vợ t.ử v.ong thương tâm

14:25:23 06/06/2024
Ô tô 7 chỗ đang di chuyển trên tỉnh lộ ở Bình Phước thì bất ngờ tông trụ điện bên đường. Tai nạn làm tài xế bị thương nặng, người vợ ngồi bên cạnh t.ử v.ong.

Trẻ bị bỏ quên trên xe: Dù có lắp camera cũng không thể thay thế được con người

08:58:56 06/06/2024
Nếu các cá nhân thiếu trách nhiệm thì dù xe có lắp camera cũng không thể thay thế được con người , ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục t.rẻ e.m (Bộ LĐ-TB&XH) nhấn mạnh.

Lý giải việc sấm sét xuất hiện nhiều và cách phòng tránh

20:59:09 05/06/2024
Thời gian gần đây, liên tục xảy ra những vụ sét đ.ánh c.hết người như ở Long An, Thanh Hóa, Nam Định...Ngoài ra, chỉ trong thời gian từ 6 đến 9 giờ sáng nay (5-6), Hà Nội xuất hiện 10.212 cú sét, trong đó hơn 7.000 lần sét đ.ánh xuống đất.

Mưa dông, lốc, sét ở miền Bắc kéo dài đến hết ngày 9/6

20:51:48 05/06/2024
Chuyên gia dự báo thời tiết nhận định, mưa lớn và dông lốc, sét bắt đầu giảm dần. Nhưng vẫn còn duy trì mưa rào và dông đến hết ngày 9/6.

Đại sứ quán Mỹ tại Lebanon bị tấn công

20:20:41 05/06/2024
Quân đội Lebanon thông tin rằng các binh sĩ của họ đã n.ổ s.úng đáp trả một kẻ tấn công, người được cho là một công dân Syria. Tay s.úng bị thương và được đưa tới bệnh viện.

Kết quả nào cho Hội nghị hòa bình Ukraine?

14:32:32 05/06/2024
Hội nghị hòa bình Ukraine dự kiến diễn ra trong ngày 15 và 16/6 tại Lucerne, Thụy Sĩ theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Đá nặng 3 tấn lăn từ núi cao vào nhà làm 1 người t.ử v.ong

12:36:45 05/06/2024
Theo gia đình nạn nhân Hầu Mí V, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 1h30 ngày 5/6. Khi mọi người đang ngủ thì một tảng đá to khoảng 3 tấn lăn từ trên núi vào nhà khiến nạn nhân t.ử v.ong tại chỗ.

Có thể bạn quan tâm

Hồng Diễm, Lương Thu Trang được chuẩn bị 160 bộ đồ khi quay Trạm cứu hộ trái tim

Phong cách sao

01:35:16 07/06/2024
Stylist Khúc Mạnh Quân đã chuẩn bị hơn 160 bộ đồ cho Hồng Diễm và Lương Thu Trang trong suốt quá trình quay phim Trạm cứu hộ trái tim .

Phá ổ m.a t.úy tại nhà trọ trong thôn

Pháp luật

23:44:04 06/06/2024
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 6 bị can về tội mua bán trái phép chất ma tuý và tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

Có thể làm trắng da bằng chanh hay không? Người có đặc điểm này càng dùng càng thấy da xuống cấp, nổi mụn

Làm đẹp

23:37:10 06/06/2024
Chanh không chỉ là nguyên liệu phổ biến trong gian bếp mà còn là bí quyết dưỡng trắng da của chị em. Tuy nhiên, chị em cần biết cách sử dụng đúng và tránh những sai lầm phổ biến kẻo bị phản tác dụng.

Sáng sớm cầm 300.000 đồng ra chợ mua được gì cho 3 bữa ăn dành cho 4 người?

Ẩm thực

23:24:47 06/06/2024
Với 300.000 đồng, bạn có thể chuẩn bị 3 bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho 4 người. Dưới đây là một kế hoạch cụ thể cho ba bữa ăn trong ngày

Giải cứu 80 người di cư trên thuyền gặp nạn ở eo biển Manche

Thế giới

23:11:36 06/06/2024
Theo số liệu của Bộ Nội vụ Anh, trên 7.500 người di cư đã đến Anh bằng thuyền nhỏ trong 4 tháng đầu năm 2024 và đây là mức cao nhất kể từ khi con số này bắt đầu được thống kê.

Tuấn Trần bị ép hôn bạn diễn nam giữa rạp, tiết lộ cách xưng hô "tình tứ" khiến khán giả phát cuồng

Hậu trường phim

23:01:10 06/06/2024
Móng Vuốt là bộ phim điện ảnh Việt hiếm hoi khai thác chủ đề sinh tồn mới có những suất chiếu sớm đầu tiên và nhận về khá nhiều phản hồi tích cực từ khán giả.

"Bà mẹ trẻ nhất Kpop" ly hôn, bỏ 3 con cho chồng cũ nuôi để chạy theo bạn trai mới?

Sao châu á

22:57:50 06/06/2024
Nhiều người thắc mắc về danh tính bạn trai mới của Yulhee. Tuy nhiên, có không ít ý kiến chỉ trích cựu idol bỏ bê 3 con cho chồng cũ nuôi để chạy theo tình mới.

Mắc bệnh tâm thần là do ADN cổ đại quấy phá?

Lạ vui

22:55:46 06/06/2024
Các nhà khoa học phát hiện ADN cổ đại bên trong bộ gien di truyền ở người là thủ phạm gây ra những rối loạn tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực.

Netizen phản ứng trái chiều với tạo hình của Lee Min Ho trong 'Pachinko 2'

Phim châu á

22:54:06 06/06/2024
Cư dân mạng phản ứng trái chiều trước sự xuất hiện của Lee Min Ho trong phần tiếp theo của bộ phim đáng được mong đợi Pachinko.

Bị soi hẹn hò trai đẹp, Hoa hậu Hương Giang có động thái lạ

Sao việt

22:20:37 06/06/2024
Theo đó, thay vì sẽ lên tiếng đính chính về mối quan hệ như mọi khi thì Hoa hậu Hương Giang chỉ cập nhật hình ảnh công việc, không nhắc về chuyện hẹn hò.

'Đà Lạt đêm say' - Một hành trình đa trải nghiệm

Du lịch

21:47:20 06/06/2024
Trong khuôn khổ Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng lần thứ 3 năm 2024 đang diễn ra, tối 4/6, Vietravel chi nhánh Lâm Đồng đã cho ra mắt sản phẩm du lịch mới mang tên Đà Lạt đêm say - Một hành trình đa trải nghiệm.