Thủ tướng phát lệnh khởi công cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị thi công, tư vấn, giám sát, các vấn đề kỹ thuật phải đảm bảo chất lượng cao nhất, không để tình trạng làm trước, hỏng sau, chất lượng kém.
Trước nhu cầu cấp bách về hạ tầng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tháng 4/2019, Thủ tướng đã có lời hứa với 20 triệu người dân ĐBSCL về phát triển hạ tầng giao thông cho khu vực, trước hết là tuyến đường bộ cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, trong đó tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận phải được thông tuyến vào cuối năm 2020 và hoàn thành trong năm 2021. Thực hiện lời hứa đó, Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt Bộ Giao thông vận tải và các địa phương đẩy nhanh tiến độ các dự án này. Và vào sáng nay, (4/1), tại Vĩnh Long, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát lệnh khởi công Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.
Toàn cảnh lễ khởi công . Ảnh: Chanh Tuy
Dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận và Mỹ Thuận-Cần Thơ là những cao tốc thành phần quan trọng của tuyến đường cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cà Mau, nằm trong quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông và chiến lược phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực phía Nam. Sau khi dự án được hoàn thành sẽ kết nối và phát huy hiệu quả các đoạn đường bộ cao tốc đã được đầu tư như Trung Lương – Mỹ Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, kết nối với các khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy chế biến nông sản… trong khu vực. Dự án khi hoàn thành còn khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông trên QL1A đoạn từ Cần Thơ lên Thành phố Hồ Chí Minh, giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá giữa khu vực đầu mối trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với khu vực miền Tây Nam Bộ.
Trong đó, Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ khởi công hôm nay có chiều dài gần 23km, tổng vốn đầu tư 4.826 tỷ đồng, thời gian thi công 2 năm. Tuyến chính đạt tiêu chuẩn đường cao tốc vận tốc thiết kế 100km/h để phù hợp với giai đoạn xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc 6 làn xe , bề rộng nền đường hơn 32m. Giai đoạn 1 phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe , bề rộng nền đường 17m, cầu là 17,5m, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Thứ Trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật báo cáo quá trình triển khai dự án. Ảnh: Chanh Tuy
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là dự án có ý nghĩa chiến lược kết nối từ cầu Mỹ Thuận đến Thành phố Cần Thơ, và như vậy đến năm 2022, tuyến cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận- Cần Thơ sẽ được hoàn thành. Ngay trong năm nay, Chính phủ cũng giao các bộ, ngành chức năng chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khởi công cao tốc từ Thành phố Cần Thơ đến Cà Mau cũng như làm đường cao tốc ven biển của vùng với chiều dài 400km.
Thủ tướng cũng cho biết, thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã bố trí nhiều nguồn lực cho các công trình giao thông, trong đó sẽ khánh thành cao tốc Lộ Tẻ-Rạch Sỏi dài trên 51km, thông xe kỹ thuật và sớm khánh thành cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận; sớm khánh thành hai đường băng mới để giải phóng ách tắc tại các sân bay quốc tế; mặt cầu Thăng Long có yêu cầu kỹ thuật riêng cũng gần được hoàn thành; cầu Cửa Hội kết nối Nghệ An với Hà Tĩnh sẽ được khánh thành thời gian tới. Cầu Mỹ Thuận cũng sẽ sớm hợp long. Các tuyến đường sắt nội đô của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ sớm được khánh thành.
Ông Lữ Quang Ngời, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phát biểu tại lễ khởi công . Ảnh: Chanh Tuy
Bên cạnh đó, sau quá trình chuẩn bị công phu, trách nhiệm cao nhất, những hạng mục đầu tiên của sân bay Long Thành sẽ được khởi công vào sáng mai, 5/1. Trước đó, ngày 6/11/2020 đoạn cao tốc Bắc -Nam đã được khởi công xây dựng.
Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải sớm khởi công tuyến tránh Long Xuyên với số vốn gần 1.500 tỷ đồng.
Thủ tướng, các Phó thủ tướng và lãnh đạo các tỉnh trong khu vực ĐBSCL thực hiện nghi thức khởi công. Ảnh: Chanh Tuy
Thủ tướng cho rằng, nhiều công trình quan trọng trong chiến lược phát triển giao thông cả nước được triển khai hiệu quả giai đoạn này. Đặc biệt phải hoàn thành cho được tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận-Cần Thơ và khánh thành đoạn Mỹ Thuận-Cần Thơ thành vào năm 2022 như cam kết của chủ đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc phát biểu tại lễ khởi công . Ảnh: Chanh Tuy
“Một điều đặc biệt là chúng ta đã chuyển hình thức đầu tư từ BOT sang đầu tư từ ngân sách Nhà nước nhằm giảm chi phí cho đồng bằng sông Cửu Long, nhất là đối với sản phẩm xuất khẩu với lưu lượng lớn vận chuyển qua tuyến đường quan trọng này. Năm nay ngân sách Nhà nước đã chi khoảng 1.000 tỷ và số còn lại là năm sau để hoàn thiện tuyến đường này. Đây là cố gắng rất lớn, thay đổi chủ trương quan trọng để góp phần thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển toàn diện, đồng bộ đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có các công trình quan trọng, kể cả thủy lợi, giao thông chúng ta đã triển khai thời gian qua”- Thủ tướng nói.
Với ý nghĩa của tuyến đường đối với sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long 20 triệu dân, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị thi công, tư vấn, giám sát, các vấn đề kỹ thuật phải đảm bảo chất lượng cao nhất, không để tình trạng làm trước, hỏng sau, chất lượng kém.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm việc với Sở Tư pháp Nghệ An
Chiều 31/21, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã làm việc, gặp gỡ với Sở Tư pháp Nghệ An.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An Hoàng Quốc Hào đã báo cáo một số hoạt động của ngành trong thời gian vừa qua. Năm 2020 đánh dấu nhiều sự kiện nổi bật quan trọng của đất nước.
Hưởng ứng phong trào thi đua năm 2020 với chủ đề: "Toàn ngành Tư pháp đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, thi đua bứt phá, hiệu quả về đích sớm lập thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V", thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được Bộ Tư pháp, tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh giao, ngay từ đầu năm Sở Tư pháp Nghệ An đã phát động phong trào thi đua và tổ chức đăng ký thi đua năm 2020 và đạt được nhiều thành tích nổi bật trên tất cả các lĩnh vực.
Toàn cảnh buổi làm việc
Năm qua, Sở Tư pháp đã góp ý 340 văn bản, thẩm định 73 lượt dự thảo văn bản. Nâng cao vai trò của cơ quan tham mưu UBND các cấp trong công tác xây dựng, ban hành văn bản, cán bộ công chức ngành Tư pháp luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo chất lượng văn bản ngày càng được nâng lên, quy trình thủ tục ban hành văn bản cơ bản tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật đạt được nhiều hiệu quả.
Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An Hoàng Quốc Hào trình bày một số khó khăn của ngành trên địa bàn
Năm qua, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Nghệ An đã thụ lý và thực hiện được 1.011 vụ việc...
Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An đã nêu ra một số khó khăn trên địa bàn thời gian qua. Với đặc thù là địa phương có diện tích rộng nhất cả nước, nhiều huyện miền núi, dân đông, số lượng việc nhiều, trong khi biên chế cắt giảm đã gây ra một số khó khăn nhất định cho cán bộ. Do đó, lãnh đạo Sở Tư pháp Nghệ An đã đề xuất một số vấn đề liên quan đến thể chế, biên chế, cần có sự đồng bộ công nghệ thông tin, phần mềm từ trung ương đến địa phương để thuận lợi cho việc quản lý...
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc chia sẻ những khó khăn của ngành Tư pháp Nghệ An vì có đặc thù riêng. Việc Nghệ An là địa phương có diện tích rộng, đông dân số nên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân càng phải chú trọng. Nghệ An là nôi của các mạng, vì thế vai trò của tư pháp càng có giá trị.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ Sở Tư pháp Nghệ An
"Với 3,3 triệu dân của tỉnh thì các vấn đề hộ tịch, lý lịch, tư pháp... những vấn đề của người dân từ khi sinh đến lúc tử nếu giải quyết ổn thỏa, giải quyết tốt thì người dân sẽ cảm thấy yên tâm, tin tưởng vào chế độ hơn rất nhiều", Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nói.
Thứ trưởng cũng mong Sở Tư pháp phát huy thế mạnh của ngành để trở thành "cánh tay nối dài" trong tầm kiểm soát chung của trách nhiệm, sứ mệnh của cơ quan Tư pháp.
Tăng kết nối, thúc đẩy phát triển Với các dự án đường cao tốc đã và đang được triển khai xây dựng, những năm tới, tính kết nối giao thông giữa Đồng Nai với các địa phương, nhất là các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ được gia tăng. Điều này sẽ tạo ra động lực lớn thúc đẩy sự phát triển về kinh tế...