Dinh dưỡng ngày tết cho người cao tuổi
Người cao tuổi có nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, xương khớp… nên ăn uống cân bằng để cơ thể khỏe mạnh.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, bữa ăn của người cao tuổi trong ngày tết cần đảm bảo đầy đủ chất đạm, chất bột, chất béo để cung cấp năng lượng. Ngoài ra cần ăn đủ rau xanh và hoa quả chín để tăng cường chất xơ, vitamin và chất khoáng như canxi, vitamin D…
Nên dùng bữa như thế nào?
Tuy nhiên, người cao tuổi cần hạn chế dầu, mỡ, đường ngọt để tránh một số bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp…
Người cao tuổi cần hạn chế dầu, mỡ, đường ngọt để tránh một số bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp… Ảnh: Internet
Người cao tuổi cũng không nên ăn mặn, hạn chế ăn đồ muối (tổng lượng muối trong khẩu phần dưới 5 g/người/ngày) giúp phòng tránh một số bệnh tim mạch, huyết áp. Hạn chế ăn đường, đồ ngọt như các loại bánh, mứt, kẹo…
Ăn tăng các thực phẩm giàu canxi như cá, đặc biệt là sữa (mỗi ngày 200-400 ml).
Video đang HOT
Đồng thời, cần đảm bảo chế độ ăn ổn định, ăn 3-4 bữa mỗi ngày. Nên ăn thịt nạc, cá, giò lụa, cơm tẻ.. và các chất đạm có nguồn gốc thực vật như: đậu đỗ, lạc, vừng, đậu phụ, chứa nhiều chất xơ, có tác dụng giữ cholesterol thừa trong ống tiêu hóa, sau đó nó được thải ra ngoài.
Không nên ăn các thức ăn có nhiều mỡ như thịt nấu đông, giò mỡ, giò thủ, thịt mỡ, lòng, mề, gan…
Uống nhiều nước
Ở người cao tuổi cảm giác khát nước giảm đi khiến họ không bổ sung đủ nước cho cơ thể. Do đó cần nhắc nhở người cao tuổi tăng cường uống nước, nên uống nước lọc hoặc nước trà loãng, uống một cốc nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
Người già cũng cần hạn chế uống các loại nước chứa chất kích thích như cà phê, rượu, nước ngọt có ga… Có thể uống rượu vang nhưng chỉ tối đa là một chén nhỏ trong ngày tết để vui cùng gia đình. Người bị gout kết hợp đái tháo đường kiêng hoàn toàn các loại rượu, bia, cà phê, chè…
Hoạt động thể chất
Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, trong dịp tết không chỉ người cao tuổi mà ai cũng tiêu thụ nhiều thực phẩm nhưng lại ít vận động. Do đó người thân nên dặn các cụ ăn đúng bữa, ngủ khoảng 7-8 tiếng và ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng một ngày, ngủ đúng giờ.
Nghỉ ngơi và luyện tập đúng giờ như ngày thường, duy trì chế độ tập thể dục, tập dưỡng sinh hay đi bộ vừa sức để khí huyết được lưu thông; không nên đi xa quá, không đi chơi khuya. Những ngày thay đổi thời tiết, trời rét hay mưa phùn, người cao tuổi nên vận động ở trong nhà.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
Bí quyết chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong dịp cận tết
Theo các bác sĩ của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, càng cận tết, dịch bệnh lại càng có xu hướng bùng phát. Người cao tuổi, người mới ốm dậy chính là những "đối tượng" đầu tiên cần cẩn trọng trong dịp này.
Để có cái tết trọn vẹn nhất, người cao tuổi cần chủ động phòng chống bệnh bằng cách nâng cao sức đề kháng với các bí quyết chăm sóc sức khỏe ngay từ bây giờ.
Một số việc cần lưu ý trong sinh hoạt của người cao tuổi
Thời tiết luôn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người cao tuổi. Nhất là mùa đông hay khi thời tiết thay đổi, người cao tuổi sẽ dễ mắc các căn bệnh cảm cúm, huyết áp, tim mạch... Do vậy, khi đi ra ngoài, họ cần chú ý mặc đủ quần áo ấm, quảng khăn, đi bít tất, nếu không phải là đi xe máy thì nên đội mũ ấm như: Mũ len, mũ vải...
Vệ sinh cá nhân là điều quan trọng và cần làm mỗi ngày nhưng người cao tuổi nên chú ý: Không tắm vào buổi tối muộn, không tắm quá lâu và nên tắm với nước ấm.
Để tăng cường sức đề kháng, người cao tuổi nên tập thể dục 15-20 phút mỗi ngày, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường lưu thông khí huyết vừa tiêu hao lượng calo thừa như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc tập các bài tập đơn giản tại nhà. Việc tập luyện này còn giúp xương khớp dẻo dai, phòng tránh các bệnh xương khớp ở tuổi già.
Tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức dẻo dai cho người cao tuổi (ảnh minh họa)
Cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn
Theo năm tháng, mọi cơ quan trong cơ thể đều lão hóa, sức đề kháng cũng vì thế mà giảm dần. Bên cạnh đó, việc hấp thu thức ăn và dinh dưỡng trong cơ thể cũng không còn được như thời trẻ. Vậy nên, nếu chế độ ăn uống không hợp lý như: Ăn quá no, nhiều dầu mỡ, ăn quá nhiều bữa trong ngày, thêm vào đó sử dụng các chất kích thích: Rượu bia, nước giải khát có gas... quá mức cho phép, không những không bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà còn làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người cao tuổi.
Cơ thể khỏe mạnh là khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Do vậy người cao tuổi không thể bỏ qua: Chất đạm, chất béo, chất xơ... có trong rau củ và các vitamin, chất khoáng, canxi có trong hoa quả tươi. Mỗi bữa ăn nên bổ sung ít nhất 400g-500g rau xanh và 200g-300g hoa quả để cung cấp chất xơ cho cơ thể, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng nóng trong và táo bón. Các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột rất có lợi cho người cao tuổi nhưng không nên lạm dụng.
Với người cao tuổi đang mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường... càng cần phải chú ý trong sinh hoạt, ăn uống, thực hiện nghiêm ngặt theo yêu cầu của bác sĩ để có một cái Tết vui vẻ không những cho bản thân mình mà còn cho cả gia đình, bè bạn.
Dinh dưỡng là một phần thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt với người cao tuổi (ảnh minh họa)
Giải pháp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, bổ sung dinh dưỡng qua ăn uống hàng ngày thôi là chưa đủ, điển hình ở những người mới ốm dậy, người khó hấp thu, sức đề kháng kém... Điều họ cần ngay lúc này một loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng với đầy đủ các chất thiết yếu giúp cung cấp năng lượng cho một ngày dài, không những vậy còn bảo vệ hệ tiêu hóa, tim mạch một cách tối ưu.
Theo SK&ĐS
Ăn uống lành mạnh để sống khỏe, sống vui Chế độ ăn lành mạnh là một trong những yếu tố giúp chúng ta có sức khỏe tốt. Điều đó ai cũng hiểu, nhưng để xây dựng một chế độ ăn lành mạnh không phải ai cũng biết. Ảnh minh họa Hiểu một cách đơn giản, chế độ ăn lành mạnh là sử dụng thực phẩm sạch với tỷ lệ cân bằng 4...