Dinh dưỡng cho trẻ sau mổ teo mật bẩm sinh
Teo mật bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp của gan và đường mật, được đặc trưng bởi sự gián đoạn hoặc thiếu hụt của hệ thống đường mật ngoài gan, dẫn đến cản trở dòng chảy của mật.
Vitamin tan trong dầu – Ảnh minh họa
Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, ở trẻ teo mật bẩm sinh do giảm bài tiết dịch mật xuống ruột và chức năng chuyển hóa, hấp thu của gan bị tổn thương dẫn tới giảm khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu như A,D,E,K và các vi chất sắt, kẽm, canxi . Vì vậy, cần thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin trong chế độ ăn cho trẻ.
Có nhiều vấn đề về dinh dưỡng chúng ta sẽ phải đối mặt sau phẫu thuật, phổ biến nhất là tình trạng chậm lên cân, sự kém hấp thu và rối loạn tiêu hóa. Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng và qua trình hấp thu thức ăn ở trẻ sau mổ teo mật:Trẻ trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, thời gian nằm viện kéo dài sau phẫu thuật, trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng phối hợp, kém hấp thụ thúc ăn do tình trạng ứ mật,…
Một vài chế độ dinh dưỡng gồm thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Với trẻ trong độ tuổi này chỉ nên ăn sữa, chưa nên sử dụng các thực phẩm ăn dặm bổ sung.
Với trẻ còn vàng da, Bilirubin cao trên ngưỡng bình thường nên lựa chọn các sản phẩm sữa có đạm thủy phân và MCT do các sản phẩm này dễ hấp thụ hơn với trẻ.
Với trẻ thoát mật tốt, hết vàng da, Bilirubil trở về giới hạn bình thường, chức năng gan ổn định, tăng cân tốt có thể lựa chọn sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa đạm thủy phân.
Bảng thức ăn giàu Vitamin A cho trẻ (Ảnh: BVCC)
Với trẻ vào độ tuổi ăn dặm (trên 6 tháng tuổi):
Video đang HOT
Lựa chọn thực phẩm đa dạng cho bữa ăn để bé có một bữa ăn đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển tinh thần và thể chất.
Rau củ: Nên chọn các loại rau lá có màu xanh đậm vì sẽ cung cấp thêm cho trẻ nhiều yếu tố vi lượng kẽm, sắt…Bố mẹ nên bổ sung mỗi tuần từ 1 đến 2 bữa các thực phẩm chứa vitamin A và Beta Caroten như bí đỏ, carot, cà chua…. Không nên ăn quá nhiều vì có thể gây chứng vàng da do ứ đọng Beta Caroten.
Trẻ có thể ăn đa dạng các loại Protid có nguồn gốc động vật, hải sản…….đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Với trẻ sau mổ teo mật bẩm sinh nên:
Với trẻ có chức năng gan không tốt nên hạn chế các loại thịt đỏ( thịt bò, thịt trâu, thịt dê, đà điểu…) vì các loại thịt này chứa nhiều acid amin nhân thơm khiến gan phải làm việc nhiều hơn.
Hạn chế dùng mỡ động vật cho bé gây khó tiêu
Không cho bé ăn phủ tạng động vật: lòng lơn, tim , cật, gan lớn
Hạn chế sử dụng các thực phẩm có phẩm mầu, các thực phẩm có chất bảo quản và các thức ăn công nghiệp đóng hộp.
M.Trang
Theo phapluatplus
Mẹ trẻ Hà Nội và trải nghiệm đi đẻ xịn xò ở viện tư hết 22 triệu đồng, sau sinh được phục vụ, chăm sóc "tận răng"
Cơ sở vật chất của bệnh viện tốt, bác sĩ tận tình... những điều này khiến chị Hồng Ngọc rất hài lòng và không hối hận khi lựa chọn sinh nở tại đây.
Ngày càng có nhiều mẹ bầu dành sự quan tâm đến dịch vụ sinh nở ở các viện tư. Tuy giá thành có đắt hơn nhiều so với các viện công, nhưng ở viện tư có những ưu điểm như dịch vụ chăm sóc tốt, bác sĩ, y tá tận tình và không phải chịu cảnh đông đúc, chật chội. Trải nghiệm sinh con ở bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn của chị Hồng Ngọc, 25 tuổi (sống tại Hà Nội) sẽ giúp các mẹ có cái nhìn chi tiết về dịch vụ sinh nở tại đây.
Chọn bệnh viện vì gần nhà, giá cả hợp lý
Chi Hồng Ngọc chia sẻ, ban đầu chị dự định đăng kí sinh ở một bệnh viện tư khác nhưng thấy không hài lòng nên quyết định lựa chọn sinh ở bệnh viện đa khoa Bảo Sơn: "Mình có lên viện tư đó định đặt cọc nhưng hôm đấy lên khá muộn và thấy bên đấy quan tâm không được nhiệt tình nên về suy nghĩ thêm. Có nhiều vấn đề thắc mắc thì liên hệ qua fanpage mãi không có ai giải quyết nên mình tham khảo bệnh viện Bảo Sơn vì 1 phần cũng gần nhà, chi phí hợp lí mà các bạn nhân viên cũng thân thiện.
Theo chị Hồng Ngọc, chị lựa chọn sinh ở bệnh viện đa khoa Bảo Sơn vì gần nhà, chi phí hợp lí.
Mình đăng kí sinh và làm hồ sơ ở tuần thứ 30, vì thăm khám, siêu âm mình đã làm ở chỗ tin tưởng và theo ngay từ đầu, nên ở đây mình chỉ đăng kí gói chuyển dạ chứ không thăm khám từ đầu. Khi làm hồ sơ sinh các mẹ nên đi sớm từ 7h30 - 8h sáng, vì nói là dịch vụ nhưng hôm mình đi rất đông và bà bầu sẽ được ưu tiên siêu âm hết buổi sáng không phải đợi đến chiều mới có kết quả như bên khám bảo hiểm. Khoảng 10h - 10h30 sẽ có kết quả xét nghiệm, vì sáng mình phải nhịn nữa nên đi sớm làm sớm rồi ăn nhẹ cho đỡ tụt huyết áp".
Sau sinh được bác sĩ chăm sóc "tận răng"
"Ban đầu mình dự sinh thường, nhưng về sau phải chuyển sang đẻ mổ. Sinh xong em bé được da tiếp da với mẹ khoảng 10-15 phút. Mình thấy vết mổ được khâu rất đẹp, không lộ. Bác sĩ mổ rất mát tay, mình không phải mất thêm chi phí chọn bác sĩ.
Bé sinh xong sẽ được tiêm vitamin K, viêm gan B và về phòng với người nhà trước. Còn mẹ sinh mổ sẽ nằm phòng riêng theo dõi khoảng 4 tiếng thì mới được về với con. Đến giờ chăm sóc các bác sĩ, y tá làm rất chu đáo: vệ sinh vết khâu, kiểm tra sức khoẻ, có y tá sẽ phụ các việc cá nhân cho mẹ và em bé. Lao công dọn dẹp, lau chùi tủ đồ, thay ga giường hàng ngày. Ăn uống được miễn phí 3 bữa chính và 1 bữa đêm.
Bữa cơm bệnh viện chuẩn bị cho sản phụ.
Hàng ngày em bé được tắm vào buổi sáng, mẹ thì được các cô vệ sinh cho ngày 2 lần, nếu không đi vệ sinh được các cô còn mang bô tận nơi hỗ trợ cho đi vệ sinh tại giường. Có cô hộ lí tên Sinh rất mát tay trong gọi sữa về, ngày thứ 2 ở viện cô sang ấn day 1 lúc là sữa của mình về ào ạt luôn dù là sinh mổ, tuy không phải quá nhiều nhưng đủ cữ cho bé ti. Nói chung bác sĩ, y tá ở đây rất nhiệt tình, nhẹ nhàng.
Số mình cũng may mắn nên là 1 phòng tối đa cho 2 sản phụ thì cả 4 ngày ở viện mình đều ở 1 mình 1 phòng, dù có mấy trường hợp chuyển đồ vào phòng rồi lại chuyển ra phòng khác.
Phòng ở bệnh viện khá rộng và thoáng.
Khi đi đẻ các mẹ không phải mang quá nhiều đồ, chỉ cần chuẩn cho bản thân: cốc thìa, 1 bộ quần áo khi ra viện. Cho bé: bỉm con (đề phòng bé đi nhiều chứ ở viện cũng cho 20 bỉm em bé), khăn xô, giấy ướt, bình sữa, sữa (nếu muốn dùng loại khác), 1 bộ quần áo khi ra viện. Ở viện mẹ và bé đều mặc đồ ở viện.
Ngoài những điểm cộng trên thì vẫn có điểm trừ, đó là dịch vụ siêu âm. Khi siêu âm, bác sĩ đưa thông tin hơi ít. Sinh lần đầu mà bác sĩ không nói thì biết sao được tình trạng con mình như thế nào, nếu không hỏi thì cũng không biết con bị rau quấn cổ hay con đang bao nhiêu cân?
Quà ra viện của chị Hồng Ngọc.
Về chi phí ban đầu mình chọn gói chuyển dạ sinh thường có giá 18 triệu, nhưng đăng kí đúng đợt khuyến mãi 33% nên còn khoảng 12 triệu, về sau chuyển sang mổ thì thêm 10 triệu tiền chuyển gói. Sinh mổ được lưu trú tại viện 3 ngày, nhưng sức khỏe mình yếu nên ở thêm 1 ngày là 4 thì tiền phòng giường và ăn là thêm 1,8 triệu/ngày. Nhà mình đăng kí lấy máu gót chân, xét nghiệm 5 bệnh hết 800 nghìn đồng. Tổng chi phí tất cả (trừ thuốc thang mua ngoài) cho sinh mổ của mình hết khoảng 21,7 triệu (đã trừ bảo hiểm là 2,4 triệu)".
Theo Helino
Nước ngô rất tốt nhưng không phải ai uống cũng 'lành', cẩn thận không nhập viện Nước ngô được khá nhiều người ưa thích sử dụng. Thế nhưng không phải ai cũng uống được loại nước này, đặc biệt đối với thai phụ chỉ nên uống nước râu ngô 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng. Ảnh minh họa: Internet Công dụng tuyệt vời của nước râu ngô: Hỗ...